Tìm hiểu về quảng cáo Facebook: Cách tạo, tối ưu hóa và kiểm tra Facebook Ads

Tìm hiểu về quảng cáo Facebook: Cách tạo, tối ưu hóa và kiểm tra Facebook Ads

Là một người dùng internet quen thuộc, có thể bạn từng nghĩ sẽ chẳng có ai click vào quảng cáo trên Facebook. Nhưng bạn đã sai rồi. Năm 2019 Facebook thu về 60 tỷ đô doanh thu từ quảng cáo. Điều đó cho thấy vẫn có người click vào quảng cáo.

Vậy làm thế nào để khiến họ click vào quảng cáo Facebook của bạn? Quan trọng hơn là, làm thế nào để khiến họ mua sản phẩm hay đăng ký nhận email?

Nhiều marketer đã từng sử dụng Facebook Ads, đặc biệt trong thời gian mới ra mắt, cho rằng hình thức quảng cáo này không mang lại hiệu quả.

Tuy nhiên, trong bài viết hướng dẫn Facebook Ads này, bạn sẽ biết được loại hình doanh nghiệp nào phù hợp nhất với Facebook Ads và cách để chạy chiến dịch thành công. Bài viết cũng sẽ đề cập tới những sai lầm mà các marketer thường mắc phải nhất và yếu tố quan trọng nhất giúp mang đến thành công của quảng cáo.

Bạn có thể tìm hiểu thêm và tạo quảng cáo đầu tiên của mình tại Facebook.com/advertising.

Facebook Ads hoạt động như thế nào?

Các hình thức quảng cáo trên Facebook ngày nay khá đa dạng. Bạn có thể quảng bá Trang, bài viết trên Trang hay website. Mặc dù Facebook ngày một chú trọng tới quảng cáo tự nhiên và giữ traffic trên trang của họ, bạn vẫn có thể thành công trong việc điều chuyển người dùng tới website của mình.

Có nhiều ads format bao gồm hình ảnh, video, carousel (băng chuyền), Instant Experiences (trải nghiệm tức thì) và collection. Facebook Ads nhắm đến người dùng dựa trên vị trí, nhân khẩu học và thông tin hồ sơ cá nhân.

Những tùy chọn này chỉ có trên Facebook. Sau khi tạo quảng cáo, bạn đặt ngân sách và đặt giá thầu cho mỗi cái nhấp chuột hay một nghìn lượt hiển thị quảng cáo.

Hình 1: Giao diện thiết lập mục tiêu cho quảng cáo

Người dùng sau đó sẽ thấy quảng cáo của bạn ở sidebar của Facebook hoặc trong Newsfeed của họ.

Các tùy chọn quảng cáo khác của Facebook cũng rất tốt trong việc thu hút tương tác và nhận diện thương hiệu, nhưng quảng cáo thúc đẩy người dùng tới website khác vẫn là lựa chọn tốt nhất cho các doanh nghiệp muốn tìm cách bán hàng.

Facebook Ads dành cho những đối tượng nào?

Nhiều doanh nghiệp quảng cáo Facebook không hiệu quả bởi vì họ không phù hợp. Bạn luôn phải kiểm tra các kênh marketing mới, đặc biệt trước khi nhu cầu làm tăng giá, nhưng đảm bảo cân nhắc xem liệu mô hình kinh doanh của bạn có phù hợp với Facebook không.

Trước đây, Facebook Ads giống với quảng cáo hiển thị (display ads) hơn là quảng cáo tìm kiếm (search ads) – mặc dù các phiên bản quảng cáo mới như quảng cáo sản phẩm (product ads) cho phép các doanh nghiệp bán sản phẩm trực tiếp cho người dùng.

Dưới đây là một vài loại hình kinh doanh có khả năng thành công khi sử dụng quảng cáo Facebook.

