Thông tin cơ bản về SEO mà có thể bạn chưa biết

Thông tin cơ bản về SEO mà có thể bạn chưa biết

Có rất nhiều thông tin cần biết về SEO – từ các từ khóa tìm kiếm bao la đến các chiến dịch cụ thể, chuyên sâu. Bài viết dưới đây giải đáp những thông tin cơ bản về SEO trước khi xây dựng cách seo web hiệu quả. Cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

“SEO là gì?”

Search Engine Optimization – Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm là việc xếp hạng một website trên các công cụ tìm kiếm để tăng khả năng hiển thị của website đó khi người dùng tìm kiếm các từ khóa và truy vấn có liên quan.

Khi website đạt được xếp hạng cao cho một từ khóa bất kỳ, bạn sẽ bắt đầu thấy sự gia tăng lượng truy cập tự nhiên (không cần phải trả phí). Lượng truy cập này đến từ danh sách kết quả tự nhiên của Google, chứ không phải đến từ các quảng cáo trả tiền. Tối ưu SEO cho website sẽ giúp website được hiển thị trên SERPs (Search Engine Results Pages – trang kết quả của công cụ tìm kiếm). Tối ưu SEO cho website bao gồm:

  • Đảm bảo các công cụ tìm kiếm hiểu bạn là ai và bạn cung cấp những nội dung gì.
  • Thuyết phục bạn là lựa chọn đáng tin cậy nhất cho người dùng.
  • Làm cho content của bạn có thể truyền tải dễ dàng.

Nhưng điều quan trọng là phải hiểu rằng Google xếp hạng kết quả dựa trên kết quả phù hợp nhất cho từ khóa mà khách hàng đang tìm kiếm.

“Doanh nghiệp có cần SEO không?”

Các doanh nghiệp nên đầu tư vào SEO. Tối ưu SEO cho website là để tăng  lượng truy cập mà không phải bỏ tiền ra cho mỗi lần click chuột.

Khi bạn chạy quảng cáo PPC, bạn sẽ bị tính phí cho mỗi click chuột đến website của mình thông qua kênh đó. Tuy nhiên, nếu website tăng xếp hạng một cách tự nhiên trên các công cụ tìm kiếm, thì lượng truy cập này về cơ bản là miễn phí (về mặt chi phí cho mỗi click chuột). Tất nhiên, cần đầu tư vào các kỹ năng và tài nguyên để tăng xếp hạng cho một website trên SERPs.

Ví dụ về xếp hạng của các kết quả tìm kiếm trả phí (Paid) và kết quả tìm kiếm tự nhiên (SEO Organic)

Hình 1. Ví dụ về xếp hạng của các kết quả tìm kiếm trả phí (Paid) và kết quả tìm kiếm tự nhiên (SEO Organic)

Nếu website lọt top 10 kết quả đầu tiên trong trang SERP, bạn sẽ thu về lượng truy cập không có chi phí click chuột từ các từ khóa liên quan. Nếu nội dung của bạn vẫn mang đến giá trị cho người tìm kiếm, thứ hạng và lượng truy cập vẫn được duy trì. Vì vậy, bạn hãy tăng xếp hạng từ khóa  một cách tự nhiên và landing page của bạn sẽ được hiển thị 24/7.

Hãy nhớ rằng, tìm kiếm tự nhiên mang về khoảng 53% tổng lưu lượng truy cập website. Bỏ qua SEO đồng nghĩa với việc doanh nghiệp bỏ qua cơ hội tăng  lượt truy cập cho website cũng như tiếp cận khách hàng tiềm năng. Vì thế, mọi doanh nghiệp đều cần chú trọng đến chiến lược SEO. Bất kể bạn thuộc loại hình công ty nào, cho dù bạn là doanh nghiệp địa phương, bán hàng trực tuyến hay là doanh nghiệp toàn cầu, SEO là cơ hội tăng traffic cho website, thúc đẩy doanh số 1 cách tự nhiên.

“SEO hoạt động như thế nào?”

SEO là quá trình tối ưu hóa website để được xếp hạng cao hơn trên các công cụ tìm kiếm. Nhưng SEO hoạt động như thế nào? Google đã sử dụng hơn 200 yếu tố xếp hạng cho phép các thuật toán của công cụ tìm kiếm xếp hạng các website dựa trên mức độ liên quan và uy tín của các trang thuộc website. Như Jason Barnard nhận xét:

“Google đang cố gắng đề xuất câu trả lời phù hợp nhất từ ​​nguồn đáng tin cậy nhất ở định dạng phù hợp nhất cho người dùng của mình.”

