Phân tích mức độ tương tác của đối thủ hiệu quả hơn với công cụ Google trends

03/03/2025 - Chu Thủy

Trong thời đại số, hiểu hành vi tìm kiếm của người tiêu dùng là chìa khóa để tối ưu chiến lược marketing và SEO. Google Trends là công cụ mạnh mẽ giúp theo dõi xu hướng tìm kiếm, đồng thời phân tích mức độ tương tác của đối thủ. Tận dụng dữ liệu này, bạn có thể điều chỉnh chiến lược SEO và marketing hiệu quả hơn. Cùng khám phá cách sử dụng Google Trends để phân tích đối thủ qua bài viết sau.

1. Google Trends là gì?

Google Trends là một công cụ trực tuyến miễn phí do Google phát triển, cho phép người dùng theo dõi và phân tích mức độ phổ biến của các từ khóa hoặc chủ đề cụ thể trên Google theo thời gian. Tức là giúp bạn xem mức độ quan tâm của người dùng đối với một từ khóa theo thời gian.

Công cụ này cung cấp thông tin về xu hướng tìm kiếm, so sánh độ phổ biến giữa các từ khóa và hiển thị dữ liệu theo khu vực, thời gian, lĩnh vực. Giúp người dùng hiểu rõ hơn về những xu hướng nổi bật, sự thay đổi trong sự quan tâm của công chúng và cả cách các sự kiện, sản phẩm, hoặc hiện tượng văn hóa xã hội tác động đến lượng tìm kiếm trên Google.

Hình 1: Google trends trở thành một công cụ không thể thiếu đối với doanh nghiệp (Nguồn: Internet)

Hình 1: Google trends trở thành một công cụ không thể thiếu đối với doanh nghiệp (Nguồn: Internet)

2. Hành vi tìm kiếm thương hiệu là gì?

Hành vi tìm kiếm thương hiệu đơn giản là quá trình người tiêu dùng sử dụng công cụ tìm kiếm để thu thập thông tin về một thương hiệu trên các công cụ tìm kiếm như Google sau khi đã tiếp xúc với các nội dung truyền thông hoặc quảng cáo qua các kênh khác nhau như báo chí, quảng cáo, mạng xã hội hoặc thậm chí là truyền miệng. Hành vi này thường diễn ra theo một số giai đoạn chính:

  • Nhận thức vấn đề
  • Tìm kiếm thương hiệu cụ thể
  • Tìm kiếm sâu hơn để so sánh
  • Quyết định mua hàng
  • Tìm kiếm sau mua hàng

Thuật ngữ này là được xem là thước đo quan trọng cho mức độ nhận diện và tương tác thương hiệu, giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về cách người tiêu dùng tiếp cận và tương tác với thương hiệu của họ.

Hình 2: Sử dụng những từ khóa này để tìm kiếm mẫu trong Google trends. (Nguồn: Internet)

Hình 2: Sử dụng những từ khóa này để tìm kiếm mẫu trong Google trends. (Nguồn: Internet)

3. Vì sao hành vi tìm kiếm thương hiệu lại quan trọng?

Hành vi tìm kiếm thương hiệu phản ánh sự quan tâm của người tiêu dùng đối với thương hiệu và hỗ trợ doanh nghiệp đánh giá hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo, tiếp thị hơn. Nếu lượng tìm kiếm thương hiệu tăng đột biến sau khi triển khai một chiến dịch PR hoặc quảng cáo, đó là dấu hiệu cho thấy chiến dịch đã thành công trong việc thu hút sự chú ý của công chúng.

Bạn sẽ thấy rằng nếu người tiêu dùng thường xuyên tìm kiếm một thương hiệu, có thể hiểu rằng họ tin tưởng và có xu hướng trung thành với thương hiệu đó. Có thể họ đã có những trải nghiệm tích cực trước đó và muốn tiếp tục mua sắm hoặc tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu.

Và việc tìm kiếm thương hiệu này có thể là dấu hiệu họ đang có ý định mua hàng. Các doanh nghiệp sử dụng hành vi này để tiếp cận khách hàng tiềm năng vào thời điểm quan trọng, khi họ đang ở giai đoạn gần quyết định mua hàng.

Ngoài ra, quá trình này sẽ giúp doanh nghiệp nhận biết mức độ cạnh tranh trên thị trường. Nếu người tiêu dùng tìm kiếm các thương hiệu đối thủ nhiều hơn, hành động này nói lên rằng thương hiệu của doanh nghiệp cần cải thiện chiến lược tiếp thị để thu hút sự chú ý.

