Xu hướng phát triển của website và app cao cấp trong năm 2021
31/07/2021 - Vy Hoang Cong Nhut
Vì sao con người lại mua sắm các sản phẩm cao cấp? Lý do chính đó là “niềm hạnh phúc” và “niềm vui” có được khi họ mua một chiếc túi Gucci hay một chiếc đầm đen Chanel. Thương mại điện tử cao cấp chiếm 17% doanh thu của ngành và theo nhận định sẽ tăng tới 58 tỷ đô vào năm 2022.
Các thương hiệu cao cấp và hiện đại nên cung cấp cho khách hàng một phần mềm đáp ứng được sự kỳ vọng của họ. Từ đó khách hàng có thể thấy được trang web của thương hiệu hay mobile app phát triển riêng cho thương hiệu đó là chìa khoá cho thành công của các thương hiệu cao cấp.
Trong bài viết này, bạn sẽ biết được lý do vì sao các thương hiệu cao cấp cần có một app hay website đáp ứng xu hướng hiện nay.
Lý do bạn nên đầu tư vào web và app cho dòng sản phẩm cao cấp
Dưới đây là những lợi ích bạn sẽ nhận được khi phát triển mobile app cho thương hiệu cao cấp:
Nhận diện thương hiệu. Nghiên cứu chỉ ra rằng hơn 80% doanh số của các sản phẩm cao cấp bị ảnh hưởng bởi các kênh Digital. Các app hay website với các tính năng độc đáo sẽ là một điểm cộng thêm trong hành trình mua sắm của khách hàng. Một app cài đặt trên smartphone sẽ là một kênh thông tin hiệu quả thông báo cho khách hàng về những bộ sưu tập mới. Các app thường thu hút được thế hệ Y hoặc Z - nhóm khách hàng có nhu cầu mua sắm lớn. Một báo cáo gần đây cho thấy thế hệ Y đóng góp 67% chi tiêu mua sắm các dòng sản phẩm cá nhân cao cấp.
Lòng trung thành của khách hàng. Các thương hiệu cao cấp đều muốn xây dựng những mối quan hệ sâu sắc và ý nghĩa với khách hàng của họ. Điều này có nghĩa là thương hiệu nên đưa ra những điểm nổi trội khác ngoài việc trưng bày catalog sản phẩm trong một trang web mua sắm cao cấp nào đó. Hãy cân nhắc bổ sung tính năng AI hay ML chẳng hạn như tìm kiếm sản phẩm thông qua tính năng nhận diện hình ảnh. Bằng cách này, bạn sẽ cung cấp giá trị nhiều giá trị, uy tín và trải nghiệm khách hàng độc đáo.
Doanh số từ các kênh Digital. Các web app hay mobile app thúc đẩy tăng trưởng doanh số của các sản phẩm và nhà cung cấp dịch vụ cao cấp. Mối quan tâm này không chỉ ở mặt hàng quần áo mà còn cả trong ngành dịch vụ khách hàng. Nhờ vào các mobile app cao cấp, công ty của bạn có thể kiếm thêm một khoản lợi nhuận từ các kênh kỹ thuật số.
Xu hướng thiết kế trang web cao cấp năm 2021
Khi thiết kế web cho dòng sản phẩm cao cấp, bạn cần cân nhắc các khuynh hướng sau:
- Bảng màu đơn giản
Bảng màu cơ bản như trắng, đen và vàng thường được sử dụng trong các danh thiếp của tất cả các thương hiệu cao cấp. Xu hướng thiết kế trang web cao cấp này không có chiều hướng thay đổi trong năm 2021. Để bạn có cái nhìn về thiết kế web cao cấp, hãy cùng tham khảo trang web của Rolex. Nền trắng và việc lược bỏ bớt các yếu tố nhỏ lẻ giúp khách hàng tập trung nhiều hơn vào sản phẩm.
Hình 1: Nên sử dụng nền trắng đơn giản để người xem tập trung vào sản phẩm
- Hình ảnh với độ phân giải cao
Hầu hết các thương hiệu cao cấp chú trọng vào phần hình ảnh trong catalog sản phẩm. Do đó, hình ảnh sản phẩm có chất lượng cao là xu hướng mà web cao cấp cần cân nhắc. Chẳng hạn, trang sản phẩm của Louis Vuitton hiển thị hình ảnh có độ phân giải cao và chức năng phóng lớn. Nhờ vậy, khách hàng có thể quan sát được toàn bộ chi tiết của chiếc túi trước khi họ quyết định mua nó.