Để chiến dịch SEO thành công, bạn cần đảm bảo rằng nội dung của mình là kết quả phù hợp nhất cho một truy vấn tìm kiếm cụ thể và website của bạn được coi là một nguồn đáng tin cậy.

“Làm sao để xây dựng được bộ từ khóa hiệu quả cho doanh nghiệp?”

Khi xây dựng một chiến lược SEO, bạn cần biết những gì mọi người đang tìm kiếm trên Google để tìm đến các doanh nghiệp giống như doanh nghiệp của bạn. Từ đây, bạn sẽ xây dựng chiến lược tối ưu hóa website cho phù hợp với các cụm từ khóa này.

Phương pháp tốt nhất là sử dụng công cụ lập kế hoạch từ khóa Keyword Planner của Google hoặc Keyword Magic Tool của SEMrush. Nhập một cụm từ mà bạn nghĩ mọi người sẽ sử dụng để tìm kiếm doanh nghiệp, các công cụ nghiên cứu từ khóa này sẽ cung cấp các đề xuất từ ​​khóa liên quan, đi kèm với lượng tìm kiếm hàng tháng.

Hình 2. Keyword Magic Tool cho ra các đề xuất từ khoá có liên quan về “iphone case”

Sau đó, bạn có thể sử dụng những gợi ý để áp dụng cho chiến lược SEO.

“Tại sao website không được tăng hạng trên Google?”

Trước tiên, hãy truy cập Google và gõ site:[website của bạn] vào ô tìm kiếm. Ví dụ: “site:semrush.com”

Hình 3. Ví dụ cho truy vấn tìm kiếm website của SEMrush

Nếu bạn thấy các trang thuộc website được liệt kê, có nghĩa rằng website  đã được index. Lý do website đang không được xếp hạng có thể là:

  • Website mới và chưa có đủ uy tín để Google xếp hạng lên kết quả tìm kiếm. Ngoài ra, website cũng phải cạnh tranh với những doanh nghiệp làm SEO từ trước đó. Vì vậy, không thể khởi chạy một website và mong thứ hạng website trên trang SERP tăng chỉ sau một đêm. SEO cho website cần thời gian nhất định để Google đánh giá được chất lượng nội dung trước khi lựa chọn xếp hạng trên SERP.
  • Nội dung không phù hợp với mục đích của người tìm kiếm hoặc thiếu những thông tin giá trị, thiếu sự phân tích chuyên sâu so với các trang web khác đang lên top. Bạn cần đảm bảo rằng các trang trên website  tốt và lý tưởng hơn những trang đã và đang được xếp hạng.

Nếu bạn không thấy bất kỳ trang nào trên website được liệt kê, điều này có nghĩa là website chưa được index. Lý do có thể bao gồm:

  • Website đang chặn các công cụ tìm kiếm thu thập dữ liệu (thường nằm trong tệp robots.txt) hoặc đang hướng dẫn chúng không index (thường sử dụng thẻ noindex). Giải quyết các vật cản này và bạn sẽ thấy website của mình được index.
  • Website mới ra mắt vài ngày và chưa submit website đến Google hoặc chưa ai dẫn link về sẽ chưa được index. Hãy thiết lập Google Search Console và yêu cầu index.
  • Website vi phạm Nguyên tắc quản trị website của Google. Điều này hiếm và khó xảy ra trừ khi bạn đã sử dụng một số chiến thuật SEO không chính thống.

“Tại sao lượng truy cập tự nhiên giảm?”

Xác định xem lượng truy cập tự nhiên của website là giảm đột ngột hay là giảm dần theo thời gian.

Nếu giảm một cách đột ngột:

  • Kiểm tra xem website có vô tình thêm tag noindex hay không. Tình huống này thường xảy ra khi các nhà phát triển đem một website thử nghiệm đi vào hoạt động mà quên xóa thẻ noindex. Tag noindex này được giữ nguyên sẽ khiến cho website bị bỏ qua. Nếu bạn sử dụng WordPress, hãy kiểm tra trong Settings > Reading > Search EngineVisibility. Bỏ tick box như bên dưới.

Hình 4. Đánh dấu vào box này sẽ khiến cho website của bạn không được index

  • Kiểm tra Google Search Console để xem liệu website có bị xóa khỏi SERP do phần mềm độc hại hay không. Nếu Google cho rằng website có thể gây hại cho người dùng (thường xảy ra nếu website đã bị hack), Google sẽ không index. Bạn có thể tìm hiểu thêm về cách yêu cầu Google xem xét sau khi đã khắc phục sự cố tại đây.
  • Website có thể đã bị ảnh hưởng bởi Manual Action (tác vụ thủ công), mặc dù điều này khó xảy ra. Bạn có thể kiểm tra báo cáo thao tác thủ công trong Google Search Console bằng cách đi tới: Security & Manual Actions > Manual actions
    Nếu bạn thấy website không mắc cách lỗi được liệt kê như bên trên, Manual actions có thể là lý do khiến website bị giảm lượng truy cập.

