Website của bạn xuất hiện trên các công cụ tìm kiếm là điều vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, để đạt được điều đó, các trang web của bạn phải được thu thập dữ liệu và lập chỉ mục đúng cách. Đây là những bước nền tảng của SEO, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thực sự chú ý đến. Bài viết này, MangoAds sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình thu thập dữ liệu và lập chỉ mục, cũng như khám phá 13 bước cụ thể để giúp website của bạn nổi bật hơn trên Google và thu hút nhiều khách hàng tiềm năng.
1. Tầm quan trọng của việc cải thiện khả năng crawl và index
Crawl và index là hai yếu tố cơ bản nhưng vô cùng quan trọng trong SEO, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hiển thị và thứ hạng của trang web trên các công cụ tìm kiếm.
1.1. Crawling là gì?
Crawling (quá trình thu thập dữ liệu) là giai đoạn khám phá mà trong đó các công cụ tìm kiếm triển khai các Googlebot (thường được gọi là bot thu thập dữ liệu) để tìm kiếm và cập nhật nội dung mới. Dạng nội dung có thể rất đa dạng – từ trang web, hình ảnh, video, đến tài liệu PDF,... Tuy nhiên, ở bất kể định dạng nào, phần lớn nội dung được phát hiện thông qua các liên kết.
Hình 1: Quá trình thu thập dữ liệu được phát hiện thông qua các liên kết (Nguồn: Internet)
1.2 Index là gì?
Index, hay còn gọi là quá trình lập chỉ mục, là việc công cụ tìm kiếm thu thập dữ liệu từ các trang web trên internet, sau đó phân tích, đánh giá và lưu trữ chúng vào cơ sở dữ liệu.
Mục đích của việc lập chỉ mục là để xác nhận sự hiện diện của thông tin trên trang web. Chỉ khi trang web được lập chỉ mục thì người dùng mới có thể tìm kiếm và truy cập thông tin từ nó thông qua các công cụ tìm kiếm.
Hiện nay, lập chỉ mục đóng vai trò quan trọng trong SEO. Hiểu rõ về quá trình này và cách để trang web được lập chỉ mục nhanh hơn sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện hiệu quả SEO cho website.
Hình 2: Quá trình lập chỉ mục (Nguồn: Internet)
1.3. Ảnh hưởng của việc không được index lên thứ hạng tìm kiếm
Việc không được index có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho chiến lược SEO của bạn. Các trang không được index sẽ không xuất hiện trong kết quả tìm kiếm và có thể gây lãng phí thời gian và tài nguyên trong việc tạo nội dung. Nếu Google không thể tìm thấy và hiểu được trang của bạn, nội dung trên đó sẽ không có giá trị đối với người tìm kiếm.
Một vấn đề khác là nếu quá nhiều trang của bạn không được index, Google có thể đánh giá website của bạn kém chất lượng, dẫn đến việc giảm hạng trên các trang kết quả tìm kiếm. Ngược lại, cải thiện khả năng crawl và index sẽ tăng cường khả năng hiển thị và nâng cao độ tin cậy và chất lượng của website trong mắt Google.
2. 13 bước tối ưu hóa khả năng thu thập dữ liệu và lập chỉ mục
Bước 1: Cải thiện tốc độ tải trang
Tốc độ tải trang bên cạnh việc đóng vai trò một quan trọng đối với trải nghiệm người dùng nó còn ảnh hưởng đến khả năng crawl của bot tìm kiếm. Thông thường, Google luôn ưu tiên những trang web có tốc độ tải nhanh hơn vì chúng mang lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng.
Ngoài ra, các trang có tốc độ tải chậm có thể khiến bot mất nhiều thời gian hơn để thu thập dữ liệu, thậm chí có thể bỏ qua một số phần của trang.
Để tăng tốc độ tải trang, bạn có thể áp dụng một số biện pháp như nâng cấp máy chủ, giảm thiểu kích thước các tệp tin CSS, JavaScript và HTML, nén hình ảnh và sử dụng các định dạng phù hợp (ví dụ: JPEG cho hình ảnh chụp, PNG cho đồ họa có nền trong suốt).
