Trước đây, nhắc tới SEO onpage là đề cập đến việc tối ưu thẻ meta, content và các tiêu đề. Nhưng ngày nay, bạn cần quan tâm đến yếu tố tương tác của người dùng bên cạnh việc tối ưu website. Vậy, việc tối ưu SEO onpage và kỹ thuật đẩy SEO gồm những gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Cách thức tối ưu website chuẩn SEO
Tìm hiểu nhu cầu người dùng trước khi viết
Trước khi viết, bạn hãy trả lời những câu hỏi sau: Mọi người đang tìm kiếm chủ đề gì? Khi chọn chủ đề đó, bạn có chắc ý tưởng đủ khác biệt? Bạn sẽ khai thác khía cạnh mới nào của chủ đề?
Đây là 3 trong số những câu hỏi định hướng trước khi bạn viết bất kỳ nội dung gì. Bên cạnh đó, nghiên cứu từ khóa là tiêu chí cần thiết và quan trọng hàng đầu trong việc tối ưu SEO onpage để biết đâu là chủ đề đang được mọi người quan tâm.
Thẻ meta
Thẻ meta là một yếu tố trong HTML dùng để mô tả content của website, trong đó, quan trọng nhất là meta title và meta description.
Hình 1: Ví dụ về các thẻ meta
Dù hiện nay meta title và meta description không phải là tiêu chí xếp hạng website nhưng vẫn tác động mạnh đến CTR cũng như mức độ tương tác của người dùng. Do đó, thẻ tiêu đề và thẻ mô tả vẫn rất cần thiết đối với SEO.
Bên cạnh đó, hiện nay các bản cập nhật thuật toán Google giúp lựa chọn thẻ tiêu đề, và thẻ mô tả liên quan hơn với từ khóa tìm kiếm, trong trường hợp meta title và meta description của bài viết không khớp từ khoá tìm kiếm của người dùng.
Có nhiều công cụ và plugin (ví dụ: Yoast SEO) phân tích content về việc sử dụng từ khóa chính trong tiêu đề meta, mô tả meta, tiêu đề, mật độ từ khóa tổng thể, alt text và những thứ khác.
Hình 2: Plugin Yoast SEO
Thẻ tiêu đề và dòng tiêu đề
Từ khóa chính cần được chèn vào thẻ tiêu đề và mô tả để người dùng biết website của bạn nói về nội dung gì. Ngoài ra, trong thẻ mô tả hãy thêm phần nhấn mạnh lời kêu gọi hành động (CTA).
Bạn cần thuyết phục cả người dùng, và công cụ tìm kiếm rằng website của bạn mới đúng là trang nên được click vào. Bên cạnh đó, hãy nghĩ đến sự tương tác của người dùng, đừng lạm dụng hay nhồi nhét từ khóa trong bài viết. Bạn nên tìm hiểu website của đối thủ cạnh tranh để xem những gì họ đang làm tốt, từ đó xây dựng nên chiến lược của riêng bạn.
Lưu ý:
- Google sẽ hiển thị tối đa 70 ký tự cho tiêu đề và tối đa với 155 ký tự cho meta description (cập nhật vào tháng 5 năm 2019).
- Đảm bảo sử dụng đúng cấu trúc tiêu đề <h1>, <h2>, <h3>,… để người dùng dễ truy cập, đọc và hình dung.
- Kiểm tra cách hiển thị của bài viết trên trang kết quả tìm kiếm bằng các công cụ mô phỏng SERP của Mangools (ảnh chụp màn hình bên dưới), SEO Site Checkup hoặc các plugins cho WordPress.
Hình 3: Trình mô phỏng SERP của Mangools
Sử dụng URL thân thiện với SEO
Thay vì sử dụng các URL tạo tự động với các số và ký tự (www.vidu.com/2017/post318e7a349f6) thì dùng URL tương ứng với nội dung và tiêu đề của bài viết (www.vidu.com/cach-nuong-khoai-tay).
Với WordPress, bạn có thể đặt link cố định trong cài đặt chung (common settings).