Nếu giảm lượng truy cập một cách từ từ:

  • Google có thể đã tung ra một bản cập nhật thuật toán cốt lõi giúp các website khác tăng lượng truy cập và xếp hạng cao hơn của bạn. Theo Google, “Không có gì là bất ổn khi hiệu suất của website sụt giảm sau một bản cập nhật cốt lõi. Nếu website không vi phạm nguyên tắc quản trị website của Google sẽ không phải chịu tác động của sự thay đổi trong thuật toán như các trang vi phạm các nguyên tắc. Thực tế, các yếu tố trong bản cập nhật cốt lõi không nhắm đến các trang hoặc website cụ thể. Những thay đổi này nhằm cải thiện cách công cụ tìm kiếm đánh giá tổng thể nội dung trên website. Những thay đổi này có thể khiến một số trang trước đây chưa được để ý hoạt động tốt hơn.” Lời khuyên là hãy bắt đầu vào phân tích các website nằm trong top xếp hạng, tìm hiểu xem họ đã làm được những gì mà bạn chưa thể.
  • Lý do có nhiều khả năng hơn là do đối thủ cạnh tranh đang triển khai một chiến lược SEO tốt hơn bạn và các bài viết của họ có thứ hạng cao hơn các bài viết của bạn. Tóm lại, họ đã giành được một số thứ hạng mà bạn đã nắm giữ trước đó. Trong trường hợp này, bạn nên tiến hành phân tích đầy đủ các chiến lược của đối thủ cạnh tranh để hiểu rõ những điểm cần cải thiện. Bạn có thể sử dụng công cụ Keyword Gap ToolBacklink Gap Tool của SEMrush.

“Google Penalty là gì?”

Bạn có thể đã nghe nói rằng Google đưa ra các hình thức xử lý cho những website vi phạm nguyên tắc quản trị website? Có hai loại hình phạt phổ biến:

  • Hình phạt thủ công.
  • Hình phạt thuật toán.

Tuy nhiên, việc điều chỉnh thuật toán không phải là hình phạt. Chúng là kết quả của việc xếp hạng một website thay đổi do thuật toán (ví dụ: thuật toán Panda và Penguin) lọc một số website do phát hiện sự thao túng.

Thao tác thủ công
“Hình phạt của Google được đưa ra bằng các tác vụ thủ công (manual actions), có nghĩa là do con người điều khiển. Đây là khi một website bị nhân viên của Google phát hiện ra vi phạm Nguyên tắc quản trị của Google.”

Điều chỉnh thuật toán
“Mặt khác, lọc theo thuật toán (algorithm filtering) là một phần hoàn toàn tự động trong thuật toán xếp hạng của Google. Bộ phần mềm và thuật toán của Google có thể phát hiện một số thao túng nhất định (hoặc là những gì chúng cho là thao túng), trên bất kỳ phần nào của website và từ đó “lọc” website này. Khi bị Google lọc theo thuật toán, bạn sẽ không nhận được bất cứ một tin nhắn hay thông báo nào về website bị tụt hạn.”

Nếu website nhận phải một hình phạt, bạn có thể làm theo các chỉ dẫn bên dưới để giúp khôi phục nó:

Hình 5. Quá trình xóa hình phạt của Google với Website

Hình 5. Quá trình xóa hình phạt của Google với Website

“Mất bao lâu để Google xếp hạng?”

Câu trả lời chính xác nhất là tuỳ thuộc vào từng trường hợp.

Sau launch website, tối ưu hóa thẻ tiêu đề, các web có thể được xếp hạng trong vài tuần sau đó. Bạn không thể launch một website và mong đợi nó được xếp hạng cho các truy vấn tìm kiếm ngay lập tức. Cần có thời gian để một website hoạt động một cách tự nhiên vì Google xếp hạng các website có liên quan đã và đang được xây dựng uy tín. Bạn cần phải tự giành được xếp hạng trên top của Google và chứng minh mình xứng đáng có được vị trí đó.

Tuy nhiên, thường với 1 website mới hoàn toàn sẽ cần khoảng từ sáu tháng đến một năm để được Google xem xét xếp hạng. Thời gian Google được xếp hạng dài hay ngắn phụ thuộc rất nhiều vào sự đầu tư cho chiến lược, mức độ cạnh tranh của từ khóa và các đối thủ của bạn có đang thực hiện SEO hay không.