Bên cạnh đó, việc sử dụng bộ nhớ cache trình duyệt để lưu trữ các tài nguyên thường xuyên truy cập cục bộ trên thiết bị người dùng cũng là một giải pháp hiệu quả.
Bước 2: Đo lường và tối ưu hóa Core Web Vitals
Core Web Vitals là một tập hợp các chỉ số đánh giá trải nghiệm người dùng, được Google coi là yếu tố quan trọng để xếp hạng website bao gồm các chỉ số Largest Contentful Paint (LCP), Interaction To Next Paint (INP), và Cumulative Layout Shift (CLS).
Bạn có thể sử dụng các công cụ như Google Search Console, PageSpeed Insights, hoặc Lighthouse để kiểm tra và tối ưu hóa trang web.
Hình 3: các chỉ số đánh giá trải nghiệm người dùng (Nguồn: Internet)
Bước 3: Quản lý hiệu quả ngân sách thu thập dữ liệu (Crawl Budget)
Ngân sách thu thập dữ liệu là số lượng trang mà Google sẽ crawl trên website của bạn trong một khoảng thời gian nhất định. Ngân sách này bị ảnh hưởng bởi kích thước, độ phổ biến và sức khỏe tổng thể của trang web. Nếu website của bạn có quá nhiều trang, bạn cần tối ưu để đảm bảo Google có thể crawl và index các trang quan trọng nhất.
- Tối ưu cấu trúc trang web: Đảm bảo cấu trúc rõ ràng, dễ điều hướng.
- Loại bỏ nội dung trùng lặp: Tránh lãng phí tài nguyên crawl.
- Sử dụng robots.txt: Chặn bot truy cập vào các trang không cần thiết, như trang admin.
- Cập nhật sitemap XML: Đảm bảo Google biết đến các trang quan trọng.
Bước 4: Cải thiện cấu trúc liên kết nội bộ
Cấu trúc liên kết nội bộ (internal link) đóng vai trò then chốt trong việc giúp các bot tìm kiếm dễ dàng di chuyển giữa các trang trên website của bạn. Một cấu trúc liên kết tốt sẽ đảm bảo rằng bot có thể thu thập dữ liệu từ tất cả các trang quan trọng mà không bỏ sót.
Loại liên kết này ngoài khả năng cải thiện crawl chúng còn tăng tính mạch lạc và hợp lý cho cấu trúc của trang web. Khi web của bạn có một cấu trúc liên kết logic và hợp lý người dùng sẽ dễ dàng tìm thấy thông tin, và trải nghiệm của họ sẽ được cải thiện. Vì vậy, bạn cần đảm bảo rằng trang chủ của bạn liên kết với các trang con quan trọng, và các trang con này lại liên kết với những trang sâu hơn để liên kết nội bộ được tối ưu.
Ngoài ra, bạn nên kiểm tra và sửa chữa các liên kết gãy (broken links), vì các liên kết này có thể cản trở quá trình crawl của bot tìm kiếm và tạo ra trải nghiệm không tốt cho người dùng.
Bước 5: Gửi sơ đồ trang web (sitemap) đến Google
Sitemap, hay còn gọi là sơ đồ trang web, là một tệp tin chứa danh sách tất cả các trang trên website của bạn mà bạn muốn công cụ tìm kiếm thu thập. Do đó, sử dụng sitemap là một cách hiệu quả để giúp các bot tìm kiếm phát hiện và thu thập dữ liệu từ các trang web quan trọng một cách nhanh chóng.
Bạn có thể gửi sitemap của mình lên Google Search Console bởi công cụ này sẽ giúp bạn đảm bảo rằng Google biết đến tất cả các trang trên trang web của bạn, đặc biệt là các trang mới hoặc đã được cập nhật. Điều này cực kỳ quan trọng đối với các website có cấu trúc phức tạp hoặc thường xuyên thêm mới nội dung.
