Xây dựng mục tiêu SMART trong SEO như thế nào?

18/08/2020 - Vy Hoang Cong Nhut

Do xuất phát điểm và giá trị cốt lõi của mỗi công ty là khác nhau nên việc hình thành nên những thử thách, mục tiêu phát triển cũng khác biệt. Trong lĩnh vực SEO cũng vậy. Ý tưởng, mục đích thực hiện SEO trong từng giai đoạn không bao giờ trùng lặp. Kết quả của lần SEO đầu tiên sẽ tạo ra các tiêu chuẩn, kỳ vọng mới cùng những mục tiêu cụ thể cho lần thực hiện tiếp theo. Vì vậy, mỗi hoạt động SEO sẽ là một nỗ lực mới. Xác định mục tiêu SMART trong SEO sẽ giúp chiến dịch của bạn trở nên khả thi và hiệu quả. Vậy xây dựng SMART trong SEO như thế nào mới hiệu quả, hãy cùng MangoAds xem xét ở bài viết dưới đây.

SMART là gì?

SMART là chữ viết tắt của 5 chữ cái đầu của Specific (cụ thể), Measurable (đo lường được), Achievable (tính khả thi), Relistic (tính thực tế) và Timeline (thời gian hoàn thành). Đây cũng là 5 tiêu chí cốt lõi bạn phải tuân theo khi xây dựng kế hoạch SEO.

Những bước quan trọng của SMART

Specific (Cụ thể)

Đây là yếu tố quan trọng khi đặt mục tiêu trước khi lên kế hoạch SEO. MangoAds nhận thấy, mọi người thường để tâm đến các chi tiết nhỏ và thường bỏ quên mục tiêu thực sự cần phải đạt được trong kế hoạch.

Chẳng hạn, khi thực hiện SEO, bạn chỉ tập trung nghĩ đến đẩy từ khóa lên top 1 trong kết quả của công cụ tìm kiếm. Trong khi đó mục đích thực tế bạn cần là muốn thu hút nhiều khách hàng tiềm năng, tăng lượt view và số lượng khách mua hàng. Lúc này, để tăng doanh số, những khách hàng từ organic search sẽ không còn được ưu tiên nữa. Thay vào đó, việc của những SEOer cần làm là thúc đẩy khách hàng mua nhiều hơn, tạo ra giá trị đơn hàng cao hơn để đáp ứng mục tiêu của kế hoạch.

Measurable (có thể đo lường được)

Nếu bạn muốn đánh giá hiệu quả công việc, hãy đặt ra mục tiêu gắn liền với các con số cụ thể. Điều này đồng nghĩa với việc kế hoạch của bạn có thể đo lường được. 

Những người làm SEO phải có trách nhiệm giúp khách hàng hoặc các tổ chức, công ty nắm bắt được các tiến triển khi thực hiện kế hoạch. Hướng dẫn khách hàng các phần mềm phân tích, cách thu thập, sắp xếp đúng và sử dụng hiệu quả nhằm đi đến các quyết định sáng suốt.

Achievable (tính khả thi)

Tính khả thi là một yếu tố quan trọng khi lên kế hoạch SEO. Mục tiêu bạn đặt ra phải có khả năng thực hiện được. Đừng cố gắng bán hàng cho hàng ngàn người khi thị trường mục tiêu của bạn chỉ có vài trăm khách hàng. Bạn cần hiểu rằng, các thị trường đều có giới hạn. Có 2 cách để bạn thúc đẩy sự tăng trưởng đó là tạo nên thị trường mới hoặc phát triển các sản phẩm mới cho thị trường hiện tại.

Ví dụ: bạn sở hữu 1 nhà hàng, đang thực hiện chiến dịch SEO đánh vào từ khóa “nhà hàng tiệc cưới quận 1”.

  • Mục tiêu phi thực tế: đẩy cụm từ khóa “nhà hàng tiệc cưới quận 1” lên top 1 trong vòng 1 tháng.
  • Mục tiêu khả thi: tăng hạng “nhà hàng tiệc cưới quận 1” từ top 20 lên top 10 trong 1 tháng.

Các công cụ tìm kiếm muốn kết quả đứng đầu phải có giá trị và thỏa mãn nhu cầu truy vấn của người dùng. Do đó, trừ khi website bạn sắp đạt được điều đó, còn không đừng quá mong đợi về việc sẽ chiếm được vị trí thứ nhất, hay đặt mục tiêu bảo vệ vị trí top 1 khi còn chưa đạt được.

Realistic (thực tế)

Trước khi bắt tay lên kế hoạch SEO, bạn hãy ngồi tính toán xem khả năng, quỹ thời gian, ngân sách, nguồn lực của doanh nghiệp có đủ điều kiện để đạt được mục tiêu  đặt ra hay không.

Ví dụ, bạn muốn đứng top 1 trên trang tìm kiếm cho 1 cụm từ khóa có volume cao, nhưng đội ngũ nhân sự của bạn chỉ có 1, 2 người với kinh phí hạn hẹp... Vậy thì điều này sẽ phi thực tế, khó lòng để thực hiện được.

Timeline (thời gian thực hiện)

Lên timeline cho các mục tiêu là phần cuối cùng của phương pháp SMART. Bạn sẽ thường mất thời gian để triển khai kế hoạch SEO và cần nhiều nỗ lực hơn để thúc đẩy sự tiến triển so với các chiến dịch quảng cáo trả tiền.

Hình 1: Ví dụ về timeline trong SEO

Dựa vào timeline, bạn sẽ biết được quá trình thực thi đang đi đến đâu trong cuộc hành trình. Đồng thời, bạn có thể kịp thời chấn chỉnh khi có rủi ro xảy ra. Ngoài ra, khi bạn làm việc dưới sức ép của deadline, bạn sẽ thấy tính cấp thiết  và đạt được thành công nhanh hơn.

Ví dụ: Một ngân hàng đang muốn đẩy mạnh vay vốn của doanh nghiệp quyết định thực hiện SEO và lên mục tiêu như sau:

“Chúng tôi muốn đứng nhất trong các khoản vay/ trong lĩnh vực cho thuê”. Đây không phải là một mục tiêu SMART. Câu nói trên không xác định được những lý do cụ thể vì sao công ty phải đứng đầu. Không hề có timeline nào được đưa ra. Mục tiêu trên cũng không nói rõ muốn đứng đầu ở công cụ tìm kiếm nào.

“Chúng tôi muốn tăng thêm 30% đơn hàng thông qua organic search sau sáu tháng” là một mục tiêu tốt hơn. Mục tiêu này có deadline và công ty hoàn toàn có thể đo lường tiến độ khi nhắm đến mục tiêu cụ thể. Công ty có thể xem xét thị phần hiện tại và các nguồn lực cam kết để xem liệu đây có phải là một mục tiêu khả thi và thực tế hay không.

Kết luận

Tạo lập mục tiêu càng chi tiết và logic theo mô hình này sẽ giúp bạn xác định đúng hướng đi trong việc phát triển kế hoạch SEO. Với các SEOer hiểu và ứng dụng mô hình SMART trong công việc sẽ giúp bạn hoàn chỉnh hơn trong quy trình xây dựng kế hoạch tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, thông qua việc xác định mục tiêu phù hợp với chiến lược hoạt động của doanh nghiệp theo từng thời điểm khác nhau.