Doanh nghiệp có chuyển đổi tương tác thấp (Low-Friction Conversion)

Những doanh nghiệp sử dụng Facebook Ads thành công thường chỉ yêu cầu người dùng đăng ký, không ép mua sản phẩm. Một người dùng truy cập vào website của bạn nhưng không tìm kiếm sản phẩm. Họ chỉ tùy tiện ấn vào quảng cáo của bạn. Nếu bạn trông cậy vào việc họ lập tức mua hàng, từ đó mang lại ROI quảng cáo khả quan, bạn sẽ thất vọng.

Người dùng Facebook hay thay đổi và thường ấn trở lại Facebook nếu bạn đòi hỏi một cam kết lớn (mua hàng) ngay lập tức. Thay vào đó, hãy thực hiện các chuyển đổi đơn giản như đăng ký dịch vụ, điền form ngắn cho khách hàng tiềm năng hay đăng ký nhận email.

Thậm chí nếu bạn bán sản phẩm, không phải dịch vụ, bạn nên cân nhắc tập trung vào chuyển đổi trung gian như đăng ký nhận newsletter. Sau đó bạn có thể bán thông qua email marketing hay quảng cáo Facebook retargeting (tiếp thị lại).

Các trang giao dịch hàng ngày như Groupon, AppSumo và Fab là các ví dụ hay về loại hình doanh nghiệp có thể thành công với Facebook Ads. Sau khi bạn click vào một trong các quảng cáo của họ, họ chỉ hỏi xin địa chỉ email của bạn trước khi bán điều gì đó.

Mô hình kinh doanh với chu kỳ bán hàng dài hay giao dịch nhỏ

Dù ban đầu bạn chỉ hỏi địa chỉ email nhưng đến sau cùng bạn vẫn muốn kiếm tiền từ những người dùng này. Mô hình kinh doanh tốt nhất phù hợp với hình thức quảng cáo trên Facebook thu hồi doanh thu từ người dùng trong dài hạn, chứ không phải ngắn hạn. Người dùng có thể cho bạn địa chỉ email của họ nhưng bạn cần phải xây dựng niềm tin trước khi yêu cầu họ mua bất kỳ món gì.

Bạn không nên đem hết vốn để đầu tư vào một chỗ. Nhiều giao dịch nhỏ lại lý tưởng hơn. Khách hàng ở các website này đều mang lại giá trị trong sáu tháng hoặc hơn.

Tại Udemy, họ tập trung vào việc kích thích người dùng đăng ký ngay lần ghé đầu tiên. Khi đầu tư vào quảng cáo, bằng cách đặt mục tiêu thu lợi nhuận trong sáu tháng (không phải một ngày), họ chuyển đổi người dùng Facebook thành khách hàng lâu dài. Họ thường đặt mục tiêu thu hồi 20% chi phí quảng cáo vào ngày đầu và 100% trong sáu tháng.

Làm thế nào để nhắm đúng mục tiêu Facebook Ads

Sai lầm đầu tiên mà hầu hết các marketer mắc phải với quảng cáo Facebook đó là không nhắm mục tiêu chính xác.

Bạn có thể nhắm mục tiêu theo nhân khẩu học và tạo đối tượng tùy chỉnh hay lookalike để nhắm đến người dùng tương tự như những khách hàng tốt nhất của bạn. Bạn cũng có thể sử dụng quảng cáo retargeting để nhắm đến người dùng đã tương tác với trang hoặc đã từng truy cập website.

Trên Facebook, bạn có thể trực tiếp đặt mục tiêu người dùng theo:

· Vị trí

· Độ tuổi

· Giới tính

· Sở thích

· Các connection

· Tình trạng mối quan hệ

· Ngôn ngữ

· Trình độ học vấn

· Địa điểm làm việc

Mỗi tùy chọn đều rất hữu ích, phụ thuộc vào đối tượng của bạn. Hầu hết các marketer nên tập trung vào vị trí, độ tuổi, giới tính và sở thích.

Vị trí cho phép bạn nhắm đến những người dùng trong một nước, một quận, một thành phố mà bạn cung cấp dịch vụ.