Họ cũng có thể từ giai đoạn này so sánh lượng tìm kiếm trước và sau khi triển khai chiến dịch để đánh giá tác động của nó. Chính vì vậy mà dựa vào dữ liệu tìm kiếm, doanh nghiệp có thể nắm bắt các xu hướng tiêu dùng mới nổi hoặc sự thay đổi trong sở thích của người tiêu dùng. Đồng thời, họ cũng có thể từ hành vi tìm kiếm thương hiệu để điều chỉnh từ khóa và nội dung tiếp thị để phù hợp hơn với nhu cầu của khách hàng.

Hình 3: Google trends hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu thị trường dễ dàng hơn (Nguồn: MangoAds)

Hình 3: Google trends hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu thị trường dễ dàng hơn (Nguồn: MangoAds)

4. Các bước phân tích đối thủ bằng cách sử dụng Google Trends 

Bước 1: Phân tích cơ bản 

Khi theo dõi dữ liệu từ khóa, bạn có thể nhận thấy những đợt tăng vọt về lượng tìm kiếm, thường xuất hiện khi đối thủ triển khai chiến dịch truyền thông hoặc ra mắt sản phẩm mới. Đây là dấu hiệu cho thấy chiến dịch của họ đang thu hút sự chú ý. 

Ở giai đoạn này, Google Trends đóng vai trò trong việc phân tích mức độ tìm kiếm theo khu vực, từ đó xác định thị trường tiềm năng và điều chỉnh chiến lược cạnh tranh. Công cụ này còn cho phép so sánh từ khóa để đánh giá mức độ quan tâm giữa thương hiệu của bạn với đối thủ. 

Bên cạnh đó, bạn có thể khám phá các chủ đề liên quan mà người dùng tìm kiếm cùng với từ khóa gốc, từ đó phát hiện ra những xu hướng có năng lực tiềm tàng. Bạn sẽ thấy việc theo dõi sự thay đổi của từ khóa theo thời gian cũng rất quan trọng, bởi sự hỗ trợ nhận diện sự biến động trong hành vi tìm kiếm và điều chỉnh kế hoạch tiếp thị kịp thời của hoạt động này.

Bước 2: Xác định các mẫu tìm kiếm

Việc theo dõi các mẫu tìm kiếm giúp bạn hiểu rõ hơn về xu hướng và sự thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng. Có hai dạng chính cần lưu ý:

  • Tăng trưởng dài hạn: Đây là sự thay đổi ổn định theo thời gian, phản ánh mức độ nhận diện thương hiệu hoặc hiệu quả của các chiến dịch marketing dài hạn.
  • Biến động ngắn hạn: Đây là những thay đổi đột ngột về khối lượng tìm kiếm, thường xuất hiện sau các sự kiện như ra mắt sản phẩm, chiến dịch quảng cáo lớn hoặc bài viết trên truyền thông.

Hình 4: Lượt tìm kiếm về thương hiệu “ebike” tăng bất ngờ sau đại dịch Covid-19 (Nguồn Internet)

Hình 4: Lượt tìm kiếm về thương hiệu “ebike” tăng bất ngờ sau đại dịch Covid-19 (Nguồn Internet)

Để hiểu rõ nguyên nhân, bạn cần xem xét các hoạt động marketing của đối thủ trong khoảng thời gian tìm kiếm thay đổi. Một số yếu tố tác động đến sự biến động này có thể là chiến dịch quảng cáo, ra mắt sản phẩm mới hoặc sự xuất hiện trên các nền tảng truyền thông. Quá trình phân tích những dữ liệu này sẽ giúp bạn điều chỉnh chiến lược để không bị bỏ lỡ cơ hội tiếp cận khách hàng.

Bước 3: Phân tích chi tiết

  • Chọn từ khóa phù hợp: Có thể nhờ sự hỗ trợ từ Semrush hoặc Ahrefs để xác định các từ khóa thương hiệu chính của đối thủ.
  • Tìm kiếm trên Google Trends: Nhập từ khóa vào Google Trends và xem biểu đồ về mức độ quan tâm của người dùng theo thời gian.
  • Phân tích cá mẫu tìm kiếm: Xác định các xu hướng tăng trưởng, suy giảm hoặc những biến động bất thường.
  • Xuất dữ liệu: Sử dụng tính năng xuất dữ liệu của Google Trends để có cái nhìn chi tiết hơn về các xu hướng.