- Cá nhân hoá trải nghiệm mua sắm
Hình 2: Nên cung cấp hình ảnh rõ nét chi tiết để khách hàng dễ chọn lựa
Khi mua dòng sản phẩm cao cấp online, khách hàng cần sự giúp đỡ từ đại diện thương hiệu. Bạn cần tạo các chức năng như live chat hoặc cho phép khách hàng đặt lịch gọi với một chuyên gia. Hãy xem cách mà Tiffany sử dụng xu hướng của cửa hàng online cao cấp này.
Hình 3: Trang web có mục đặt lịch gọi, bạn có thể đặt lịch gọi và được tư vấn bởi đại diện của nhãn hàng
Các xu hướng công nghệ tạo nên một web hoặc app cao cấp
Dưới đây là tập hợp các giải pháp công nghệ hàng đầu bạn nên cân nhắc cho các mobile app hoặc web cao cấp.
Trải nghiệm bán hàng đa kênh
Đa phần việc mua sắm các dòng sản phẩm cao cấp thường bắt đầu trên Internet. Người mua ưu tiên tìm hiểu sản phẩm thông qua các mobile app và web. Sau đó họ ghé đến các cửa hàng để xem, cảm nhận và dùng thử sản phẩm. Trong trường hợp này, trải nghiệm bán hàng đa kênh cao cấp là cần thiết.
Vì thế, để tránh tình trạng sản phẩm có trên các mobile app nhưng thực tế thì lại hết hàng, bạn nên cân nhắc thêm nút “Tìm trong cửa hàng” để dẫn người dùng đến trang mua sắm cao cấp online, như Louis Vuitton đã làm. Người dùng nhập địa chỉ và mã bưu điện để xem danh sách các cửa hàng có sản phẩm họ cần mua.
Hình 4: Khách có thể dùng mã bưu điện để tra cứu danh sách cửa hàng trong vùng
Công nghệ AR
Tận dụng thực tế ảo trong các mobile app cho phép khách hàng của bạn đeo thử đồng hồ hay trang sức cao cấp. Ví dụ có thể kể đến đó là Panerai, một hãng sản xuất đồng hồ Thuỵ Sĩ đã sử dụng AR trong mobile app của họ. Ứng dụng thương hiệu cao cấp sử dụng công nghệ AR này cho phép bạn khám phá một cách cặn kẽ nhiều mẫu đồng hồ. Nếu bạn muốn đeo thử, hãy để camera của thiết bị điện thoại lên vị trí muốn đeo thử đó và đồng hồ Panerai sẽ xuất hiện trên cổ tay bạn.
Hình 5: Đeo thử đồng hồ, thử mỹ phẩm online là những tính năng mới rất thú vị
Chatbot
Các thương hiệu cao cấp hiện đại nên cung cấp cho khách hàng một trải nghiệm mua sắm được thiết kế cho từng cá nhân riêng biệt. Cách tốt nhất để làm được điều này đó là tận dụng chatbot. Những thương hiệu cao cấp như Burberry, Tommy Hilfiger, Richemont's Jaeger-LeCoultre đã ứng dụng chiến lược chatbot này. Nhờ chatbot, khách hàng khám phá sản phẩm, nhận được những tư vấn phù hợp và thậm chí sẽ đặt hàng.
Hình 6: Hộp thoại là nơi mà bạn có thể cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm cho khách hàng
Mobile app cho các chuyên gia
Nếu bạn sở hữu một thương hiệu sản phẩm làm đẹp cao cấp, hãy nghĩ tới một mobile app giúp ích cho các chuyên gia làm đẹp. Ứng dụng Nioxin Consultation là một ví dụ trong số đó. App này được phát triển cho Nioxin, một thương hiệu phụ của Coty Inc. Công ty đạt doanh thu ròng 9.4 tỷ đô la Mỹ và chuyên về mảng làm đẹp này sở hữu gần 77 thương hiệu, bao gồm Dolce & Gabbana.
Hình 7: Mobile app cung cấp thêm nhiều tính năng mua sắm cá nhân cho khách hàng
Ứng dụng chăm sóc tóc cao cấp này giúp các chuyên gia làm đẹp tìm được sản phẩm phù hợp nhất với khách hàng của họ. Ứng dụng tích hợp công nghệ nhận diện hình ảnh. Nó phân tích tình trạng tóc của khách hàng và gợi ý sản phẩm phù hợp nhất. Ứng dụng cũng cung cấp số liệu thống kê để theo dõi tình trạng tóc theo thời gian.
