Hướng dẫn nghiên cứu từ khóa tự động hoá chỉ trong 5 phút

Hướng dẫn nghiên cứu từ khóa tự động hoá chỉ trong 5 phút

Nghiên cứu từ khóa SEO dường như là một công việc khá nhàm chán và mất khá nhiều thời gian, công sức. Tuy nhiên, qua bài viết này bạn sẽ có thể tự động hóa quy trình tẻ nhạt này. Theo đó, chỉ trong 5 phút là bạn đã có ngay danh sách với hàng trăm từ khóa có liên quan cùng những dữ liệu xếp hạng hiện tại. Cùng tìm hiểu ngay bây giờ nhé.

Chuẩn bị cho việc nghiên cứu từ khóa seo

Để làm theo hướng dẫn này, bạn sẽ cần:

  • Bản sao của template này
  • Tiện ích bổ sung Supermetrics cho Google Trang tính
  • Quyền truy cập vào API SEMrush
  • Google Search Console

Bước 1: Điền các danh mục từ khóa cấp cao nhất của bạn

Mở tab “Setup – Start Here” để điền danh sách từ khóa cấp cao nhất của bạn.

Hình 1: Tab “Setup - Start Here” trong template

Hình 1: Tab “Setup – Start Here” trong template

Tiếp theo, bạn sẽ điền vào danh sách này các cụm từ tìm kiếm chính, cốt lõi có liên quan đến doanh nghiệp của bạn.

Ví dụ, đối với một agency SEO như Mango Ads, danh sách này có thể sẽ là:

  • SEO
  • PPC
  • Google Ads
  • Tìm kiếm có trả tiền

Ví dụ, đối với một công ty SaaS (Software as a Service), danh sách sẽ như thế này:

  • Phân tích marketing
  • Kho dữ liệu
  • Google Data Studio
  • BigQuery
  • Snowflake

Khi bạn đã hài lòng với các từ khóa cấp cao nhất của mình (và đã cấp phép cho SEMrush làm nguồn dữ liệu), điều cuối cùng bạn cần làm đó là chuyển đến “Tiện ích bổ sung – Add-ons” >> “Supermetrics” >> “Làm mới tất cả – Refresh all”.

"Hình

Khi trang tính của bạn đã được refresh, bạn sẽ thấy ba tab mới:

  • ph_semrush, chứa các từ khóa đối sánh cụm từ với các từ khóa cấp cao nhất của bạn từ SEMrush
  • rl_semrush, chứa các từ khóa có liên quan đến các từ khóa cấp cao nhất của bạn từ SEMrush
  • categorise, tự động nhóm các từ khóa của bạn vào các nhóm bạn đã xác định trên tab thiết lập

Bước 2: Lấy dữ liệu xếp hạng từ khóa từ Google Search Console

Bây giờ bạn đã có danh sách những nhóm từ khóa của mình, bước tiếp theo bạn cần làm là tìm hiểu xem liệu website của mình hiện có đang xếp hạng cho những từ khóa đó hay không.

Chỉ cần mở tab “SC keywords”, tab này sẽ tự động được refresh khi bạn refresh các truy vấn của mình trước đó.

Nếu bạn đang sử dụng Supermetrics lần đầu tiên, hãy đảm bảo là bạn đã mở công cụ này ở thanh bên.

Hình 3: Xác thực GSC làm nguồn dữ liệu - data source và thay đổi nguồn thành website của khách hàng hoặc website của riêng bạn.

Hình 3: Xác thực GSC làm nguồn dữ liệu – data source và thay đổi nguồn thành website của khách hàng hoặc website của riêng bạn

Khi bạn đã làm mới các truy vấn, tab sẽ điền những truy vấn tìm kiếm mà website của bạn đã xếp hạng, các trang đích tương ứng, số lần hiển thị từ khóa, CTR và vị trí trung bình.

Hình 4: Dữ liệu được điền vào khá gọn gàng

Hình 4: Dữ liệu được điền vào khá gọn gàng

Bước 3: Chỉnh sửa từ khóa của bạn

Tiếp theo, bạn quay lại tab “categorise” và copy toàn bộ nội dung trong bảng. Sau đó, đến tab “edit these keywords” và paste vào. Nó sẽ khá lộn xộn và bạn cần phải thực hiện một vài thao tác sắp xếp.