5. Cách sử dụng kết quả phân tích từ đối thủ để điều chỉnh chiến lược SEO

Dựa trên những kết quả phân tích từ Google Trends, bạn có thể điều chỉnh chiến lược SEO của mình để cạnh tranh tốt hơn với đối thủ. Một số cách bạn có thể ứng dụng dữ liệu này bao gồm:

Tối ưu hóa từ khóa

Nếu bạn nhận thấy rằng một số từ khóa thương hiệu của đối thủ đang thu hút nhiều sự chú ý, bạn có thể điều chỉnh chiến lược từ khóa của mình để tập trung vào các từ khóa đó bao gồm việc tạo nội dung mới hoặc điều chỉnh nội dung hiện có để cải thiện xếp hạng trên các từ khóa cạnh tranh.

Điều chỉnh nội dung tiếp thị

Dữ liệu tìm kiếm có thể cho bạn biết loại nội dung nào đang thu hút sự chú ý của người tiêu dùng. Nếu bạn thấy rằng người tiêu dùng đang tìm kiếm thông tin so sánh sản phẩm hoặc đánh giá, bạn có thể tạo ra các bài viết hoặc video tập trung vào chủ đề này để thu hút lượng tìm kiếm tương tự.

Tập trung vào khu vực địa lý cụ thể

Nếu dữ liệu Google Trends cho thấy rằng thương hiệu của đối thủ đang nhận được nhiều sự quan tâm từ một khu vực địa lý cụ thể, việc điều chỉnh chiến lược tiếp thị của mình để tập trung vào khu vực đó là điều cần thiết. Hành động này có thể bao gồm việc tối ưu hóa từ khóa địa phương hoặc tạo nội dung phù hợp với nhu cầu và sở thích của người tiêu dùng trong khu vực.

Hình 5: Kết quả phân tích theo khu vực địa lý (Nguồn: Internet)

Hình 5: Kết quả phân tích theo khu vực địa lý (Nguồn: Internet)

6. Kết hợp Google Trends cùng các công cụ hỗ trợ phân tích

Google Trends giúp bạn nắm bắt xu hướng tìm kiếm, nhưng để có cái nhìn toàn diện hơn, bạn nên kết hợp với các công cụ phân tích khác. Ahrefs hỗ trợ kiểm tra backlink, đánh giá mức độ cạnh tranh và hiệu quả SEO. Glimpse giúp phát hiện những xu hướng nhỏ chưa phổ biến và trực quan hóa dữ liệu. Google Keyword Planner cung cấp số liệu tìm kiếm chính xác để lên kế hoạch quảng cáo và SEO.

Ngoài ra, Google Analytics sẽ giúp theo dõi lưu lượng truy cập và hành vi người dùng để đánh giá tác động thực tế của xu hướng. Và SEMrush cung cấp thông tin chi tiết về từ khóa, đối thủ cạnh tranh và tối ưu hóa nội dung.

Bạn cũng có thể kết hợp Google Trends với Google Search Console để kiểm tra hiệu suất từ khóa trên website hay HubSpot cho việc triển khai các chiến dịch tiếp thị, email marketing dựa trên xu hướng. Khi kết hợp các công cụ này, bạn có thể xây dựng chiến lược marketing hiệu quả và tận dụng tối đa xu hướng tìm kiếm.

Hình 6: Báo cáo từ Google trends kết hợp Glimpse (Nguồn: Internet)

Hình 6: Báo cáo từ Google trends kết hợp Glimpse (Nguồn: Internet)

7. Kết luận

Việc sử dụng Google Trends để phân tích hành vi tìm kiếm thương hiệu của đối thủ không chỉ giúp bạn hiểu rõ hơn về hiệu quả chiến lược của họ mà còn cung cấp những thông tin quan trọng để điều chỉnh chiến lược SEO và marketing của mình. Thông qua các hoạt động theo dõi các mẫu tìm kiếm, xác định nguyên nhân của chúng và ứng dụng dữ liệu vào chiến lược của mình, bạn có thể nâng cao khả năng cạnh tranh và tăng cường nhận diện thương hiệu. Hãy tận dụng công cụ này để tối ưu hóa chiến lược tiếp thị và đạt được những kết quả tốt hơn cho doanh nghiệp.