Mục tiêu theo độ tuổigiới tính nên căn cứ vào khách hàng hiện tại của bạn. Nếu phụ nữ từ 25-44 tuổi chiếm phần lớn thì hãy nhắm đến họ. Nếu họ thực sự mang lại lợi ích, bạn có thể mở rộng đối tượng mục tiêu.

Mục tiêu theo sở thích là tính năng mạnh mẽ nhưng cũng thường nhầm lẫn nhất của Facebook Ads. Khi tạo một quảng cáo, bạn có hai tùy chọn: danh mục sở thích bao quát hay cụ thể.

Mục tiêu theo danh mục bao quát

Danh mục bao quát bao gồm các chủ đề như Làm vườn, Phim kinh dị và Hàng tiêu dùng điện tử. Gần đây, Facebook đã thêm mục tiêu mới hơn như Đã tương tác (1 năm), Sắp làm cha mẹ, Xa quê, và Có ngày sinh sau 1 tuần.

Sở thích bao quát có thể là một hướng tiếp cận nhóm đối tượng lớn hiệu quả. Tuy nhiên, những người dùng này thường đòi hỏi chi phí đầu tư nhiều hơn nhưng lại chi tiêu rất ít. Bạn cũng cần phải cài đặt Facebook Pixel.

Đây từng là một cách không hiệu quả khi tiếp cận đối tượng, tuy nhiên việc cài thêm Facebook Pixel và quảng cáo động khiến nó hiệu quả hơn nhiều.

Mục tiêu theo danh mục bao quát đáng để thử, nhưng mục tiêu theo sở thích cụ thể thường hiệu quả hơn.

Mục tiêu theo sở thích cụ thể

Mục tiêu theo sở thích cụ thể cho phép bạn nhắm đến những người dùng dựa trên thông tin trong hồ sơ cá nhân của họ bao gồm “danh sách bài post đã thích và quan tâm, Trang họ thích, ứng dụng họ dùng, và nội dung hồ sơ cá nhân (dòng thời gian) khác mà họ cung cấp” (căn cứ theo Facebook). Bạn sẽ thu được ROI tốt nhất khi sử dụng mục tiêu theo sở thích cụ thể.

Facebook có một loạt sở thích để thiết lập mục tiêu, từ Harry Potter đến bóng bầu dục dưới nước. Phần khó khăn ở đây là lựa chọn đúng mục tiêu.

Khi đặt mục tiêu theo sở thích cụ thể, Facebook cung cấp phạm vi đối tượng và các sở thích và mối quan tâm được gợi ý khác. Bạn sẽ không có bất kỳ dữ liệu nào để so sánh. Một khi bạn chọn sở thích cho một quảng cáo, Facebook sẽ hiển thị giá bid được đề xuất tổng hợp.

Nhiều marketer nhắm đến các nhóm lớn nhất có thể.

Đây là một sai lầm. Những nhóm này thường đắt hơn và ít đạt mục tiêu hơn.

Thay vì nhắm đến các thuật ngữ bao quát cho ngách của bạn như “yoga” hay “nhiếp ảnh kỹ thuật số”, tập trung vào những sở thích cụ thể. Nghiên cứu xem tạp chí và blog mà khách hàng đọc, những người họ theo dõi trên Twitter và sản phẩm liên quan họ mua.

Nếu bạn tập trung vào những điểm chi tiết như vậy, bạn sẽ tiếp cận được người quan tâm tới chủ đề của bạn nhất và sẵn sàng chi tiền cho nó.

Chẳng hạn, nếu bạn muốn bán một khóa DJ mới, đừng chỉ nhắm tới sở thích “disc jockey” (Deejay).

Thay vào đó, tạo quảng cáo nhắm vào các ấn phẩm DJ như Tạp chí DJ và Mixmag. Sau đó tạo một quảng cáo khác nhắm tới các thương hiệu DJ như Traktor và Vestax.