Giải pháp kỹ thuật số cho tất cả các phân khúc cao cấp
Dưới đây là danh sách những ví dụ tiêu biểu về các ứng dụng điện thoại tốt nhất đến từ nhiều mảng sản phẩm và dịch vụ cao cấp khác nhau.
Dòng sản phẩm cao cấp cá nhân
Phân khúc này bao gồm ngành thời trang, mỹ phẩm, nước hoa, đồng hồ, trang sức, va ly và túi xách. Thương hiệu đi đầu trong ngách này là LVMH (Louis Vuitton Moet Hennessy) với giá trị thương hiệu đạt 47.2 tỷ đô la Mỹ, theo sau là Chanel (37 tỷ đô), Hermes (30.97 tỷ đô), Gucci (25.27 tỷ đô) và Rolex (8.39 tỷ đô).
Louis Vuitton là một nhánh của thương hiệu LVMH. Dưới đây là các giải pháp công nghệ cao trong ứng dụng mua hàng cao cấp của hãng:
- Catalog sản phẩm LV với nhiều bộ sưu tập mới, kích thước và giá cả
- Tài khoản cá nhân MyLV với góp ý về sản phẩm, đơn hàng, sở thích và nội dung hiển thị được cá nhân hoá
- LV Finder cho phép bạn tìm kiếm các sản phẩm Louis Vuitton thông qua công cụ tìm kiếm nhận diện hình ảnh
- Horizon Connected Luggage theo dõi hành lý của bạn trên bản đồ ứng dụng LV thông qua thiết bị GPS được tích hợp
- Tambour Horizon Connected Watch cá nhân hoá giao diện đồng hồ Tambour Horizon của bạn với thiết kế độc đáo
Hình 8: Cá nhân hóa mọi trải nghiệm cho khách hàng trên app của Louis Vuitton
Tiếp đón khách cao cấp
Thị trường ngách của dịch vụ tiếp đón khách cao cấp được dự đoán sẽ đạt ngưỡng 20,442 triệu đô trước năm 2022 hiện đang hưởng lợi từ sự phát triển của web và mobile app. Lý do thì rất đơn giản, con người sẵn sàng chi trả nhiều hơn để có được sự thoải mái nhất khi đi du lịch. Do đó, để đáp ứng nhu cầu của nhóm khách hàng cao cấp này, chủ các khách sạn hay trung tâm spa hạng sang nên phát triển ứng dụng đặt hẹn gồm nhiều tính năng. Ứng dụng du lịch cao cấp điển hình Marriott Bonvoy là một ví dụ. Ứng dụng này bao gồm các chức năng sau:
- Tài khoản Bonvoy được tích hợp Apple Wallet, Member Card và lịch sử hoạt động của tài khoản
- Dịch vụ tìm kiếm và đặt chỗ ở
- Thực hiện thủ tục nhận phòng bằng di động để đăng ký tại khách sạn
- Mở khoá bằng điện thoại giúp lược bỏ thủ tục tại quầy lễ tân
- Gửi yêu cầu bằng điện thoại cho các dịch vụ phụ thêm
- Chat trực tuyến với đại diện khách sạn để giải quyết các vấn đề phát sinh
Hình 9: Ứng dụng chào đón khách hàng cao cấp của Marriott Bonvoy
Dòng xe cao cấp
Theo một nghiên cứu mới cho thấy, thị trường cho dòng xe cao cấp sẽ tăng từ 423,000 triệu đô la Mỹ trong năm 2019 và đạt 611,300 triệu đô la Mỹ vào năm 2024. Các hãng sản xuất dòng xe cao cấp đã dịch chuyển từ việc bán hàng online sang xây dựng một cộng đồng vững mạnh thông qua ứng dụng. Maserati đã thành công trong việc phát triển mobile app cao cấp cho các chủ xe. Hãy cùng đi sâu tìm hiểu các tính năng của ứng dụng này.
- Mục Grand Tour cho bạn biết lịch sử đằng sau thương hiệu và của từng mẫu xe
- Tài khoản cá nhân cho phép bạn kiểm tra tình trạng xe và cập nhật bản tin Trident mới nhất
- Mục Maserati Owner bao gồm đặt lịch kiểm tra xe online với dịch vụ hỗ trợ khẩn cấp 24/7, 365 ngày một năm
Một ngách của xe cao cấp đầy hứa hẹn khác là dịch vụ taxi cao cấp theo nhu cầu. Dịch vụ này dành cho những người giàu thường xuyên đi du lịch và muốn trải nghiệm cảm giác ngồi trên những chiếc siêu xe hạng sang. Taxi cao cấp là một phân khúc mới nhưng đã trở nên phổ biến ở các thành phố lớn như London. Một ví dụ về app taxi cao cấp là ứng dụng được phát triển cho một công ty startup ở London. Bãi đậu xe của công ty này chỉ có những chiếc siêu xe như Lamborghini, Gelentwagen và các dòng xe cao cấp khác. Giống như mô hình Uber, khách hàng gọi taxi cao cấp đưa đến một bữa tiệc hay một sự kiện quan trọng mà không cần phải thuê xe.