Bước 6: Cập nhật và kiểm tra file robots.txt
Robots.txt là một tệp tin văn bản đơn giản nằm ở thư mục gốc của trang web, chứa các chỉ dẫn cho bot tìm kiếm về việc chúng nên thu thập dữ liệu các trang nào và bỏ qua những trang nào. Tệp này giúp bạn kiểm soát lưu lượng bot truy cập vào trang web của mình, tránh làm quá tải hệ thống.
Tuy nhiên, nếu cấu hình sai, tệp robots.txt có thể dẫn đến việc các trang quan trọng bị chặn khỏi quá trình crawl và index. Vì vậy, bạn cần kiểm tra kỹ tệp robots.txt để đảm bảo rằng bạn không vô tình ngăn bot truy cập các trang mà bạn muốn chúng thu thập dữ liệu.
Hình 4: Cập nhật và kiểm tra file robots.txt (Nguồn: Internet)
Bước 7: Sử dụng thẻ canonical hiệu quả
Canonical là thẻ giúp chỉ định cho Google biết trang nào là trang chính khi có nhiều trang có nội dung tương tự hoặc trùng lặp. Hoạt động này giúp tránh các vấn đề liên quan đến nội dung trùng lặp và đảm bảo rằng các trang quan trọng được ưu tiên index.
Hình 5: Sử dụng thẻ canonical hiệu quả (Nguồn: Internet)
Mặc dù thẻ này khá hữu ích, nhưng nếu cấu hình thẻ không chính xác, bạn có thể gặp phải các vấn đề như trang bị nhầm lẫn là trang trùng lặp hoặc các trang không quan trọng được ưu tiên hơn trang chính. Vậy nên, việc sử dụng công cụ kiểm tra URL để xác định và loại bỏ các thẻ canonical không đúng là điều cần thiết.
Bước 8: Thực hiện kiểm tra tổng thể website (Site Audit)
Audit là quá trình kiểm tra tổng thể toàn bộ website để phát hiện ra các lỗi có thể ảnh hưởng đến khả năng crawl và index của trang web. Các công cụ như Google Search Console, Screaming Frog hay Semrush có thể giúp bạn phân tích trang web, xác định các lỗi như trang không được index, lỗi liên kết hoặc nội dung trùng lặp.
Audit website không chỉ giúp bạn phát hiện ra các lỗi mà còn cung cấp thông tin chi tiết về tình trạng sức khỏe SEO của trang web. Thực hiện audit định kỳ sẽ giúp bạn nhanh chóng phát hiện và khắc phục các vấn đề trước khi chúng ảnh hưởng đến thứ hạng của website.
Bước 9: Loại bỏ nội dung trùng lặp
Nội dung trùng lặp có thể gây ra sự lãng phí trong ngân sách crawl, khiến bot tìm kiếm không thể tập trung vào các trang quan trọng. Hơn nữa, nội dung trùng lặp còn làm giảm chất lượng website trong mắt Google.
Để khắc phục vấn đề này, hãy kiểm tra và loại bỏ các trang có nội dung tương tự hoặc sử dụng thẻ canonical để hợp nhất tín hiệu từ các trang trùng lặp về một trang duy nhất.
Bước 10: Loại bỏ chuỗi chuyển hướng (Redirect Chains)
Chuỗi chuyển hướng và chuyển hướng nội bộ không cần thiết có thể làm giảm tốc độ crawl và gây ra các vấn đề phức tạp trong quá trình thu thập dữ liệu của bot tìm kiếm. Chuỗi chuyển hướng xảy ra khi một trang chuyển hướng đến một trang khác, sau đó lại chuyển hướng đến một trang khác nữa. Quá trình này có thể khiến bot tìm kiếm mất thời gian và công sức khi cố gắng thu thập dữ liệu từ các trang đó.