Hình 4: Trang Common Settings (Cài đặt chung) trên WordPress
Đa phương tiện (Multimedia)
Multimedia gồm tổ hợp văn bản, audio, hình ảnh, hoạt hình, video, và những nội dung mang tính tương tác. Bài viết sử dụng hình ảnh, infographic, biểu đồ và video sẽ hấp dẫn hơn so với một bài viết mà nội dung toàn chữ. Chúng giúp giảm tỷ lệ thoát trang và tăng mức độ tương tác cao hơn. Video streaming hiện là một trong những xu hướng marketing nổi bật trong vài năm trở lại đây. Hơn nữa, multimedia thúc đẩy mọi người tương tác bằng cách ấn like, share hoặc comment.
Lưu ý:
- Tối ưu hóa hình ảnh bằng cách đặt tên file có liên quan (cach-nuong-khoai-tay.jpg), thêm alt text và nén size phù hợp.
- Khuyến khích chèn video hoặc biểu đồ.
- Thêm transcript (bản ghi nội dung) cho video.
Outbound link và internal link
Hãy sử dụng các outbound links (link trỏ đến website khác) dẫn đến các nguồn có liên quan và uy tín. Còn internal link (link nội bộ) là một cách để dẫn người dùng đến các bài viết hoặc các trang trong website của bạn. Link nội bộ làm tăng mức độ tương tác trên trang cũng như giúp bot của Google hiểu được cấu trúc của website.
Lưu ý:
- Các outbound link có thể không trực tiếp cải thiện thứ hạng, nhưng bạn nên sử dụng chúng.
- Sử dụng tối đa 2 đến 3 link nội bộ, tùy thuộc vào độ dài content.
- Trình thu thập thông tin của công cụ tìm kiếm quét hết các link này, vì vậy đừng cố gian lận và thường xuyên kiểm tra và loại bỏ các link bị hỏng.
- Tuân theo mô hình content hub cho các Internal link.
Hình 5: Một trong những cách hay để link content của bạn với nhau là tuân theo mô hình content hub
Tương tác của người dùng
Trước đây một bài viết có nội dung hấp dẫn sẽ nhanh chóng được mọi người chia sẻ. Nhưng ngày nay, mọi người có xu hướng trở nên “lười” thao tác vì vậy bạn cần đặt các nút chia sẻ ở chỗ dễ thấy trên website. Theo BuzzSumo, lượng chia sẻ trên social media đã giảm một nửa kể từ năm 2015.
Bên cạnh Facebook, Twitter hoặc LinkedIn, hãy cân nhắc thêm các mạng xã hội có liên quan đến chủ đề của bạn, chẳng hạn như Reddit, Pinterest...
Technical SEO checklist
Technical SEO như một phần của on-page SEO dùng để xử lý những thứ thiên về kỹ thuật hơn. Với kỹ thuật tối ưu website, ban cần trang bị một vài kỹ năng về việc phát triển website. Dưới đây là những yếu tố technical SEO quan trọng nhất mà bạn nên tập trung vào:
1. Google Search Console
Tạo tài khoản Google Search Console để theo dõi và duy trì hiệu suất website của bạn. Cụ thể, Search Console giúp bạn phân tích thứ hạng từ khóa, CTR, các án phạt Google và nhiều dữ liệu hữu ích khác.
Hình 6: Theo dõi hiệu suất website với Google Search Console
Bên cạnh đó, các tính năng khác như tính khả dụng trên mobile, chọn những gì bạn muốn và không muốn được index, lỗi của website, lỗi cấu trúc dữ liệu và link.
Lưu ý:
- Website cần được xác minh để sử dụng các tính năng của Search console.
- Hãy kết nối Search Console với Google Analytics.
Hình 7: Cách xác minh sản phẩm (website) của bạn trong Search Console
2. Tốc độ của website
Tốc độ tải trang là một trong những yếu tố xếp hạng quan trọng. Theo nghiên cứu, 50% người dùng internet kỳ vọng một website được tải nhanh trong 2 giây. Nếu website không tải trong vòng 3 giây, họ sẽ thoát.
Lưu ý:
- Kiểm tra tốc độ website tại PageSpeed Insights.
- Tối ưu hóa hình ảnh, nén GZIP, nén HTML, rút gọn JS và CSS và cố gắng giảm thời gian phản hồi của máy chủ.
- Dịch vụ lưu trữ website chất lượng đóng một vai trò lớn đối với tốc độ website, vì vậy hãy chọn một nhà cung cấp đáng tin cậy.