Hình 5: Bạn sẽ cần dọn dẹp bảng tính lại một chút

Hình 5: Bạn sẽ cần sắp xếp bảng tính lại một chút để trông khoa học hơn

Các bước dọn dẹp dữ liệu như sau:

  • Di chuyển cột “volume” sang phía bên phải của cột từ khóa
  • Đổi tên “January” thành “difficulty”
  • Di chuyển cột “competition” cũ (thực ra là tính thời vụ – seasonality) sang ngoài cùng bên phải (ở phía bên phải của cột “difficulty” mới)
  • Xóa data cũ từ tháng 2 – February đến tháng 12 – December
  • Chia cột “seasonality” thành các tháng bằng cách chọn cột, sau đó mở menu “Data” và chọn “Split text to columns”
  • Đổi tên các cột cho mỗi tháng

Sau khi đã hoàn thành các bước ở trên, bảng “edit these keywords” của bạn sẽ trông giống như sau:

Hình 6: Data trông gọn gàng và thuận mắt hơn rất nhiều sau khi được “dọn dẹp”

Hình 6: Data trông gọn gàng và thuận mắt hơn rất nhiều sau khi được “dọn dẹp”

Ngoài ra, bạn cũng có thể sắp xếp danh sách dựa trên các danh mục. Sau đó hãy bắt đầu xem qua danh sách từ khóa của bạn theo cách thủ công để xem liệu các từ khóa đó có hợp lý hay không.

Khi bạn tìm thấy các từ khóa không liên quan lắm như “car analytics” trong ví dụ trên, hãy xóa toàn bộ hàng và lặp lại thao tác này với những từ khoá ít liên quan khác cho đến khi bạn đã dò qua hết từng hàng một.

Bước 4: Đánh giá các cơ hội SEO trong quá trình nghiên cứu từ khóa seo

Bây giờ, hãy mở tab “opportunity”, nơi bạn sẽ thấy hầu hết dữ liệu đã được điền.

Hình 7: Tab Opportunity

Hình 7: Tab Opportunity

Ngoại trừ giá trị AOV (Average Order Value – giá trị đơn hàng trung bình), bạn sẽ phải tự điều chỉnh. Lưu ý rằng, giá trị đơn hàng trung bình là một yếu tố hiệu quả để chứng minh tiềm năng của các từ khóa cho việc thực hiện SEO trong tương lai.

Bước 5: Lập kế hoạch cho thời vụ

Khối lượng tìm kiếm – search volume cho các từ khóa cụ thể có thể dao động trong mỗi năm. Và đó là lý do tại sao phải có tab “seasonality”. Nó sẽ giúp bạn xác định cơ hội cho các nhóm từ khóa cụ thể.

Hình 8: Tab Seasonality cho từ khóa “content marketing”

Hình 8: Tab Seasonality cho từ khóa “content marketing”

Từ đây, bạn có thể thấy rằng dựa trên xu hướng lượng tìm kiếm, tháng 9 được đánh giá là thời điểm tốt để bắt đầu các chiến dịch liên quan đến content marketing.

Bước 6: Xác định từ khóa để nhắm mục tiêu

Cuối cùng, bạn đã có thể tiếp cận tab “Keyword list”.

Hình 9: Tab “keyword list”

Hình 9: Tab “keyword list”

Trong tab này sẽ hiển thị tất cả các từ khóa mà bạn đã xếp hạng, các trang đích tương ứng cũng như vị trí trung bình trong SERPs. Từ đây, bạn có thể nhanh chóng xác định cơ hội để hướng đến mục tiêu cho các từ khóa mới.

Kết luận

Nghiên cứu từ khóa seo một cách tự động sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức. Tuy nhiên với cách trên, bạn cần phải trả phí để dùng add-on Supermetrics cho Google Trang tính.

Để biết được cách nghiên cứu từ khóa tự động này có phù hợp với doanh nghiệp của mình hay không, hãy sử dụng bản dùng thử miễn phí 14 ngày đến từ Google trang tính. Từ đó, bạn có thể suy xét có nên đầu tư vào công cụ giúp tự động hóa tìm kiếm từ khóa này hay không.  Chúc các bạn có một quy trình nghiên cứu từ khóa thuận lợi.