Kiểm tra và loại bỏ chuỗi chuyển hướng là một bước quan trọng để đảm bảo bot tìm kiếm có thể thu thập dữ liệu một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Hình 6: Loại bỏ chuỗi chuyển hướng (Nguồn: Internet)
Bước 11: Sửa các liên kết bị hỏng (Broken Links)
Liên kết gãy không chỉ tạo ra trải nghiệm không tốt cho người dùng mà còn làm gián đoạn quá trình thu thập dữ liệu của bot tìm kiếm. Nếu bot gặp phải liên kết gãy, nó sẽ không thể tiếp tục thu thập dữ liệu từ các trang khác liên quan, gây ảnh hưởng đến khả năng crawl của toàn bộ website.
Chính vì lí do này nên hoạt động kiểm tra và sửa chữa liên kết gãy thường xuyên sẽ giúp duy trì khả năng crawl ổn định và đảm bảo rằng không có trang quan trọng nào bị bỏ qua.
Hình 7: Sửa các liên kết bị hỏng (Nguồn: Internet)
Bước 12: Sử dụng IndexNow để tăng tốc độ lập chỉ mục
Là một giao thức, IndexNow mới giúp các website thông báo trực tiếp cho công cụ tìm kiếm mỗi khi có nội dung mới được cập nhật hoặc thay đổi. Thay vì phải chờ đợi bot tự phát hiện những thay đổi này, IndexNow cho phép các công cụ tìm kiếm như Bing, Yandex nhanh chóng nhận diện và index trang mới. Điều này đặc biệt hữu ích đối với các website có nội dung động, như các trang thương mại điện tử, tin tức, hoặc blog có nhiều bài viết mới. Có thể thấy, việc sử dụng IndexNow giúp đảm bảo nội dung của bạn luôn được cập nhật và hiển thị trên các kết quả tìm kiếm sớm hơn.
Bước 13: Triển khai dữ liệu có cấu trúc (Structured Data)
Structured data là một định dạng chuẩn giúp cung cấp thông tin rõ ràng về nội dung trang web. Bằng cách sử dụng structured data, bạn có thể giúp công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về nội dung của bạn và hiển thị nó dưới dạng rich results, chẳng hạn như các đoạn trích nổi bật, carousel, hay bảng kiến thức.
Để triển khai structured data, bạn có thể sử dụng các công cụ như Google’s Rich Results Test hoặc Schema.org Validator để kiểm tra và đảm bảo rằng structured data của bạn được cấu hình chính xác.
3. Lợi ích khi cải thiện khả năng crawl và index
3.1. Tăng thứ hạng tìm kiếm
Khi trang web của bạn được tối ưu khả năng crawl và index, nội dung sẽ dễ dàng được Google hiểu và đánh giá cao. Điều này giúp trang web có cơ hội xuất hiện cao hơn trên các kết quả tìm kiếm, từ đó tăng lượng truy cập tự nhiên và cải thiện thứ hạng tìm kiếm.
3.2. Cải thiện trải nghiệm người dùng
Bên cạnh việc tăng khả năng hiển thị, các biện pháp tối ưu như tăng tốc độ tải trang, cải thiện cấu trúc liên kết nội bộ và khắc phục lỗi liên kết cũng mang lại lợi ích cho người dùng. Trải nghiệm người dùng tốt không chỉ giữ chân khách hàng lâu hơn mà còn là yếu tố được Google đánh giá cao, góp phần nâng cao thứ hạng tìm kiếm của website.
4. Kết luận
Tối ưu hóa thu thập dữ liệu và lập chỉ mục không phải là một nhiệm vụ thực hiện một lần mà cần được theo dõi và điều chỉnh thường xuyên. Thực hiện đầy đủ 13 bước MangoAds hướng dẫn, bạn sẽ giúp website trở nên thân thiện hơn với công cụ tìm kiếm và cung cấp trải nghiệm tốt hơn cho người dùng.
Xem thêm:
>>> Cách tối ưu Google Crawl và Index để tăng thứ hạng và traffic