Có thể chỉ mất vài tháng để xếp hạng cho một cụm từ địa phương (ví dụ: thợ sửa ống nước ở [địa điểm]), trong khi có thể mất nhiều năm để xếp hạng một website mới với cụm từ phổ biến như “laptop”.

John Mueller của Google chia sẻ có thể mất đến một năm để một website mới được khách hàng tìm thấy trên kết quả tìm kiếm. Tuy nhiên, với trường hợp này, sẽ có rất nhiều thay đổi về vị trí bởi vì thời gian này vẫn chưa đủ để củng cố cho Website bạn có một vị trí vững chắc trên kết quả tìm kiếm của Google. 

“Các yếu tố xếp hạng quan trọng nhất của Google là gì?”

Trở lại năm 2016, Google đã xác nhận 3 yếu tố xếp hạng hàng đầu của mình là link, content và Rank Brain. Trên thực tế, việc tối ưu hóa các yếu tố này có nghĩa là tạo ra nội dung hay mà các website khác muốn dẫn link đến website và từ đó Google biết đây là kết quả tốt nhất cho bất kỳ truy vấn tìm kiếm nào.

Nhưng nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, có rất nhiều yếu tố sâu hơn về mặt thuật toán ảnh hưởng đến việt xếp hạng tự nhiên của các kết quả tìm kiếm. 

Lấy ví dụ về nghiên cứu Ranking Factors 2.0 của SEMrush, trong đó làm nổi bật các yếu tố bổ sung được sắp xếp từ mức độ quan trọng hơn từ 1 đến 10:

  • Lượt ghé thăm trực tiếp đến website (10)
  • Thời gian trên website (9)
  • Số trang mỗi phiên truy cập (8)
  • Tỉ lệ thoát (7)
  • Tổng số domain giới thiệu (6)
  • Tổng số backlinks (6)
  • Tổng số IPs giới thiệu (6)
  • Các backlinks được theo dõi (6)
  • Độ dài bài viết (5)
  • Độ bảo mật của website (4)
  • Tổng số anchors (3)
  • Từ khóa trong anchor (2)
  • Từ khóa trong phần thân bài (2)
  • Độ dày của từ khoá (2)
  • Từ khoá trong tiêu đề (2)
  • Từ khoá trong meta (2)
  • Video trên trang (1)

“Nên chọn SEO, chạy quảng cáo PPC hay cả hai?”

Một câu hỏi luôn được đặt ra là liệu một doanh nghiệp có nên đầu tư vào SEO, PPC hay cả hai. Phương pháp tốt nhất là doanh nghiệp nên cân bằng nhiều kênh marketing để tránh phụ thuộc vào bất kỳ nguồn truy cập (và chuyển đổi) nào. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhỏ, ngân sách thường là một thách thức, vì vậy các nguồn lực phải được phân bổ một cách hiệu quả. Điều cần thiết nhất là doanh nghiệp cần phải cân bằng chiến lược SEO dài hạn với một chiến dịch PPC nhỏ nhưng được nhắm mục tiêu tốt hơn.

“Mạng xã hội có giúp tăng thứ hạng website không?”

Có một quan niệm sai lầm phổ biến rằng đăng bài trên mạng xã hội giúp tăng thứ hạng website trên các công cụ tìm kiếm. Như Moss Clement đã nói:

“Mạng xã hội không trực tiếp đóng góp vào xếp hạng SEO, nhưng các link được chia sẻ trên các nền tảng mạng xã hội sẽ tăng khả năng hiển thị thương hiệu.
Chia sẻ link website trên mạng xã hội không có tác động trong bảng xếp hạng SEO. Tuy nhiên, khi có nhiều người chia sẻ link bài viết của bạn trên mạng xã hội, nó tạo ra các tín hiệu cho thấy bài đăng đang tạo giá trị và có ích cho thị trường mục tiêu bạn nhắm đến.”

Mặc dù mạng xã hội không trực tiếp làm tăng thứ hạng trên công cụ tìm kiếm của bạn, nhưng nó lại ảnh hưởng gián tiếp và giúp xây dựng thương hiệu của bạn.

Kết luận

Mặc dù bài viết chỉ đề cập đến một số vấn đề thường gặp về SEO, nhưng chúng đều là những thông tin có giá trị với mức độ quan trọng cao. Điều này chứng minh rằng, một trong những cách tốt nhất để phát triển kỹ năng SEO của bạn là thường xuyên học hỏi và tìm tòi cái mới. Hãy không ngừng học hỏi và đừng ngại hỏi! Có rất nhiều người sẵn lòng giúp đỡ bạn.