Kết hợp các sở thích nhỏ hơn có liên quan thành một nhóm với đối tượng khoảng 50,000 tới hơn 1 triệu người. Cấu trúc này sẽ tạo những quảng cáo với đối tượng rộng hơn có khả năng mang lại chuyển đổi.

Hình 2: Giao diện thiết lập mục tiêu theo sở thích

Phương pháp: Đặt chức năng Đăng nhập Facebook làm tùy chọn đăng nhập trên website. Khi người dùng kết nối qua Facebook, bạn sẽ có thể phân tích sở thích của họ. Lập chỉ mục những sở thích này dựa trên số lượng người hâm mộ trên các  Facebook tương ứng của họ. Bạn sẽ tìm được những sở thích có tính tương đồng cao.

Facebook Lookalike Audience (Đối tượng tương tự)

Ngoài việc nhắm đến người dùng trực tiếp, Facebook còn cung cấp cho bạn tính năng Lookablike Audience.

Lookalike Audience là những người dùng Facebook tương tự với người dùng hiện tại của bạn. Bạn sẽ cần có Facebook Pixel hay dữ liệu đối tượng tùy chỉnh khác như danh sách email. Sau đó, bạn có thể dùng Facebook để tìm người dùng tương tự.

Chức năng này có thể tùy chỉnh cao – ví dụ, bạn có thể tạo một quảng cáo “khách hàng mới” và sau đó bỏ chọn khách hàng hiện tại nhìn thấy quảng cáo của bạn.

Trang này trên Facebook sẽ hướng dẫn bạn cách tạo Đối tượng tương tự.

Retargeting với Quảng cáo Facebook

Quảng cáo retargeting cho phép bạn tiếp cận khách hàng đã biết qua về thương hiệu. Bạn có thể giảm gấp đôi thời gian khi tạo quảng cáo động hiển thị các sản phẩm mà họ có thể quan tâm.

Ví dụ, bạn có thể tiếp cận lại người dùng đã từng ghé website, bỏ giỏ hàng hay ấn vào quảng cáo.

Để tạo quảng cáo retargeting, bước đầu tiên đó là cài đặt Facebook Pixel. Làm theo hướng dẫn này trong trung tâm kinh doanh Facebook để cài đặt.

Hình ảnh cho Facebook Ads

Phần quan trọng nhất trong Facebook Ads là hình ảnh. Bạn có thể viết nội dung hay nhất thế giới nhưng nếu hình ảnh của bạn không bắt mắt, bạn sẽ không thu về được bất kỳ lượt click nào.

Đừng sử dụng những hình ảnh chất lượng thấp, ảnh stock chụp chung chung hoặc bất kỳ hình ảnh nào mà bạn không được quyền sử dụng. Đừng vay mượn bất kỳ hình nào từ Google Images. Nếu thương hiệu của bạn không phổ biến, đừng sử dụng logo.

Sau khi đã loại trừ những việc không nên làm, vậy thì các doanh nghiệp tìm hình ảnh để sử dụng bằng cách nào? Mua, tự thiết kế, hay sử dụng những hình ảnh có giấy phép Creative Commons (Tài sản sáng tạo công cộng).

Dưới đây bạn sẽ biết các loại hình ảnh phù hợp nhất và nơi cụ thể để tìm chúng.

Hình ảnh về người

Hình ảnh về người là phù hợp nhất. Tốt nhất là khuôn mặt họ. Sử dụng ảnh cận mặt hấp dẫn giống với đối tượng mục tiêu của bạn.

Trẻ hơn không phải lúc nào cũng tốt hơn. Nếu đối tượng mục tiêu của bạn là những người về hưu, thử hình ảnh của những người trên 60 tuổi. Sử dụng hình ảnh cô gái trẻ 25 tuổi không phù hợp chút nào.

Ảnh quảng cáo ở sidebar Facebook khá nhỏ (254 x 133 pixel), do đó đảm bảo tập trung vào khuôn mặt người và crop nếu cần thiết. Đừng dùng ảnh bị mờ hoặc tối.