Hình 8: Kiểm tra tốc độ của website mangools
3. Tối ưu hóa cho mobile
Google bắt đầu triển khai tính năng Mobile-first Indexing vào tháng 3 năm 2018. Vì vậy, bên cạnh tối ưu SEO, tối ưu hóa cho mobile là điều bắt buộc. Mọi người đang chuyển từ PC sang dùng mobile nhiều hơn. Trên thực tế, bỏ qua việc tối ưu phiên bản mobile của website sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thứ hạng của trang.
Lưu ý:
- Kiểm tra tốc độ phản hồi website của bạn với Mobile-Friendly Test.
- Theo dõi thứ hạng từ khóa của bạn trong kết quả tìm kiếm trên mobile.
- Đảm bảo phiên bản mobile của website bạn hoạt động hiệu quả và nhanh chóng.
Bạn cũng có thể xem xét sử dụng AMP (Accelerated Mobile Page) để cải thiện tốc độ tải. Đó là một mã HTML được mở rộng với các thuộc tính tùy chỉnh cho phép hiển thị nội dung tĩnh nhanh hơn.
4. Sitemap - Sơ đồ website
Sơ đồ website giúp công cụ tìm kiếm thu thập thông tin trên trang của bạn. Sitemap là một file liệt kê tất cả các thành phần của website. Tuy nhiên, sitemap không tác động đến thứ hạng website. Theo Google, sitemap chỉ giúp website của bạn được index nhanh hơn, tốt hơn. Bạn sẽ không bao giờ bị phạt nếu website của bạn không nộp sitemap.
Lưu ý:
- Không phải tất cả các website đều cần sitemap.
- Có nhiều loại sitemap nhưng thông dụng là sitemap XML.
- Sitemap không được chứa nhiều hơn 50.000 URL và không được vượt quá 50MB.
- Đặt sitemap trong thư mục gốc của website: https://vidu.com/sitemap.xml
5. Robots.txt
Robots.txt là một file cho trình thu thập thông tin biết phần website nào bạn không muốn được truy cập, có dạng https://vidu.com/robots.txt.
Robots.txt hữu ích khi bạn không muốn một số lệnh, file không cần thiết hoặc hình ảnh được index.
Cú pháp robots.txt:
User-agent: *
Disallow: / (ví dụ: /images/pizza.png)
Lưu ý:
- Không sử dụng robots.txt để ẩn content khỏi công cụ tìm kiếm.
- Trình thu thập thông tin hoặc phần mềm robot độc hại không thể vi phạm robots.txt
Các kỹ thuật SEO khác
Có rất nhiều thủ thuật SEO giúp tăng hiệu suất website. Trước hết, hãy bắt đầu với việc phân tích trạng thái hiện tại để tìm thấy nhiều cơ hội hơn.
SEOSiteCheckup là một công cụ giúp phân tích on-page SEO. Bạn có thể phân tích một URL mỗi ngày và tải báo cáo PDF mà không cần phải đăng ký.
Hình 9: Sử dụng SEOSiteCheckup cho website mangools.com
Thiết lập Google Tag Manager (trình quản lý thẻ của Google) để quản lý thẻ nâng cao, vì vậy bạn không cần bất kỳ hỗ trợ nào từ các web developer.
HTTPS vs. HTTP: Năm 2014, Google khẳng định sẽ tăng thứ hạng của các website HTTPS/SSL. Cho đến nay, nó vẫn là một yếu tố xếp hạng ảnh hưởng đến các từ khoá tìm kiếm.
Khi website an toàn sẽ khiến người dùng an tâm hơn. Ví dụ: Google Chrome gắn nhãn một website không được mã hóa bằng SSL là "Not Secure" (không an toàn), điều này ảnh hưởng đến mức độ tương tác của người dùng.
Chuẩn hóa URL/IP: Chuẩn hóa IP rất quan trọng khi một website được index theo cả địa chỉ IP và tên miền của nó.
Ví dụ: Chuẩn hóa URL có nghĩa là: https://vidu.com và https://www.vidu.com/ phải chuyển về cùng một URL
Kết luận
Những chia sẻ trên đây mang tính kỹ thuật hơn so với các cách tối ưu bài viết SEO thông thường, nó giúp bạn tối ưu SEO onpage hiệu quả hơn. Tuy nhiên, đây chỉ là những kỹ thuật tối thiểu, bạn nên thực hiện để bài viết tâm đắc của mình được nằm trong top Google.