Hình 10: Ứng dụng trên di động của hãng Mazerati
Phi cơ và du thuyền tư nhân
Ngoài xe và khách sạn, dịch vụ cao cấp cũng bao gồm việc thuê du thuyền và phi cơ tư nhân.
Nhờ vào mô hình kinh doanh theo nhu cầu, bạn có thể sử dụng ứng dụng để thuê một chiếc phi cơ. Ứng dụng đặt phi cơ Victor Private Jet Charter là một ví dụ. App này cung cấp những dịch vụ sau cho người dùng:
- Mục tìm kiếm bao gồm hơn 7000 phi cơ tư nhân cho một trải nghiệm thuê lại phi cơ cá nhân trọn vẹn
- Mục so sánh để chọn đúng máy bay và người lái với đúng mức giá
- Tính năng đặt lịch bay và ước tính chi phí trong ứng dụng giúp bạn tìm được máy bay phù hợp nhất
- So sánh thực tế máy bay và người lái để chọn được đúng máy bay và người lái với mức giá cạnh tranh
- Hỏi báo giá ngay trong ứng dụng và nhận được thông tin về chuyến bay sau khi ứng dụng tìm kiếm phi cơ có sẵn phù hợp nhất với bạn
- Đặt máy bay và trả phí thông qua cổng thanh toán tích hợp
Hình 11: App của Victor Private Jet Charter
Thuê du thuyền là loại hình dịch vụ cao cấp phổ biến khác cũng đang có nhu cầu cao. Với lý do này, ứng dụng đặt thuyền sẽ mang thêm nhiều khách hàng tới cho bạn. Ví dụ tốt nhất cho ứng dụng đặt thuyền là GetMyBoat. Người dùng có thể đặt thuyền và thanh toán ngay trong app.
Ngoài tính năng đặt thuyền, người dùng có thể sử dụng GetMyBoat cho những dịch vụ sau:
- Thuê phà
- Thuê mô tô nước
- Thuê nhà nổi
- Cho thuê lại tàu hai thân Catamaran
- Cho thuê tàu để tổ chức tiệc
và các dịch vụ khác
Hình 12: Ứng dụng thuê tàu GetMyBoat
Ứng dụng du thuyền theo nhu cầu hoạt động như một marketplace. Nghĩa là ứng dụng này bao gồm ba phần: giao diện cho người dùng, giao diện cho chủ du thuyền hay máy bay và giao diện cho quản trị viên. Chi phí xây dựng một ứng dụng cao cấp cho việc đặt taxi dao động từ 80,000 đô tới 150,000 đô cho một nền tảng trên điện thoại.
Tổng kết
Mobile app hay website cao cấp giúp tăng nhận diện thương hiệu, tăng doanh thu và xây dựng mối quan hệ vững mạnh với khách hàng. Xu hướng UI/ UX trong bài viết này sẽ giúp bạn xây dựng một cửa hàng online nổi bật. Riêng về mảng mobile app, hãy cân nhắc kỹ càng bởi trên thị trường ngày nay có rất nhiều giải pháp khác nhau cho các dòng sản phẩm và dịch vụ cao cấp khác nhau.
Vì sao con người lại mua sắm các sản phẩm cao cấp? Lý do chính đó là “niềm hạnh phúc” và “niềm vui” có được khi họ mua một chiếc túi Gucci hay một chiếc đầm đen Chanel. Thương mại điện tử cao cấp chiếm 17% doanh thu của ngành và theo nhận định sẽ tăng tới 58 tỷ đô vào năm 2022.
Các thương hiệu cao cấp hiện đại nên cung cấp cho khách hàng một phần mềm đáp ứng được kỳ vọng cao của họ. Từ đó có thể thấy được phát triển một trang web hay một phần mềm điện thoại đúng cách là chìa khoá cho thành công của các thương hiệu cao cấp.
Trong bài viết này, bạn sẽ biết được lý do vì sao các thương hiệu cao cấp cần có một mobile app hay web cũng như xu hướng thiết kế web cao cấp hiện nay. Bạn cũng sẽ được tìm hiểu các moblie app từ các phân khúc cao cấp khác nhau.