Tham khảo hướng dẫn ảnh quảng cáo trên Facebook để biết kích thước ảnh cần thiết cho quảng cáo khác, như Newsfeed trên máy tính bàn, Newsfeed trên di động, instant article (bài viết tức thì), Stories, v.v.

Phương pháp: Sử dụng ảnh người quay mặt về bên phải. Người dùng có xu hướng nhìn theo tầm nhìn của đối tượng, do đó xác suất đọc nội dung quảng cáo của bạn cũng cao hơn.

Ngoài người mẫu, bạn cũng có thể sử dụng ảnh của những người đứng sau doanh nghiệp và khách hàng của bạn (dĩ nhiên sau khi được họ cho phép).

Typography

Rõ ràng, dễ đọc có thể thu hút nhiều tương tác. Hình ảnh tươi sáng sẽ giúp quảng cáo của bạn nổi bật.

Tương tự như với nội dung văn bản, sử dụng câu hỏi hay trình bày lợi ích với người dùng. Xử lý nội dung ảnh như phần mở rộng nội dung chính.

Hài hước

Hình ảnh điên rồ hay hài hước chắc chắn thu hút được tương tác. Nhưng ngay cả khi với nội dung quảng cáo mô tả, những quảng cáo này không thường mang lại chuyển đổi tốt. Nếu sử dụng hình thức quảng cáo này, đặt ngân sách thấp và theo dõi hiệu suất sát sao, bạn sẽ thường thu hút được nhiều lượt tương tác vì tò mò mà không mang lại chuyển đổi.

Các ví dụ minh họa việc chọn ảnh quảng cáo

Hình 3: Các ví dụ minh họa việc chọn ảnh quảng cáo

Hình 3: Các ví dụ minh họa việc chọn ảnh quảng cáo

Làm thế nào để thiết kế ảnh Facebook Ads?

Bạn có ba tùy chọn tìm kiếm ảnh: mua, tìm những hình ảnh đã được cấp phép sử dụng hay tự thiết kế.

Bạn có thể mua ảnh stock trên nhiều trang bao gồm iStockPhoto hay Big Stock. Đừng sử dụng ảnh stock mang đến cảm giác chung chung, chẳng hạn như ảnh doanh nhân chung chung hay ảnh có phông nền trắng.

Người dùng nhận ra ảnh stock và họ sẽ bỏ qua chúng. Thay vào đó, tìm ảnh độc đáo và tạo điểm nhấn bằng cách crop hay chỉnh sửa và thêm filter. Bạn có thể sử dụng Pixlr, một chương trình chỉnh ảnh online.

Nếu bạn không có ngân sách để mua ảnh, bạn có thể tìm kiếm các hình ảnh có giấy phép Creative Commons.

Lựa chọn thứ ba đó là tự thiết kế ảnh. Nếu bạn là một graphic designer, việc này quá dễ dàng. Nếu không phải, bạn có thể tạo ảnh typographic hoặc sử dụng các chức năng chỉnh ảnh cơ bản để tạo ra nội dung nguyên bản từ các hình ảnh hiện có.

Quảng cáo xoay vòng

Mỗi chiến dịch nên có ít nhất ba quảng cáo với cùng đối tượng sở thích. Sử dụng số lượng quảng cáo ít sẽ cho phép bạn thu thập dữ liệu cho từng quảng cáo. Đối với một chiến dịch nhất định, dùng một tới hai quảng cáo sẽ nhận được nhiều lượt hiển thị, vì vậy đừng chạy quá nhiều quảng cáo cùng lúc.

Sau vài ngày, xóa các quảng cáo có lượt nhấp chuột thấp nhất (CTR) và lặp lại những quảng cáo có CTR cao để liên tục cải thiện CTR.

Đặt mục tiêu lấy 0.1% làm mức chuẩn. Bạn có thể sẽ bắt đầu gần hơn mức trung bình là 0.04%.

Viết nội dung Facebook Ads thành công

Sau khi nhìn thấy ảnh của bạn, người dùng sẽ đọc nội dung quảng cáo. Ở đây bạn có thể bán sản phẩm hay dịch vụ và thu được tương tác.

Mặc dù có giới hạn 40 ký tự cho tiêu đề và 125 ký tự cho phần nội dung, chúng ta vẫn có thể sử dụng công thức copywriting nổi tiếng AIDA.

· (A)ttention (chú ý): Thu hút người dùng tới quảng cáo bằng tiêu đề bắt mắt.

· (I)nterest (quan tâm): Khiến người dùng quan tâm tới sản phẩm bằng cách mô tả ngắn gọn lợi ích quan trọng nhất khi sử dụng.

· (D)esire (mong muốn): Tạo ra mong muốn ngay lập tức về sản phẩm khi đưa ra ưu đãi giảm giá, dùng thử miễn phí hoặc giới hạn thời gian.

· (A)ction (hành động): Kết thúc quảng cáo với nút kêu gọi hành động.

AIDA rất phù hợp với giới hạn 165 ký tự. Viết năm hay mười quảng cáo cho tới khi bạn có thể đưa chiêu bán hàng ngắn gọn vào quảng cáo.

Dưới đây là ví dụ về nội dung quảng cáo cho khóa học lập trình online:

Trở thành một web developer

Tìm hiểu mọi thứ bạn cần để trở thành một website developer từ con số 0.

Tiết kiệm 65%. Đăng ký ngay!

Đặt giá bid cho Facebook Ads

Giống như các mạng lưới quảng cáo khác, đặt giá bid chiến lược có thể tạo nên khác biệt giữa lợi nhuận và một thử nghiệm thất bại.

Sau khi bạn tạo quảng cáo, Facebook sẽ cung cấp phạm vi đặt giá bid gợi ý. Khi bạn mới bắt đầu, đặt giá bid gần mức thấp nhất trong phạm vi này.

CTR của bạn sẽ nhanh chóng quyết định mức giá bạn cần trả cho traffic. Nếu CTR cao, giá bid gợi ý sẽ giảm.

Nếu CTR thấp, bạn sẽ cần đặt giá bid nhiều hơn cho mỗi lượt click chuột. Tối ưu hóa quảng cáo facebook và mục tiêu để liên tục tăng CTR.

Ngoài lượt click, giá bid sẽ quyết định số lượng đối tượng mục tiêu bạn có thể tiếp cận.

Facebook cung cấp một sơ đồ tuyệt vời cho từng chiến dịch, hiển thị phạm vi đối tượng mục tiêu và số lượng đối tượng bạn đã tiếp cận được.

Hình 4: Sơ đồ đối tượng

Tăng giá bid sẽ giúp quảng cáo tiếp cận nhiều đối tượng mục tiêu hơn. Nếu quảng cáo của bạn hoạt động tốt nhưng bạn tiếp cận ít hơn 75% đối tượng mục tiêu, bạn có thể tăng giá thầu để thu được nhiều lượt click chuột hơn.

Nếu phạm vi đối tượng của bạn mở rộng, tăng ngân sách sẽ tăng tần suất quảng cáo: số lần mà một người dùng mục tiêu nhìn thấy quảng cáo.

Trang đích cho Facebook Ads

Thu được tương tác chỉ mới là khởi đầu. Bạn sẽ cần chuyển đổi người dùng.

Đảm bảo chuyển họ đến trang đích mục tiêu mang lại chuyển đổi cao. Bạn biết độ tuổi, giới tính và sở thích của họ, vậy thì đưa họ đến với trang có thể giải quyết vấn đề của họ.

Trang đích nên chứa form đăng ký hay hộp đăng ký email mà bạn sẽ theo dõi như một chuyển đổi.

Tập trung trang đích cho hành động này, không phải để bán hàng sau đó. Nếu bạn muốn người truy cập website đăng ký newsletter, cho họ thấy lợi ích hay tặng quà miễn phí khi đăng ký email.

Cách theo dõi hiệu suất Facebook Ads

Facebook hiện không còn cung cấp chức năng theo dõi chuyển đổi. Trình quản lý quảng cáo Facebook phù hợp khi xử lý các dữ liệu của Facebook nhưng không cung cấp thông tin về người dùng đã rời trang.

Để theo dõi hiệu suất các chiến dịch Facebook đúng cách, bạn sẽ cần sử dụng chương trình phân tích như Google Analytics hay hệ thống back-end của riêng bạn. Gắn thẻ đường dẫn sử dụng trình xây dựng URL của Google hay thẻ theo dõi của riêng bạn.

Theo dõi chuyển đổi

Như được đề cập ở trên, đảm bảo các chiến dịch riêng lẻ theo nhóm sở thích để bạn có thể thấy từng chiến dịch hoạt động thế nào.

Bạn có thể theo dõi chúng bằng tham số utm_content. Sử dụng tham số utm_content để phân biệt các quảng cáo.

Theo dõi cấp độ quảng cáo có ích khi kiểm tra các hình ảnh bắt mắt và trước khi bạn thiết lập baseline về CTR và tỷ lệ chuyển đổi.

Theo dõi hiệu suất

Bạn cũng sẽ cần giám sát hiệu suất trong giao diện Facebook. Chỉ số quan trọng nhất cần theo dõi là CTR. CTR ảnh hưởng tới cả số lần click bạn nhận được và số tiền bạn phải trả cho một lần click chuột.

Quảng cáo với CTR thấp sẽ bị ngừng hay trở nên cao hơn. Các quảng cáo có CTR cao sẽ tạo ra nhiều lượt click phù hợp với ngân sách của bạn. Chúng cũng sẽ tốn ít chi phí hơn. Theo dõi sát sao CTR theo sở thích và các quảng cáo để tìm hiểu đối tượng nào hoạt động tốt nhất và quảng cáo nào phù hợp với họ.

Lưu ý: Ngay cả với quảng cáo có hiệu suất tốt nhất cũng sẽ giảm theo thời gian. Đối tượng mục tiêu nhỏ hơn thì việc này sẽ diễn ra nhanh hơn. Thông thường, bạn sẽ thấy traffic bắt đầu giảm trong 3-10 ngày.

Khi việc này xảy ra, làm mới quảng cáo bằng hình ảnh và nội dung mới. Sao chép quảng cáo hiện tại sau đó thay đổi hình ảnh và nội dung quảng cáo.

Không chỉnh sửa quảng cáo hiện tại. Xóa bất kỳ quảng cáo hiện tại nào không mang lại CTR tốt. Những ngày sau, bạn sẽ thấy các quảng cáo mới tích lũy số lần hiển thị và số lần click.

Giám sát hiệu suất hình ảnh theo thời gian để xem hình ảnh nào tạo được CTR tốt nhất và duy trì traffic lâu nhất. Bạn có thể xoay vòng các hình ảnh có hiệu suất cao sau mỗi vài tuần cho tới khi chúng không mang về thêm tương tác nào.

Kết luận

Bất kể learning curve – một khái niệm mô tả bằng đồ họa mối quan hệ giữa chi phí và sản lượng đầu ra trong một khoảng thời gian xác định, Facebook Ads có thể là một kênh marketing tuyệt vời cho doanh nghiệp phù hợp. Những điểm quan trọng nhất cần nhớ là nên đặt mục tiêu theo sở thích cụ thể, sử dụng hình ảnh bắt mắt, chuyển đổi tương tác thấp và theo dõi mọi thứ.

Sau một hoặc hai tuần tìm hiểu điều gì phù hợp với doanh nghiệp, bạn có thể tạo ra một nguồn chuyển đổi ổn định từ Facebook.