Cẩm nang lựa chọn keyword SEO hiệu quả năm 2021

Posted on
Cẩm nang lựa chọn keyword SEO hiệu quả năm 2021

Trong bất cứ chiến dịch SEO hay sáng tạo nội dung, nghiên cứu từ khóa luôn giữ vai trò quan trọng. Mặc dù vậy, nhưng xu hướng tìm kiếm của người dùng trên các SE (công cụ tìm kiếm) hầu như vẫn rất khó nắm. 

Vậy làm sao để chọn lựa keyword cho những  chiến dịch content, email hay web marketing hiệu quả nhất? Bài viết này sẽ bật mí một số cách research và sử dụng keyword cho từng trường hợp cụ thể.

Hi vọng những thông tin này có thể giúp bạn hiểu hơn về keyword research và có thể áp dụng chúng vào quá trình xây dựng content marketing của mình!

Keywords là gì?

Keyword hay từ khóa là một từ hoặc cụm từ cụ thể giúp mô tả một chủ đề nào đó mà người dùng đang tìm kiếm.

Một cách tổng quát, các từ khóa đều mang một mục đích chung là kết nối content của bạn đến với khách hàng mục tiêu, đồng thời giúp họ tìm thấy doanh nghiệp của bạn.

Nghiên cứu từ khóa là cách tìm ra những từ, cụm từ mà mọi người thường search để đưa vào webpage, sáng tạo nội dung và chiến dịch marketing.

Tại sao cần làm nghiên cứu từ khóa ?

Như đã nói, keyword là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy SEO ranking quan trọng trên Google search. Nếu bạn chọn đúng từ khóa liên quan đến chủ đề người dùng tìm kiếm, Google sẽ đẩy thứ hạng bài viết của bạn lên cao hơn, dẫn đến khả năng người dùng nhìn thấy content của bạn cao hơn.

Nghiên cứu từ khóa cũng giúp bạn chọn lựa topic để đưa vào content strategy của mình. Bằng cách biết được topic hay trend tìm kiếm hiện nay, bạn có thể sáng tạo nên nhiều content topic khác nhau nhằm trả lời cho câu hỏi người dùng đang tìm kiếm.

Như vậy, nghiên cứu từ khóa không chỉ hỗ trợ việc tạo nội dung mà còn hỗ trợ tất cả các hoạt động marketing và promotion, bao gồm cả email marketing, PPC marketing và nghiên cứu đối thủ cạnh tranh.

Ngoài ra, việc kiểm tra các từ khóa mà đối thủ cạnh tranh của bạn đang nhắm mục tiêu có thể giúp bạn tinh chỉnh chiến lược content. Có một số công cụ giúp bạn nghiên cứu từ khóa cạnh tranh sẽ được giới thiệu qua bài viết này.

Keyword research và xu hướng tìm kiếm của người dùng

Trước đây, mục đích nghiên cứu từ khóa là “nhồi nhét” những keyword mọi người thường tìm kiếm vào content nhằm đẩy các bài viết lên trang đầu kết quả tìm kiếm. Ngày đó, chất lượng keyword ít quan trọng hơn so với số lượng keyword phù hợp – tỷ lệ lượng keyword thường nhiều và dày đặt so với độ dài nội dung.

Hiện nay, cách đẩy SEO này đã quá cũ và Google vẫn đang điều chỉnh thuật toán cho search engine để cố gắng cung cấp search result đúng với keyword mọi người search nhất.

Dưới đây là một số điểm nổi bật của xu hướng tìm kiếm hiện tại:

  • Những chiếc smartphone đã được sở hữu tính năng tìm kiếm bằng giọng nói. Vì vậy, người dùng sẽ có xu hướng sử dụng ngôn ngữ đời thường để tìm kiếm, ít gõ các cụm keyword hơn.
  • Google cố gắng ngay lập tức đưa ra những kết quả content tiêu biểu và phù hợp nhất với nhu cầu người dùng tìm kiếm.
  • Xu hướng search các keyword đồng nghĩa ngày càng nhiều. Tức là bạn sẽ phải tối ưu content cho keyword chính và cả những keyword đồng nghĩa, liên quan đến nó.
Google recommend các topic liên quan đến keyword người dùng search

Hình 1: Google recommend các topic liên quan đến keyword người dùng search

Như vậy, Keyword research giúp bạn tối ưu content phục vụ cho con người trước, sau đó mới là search engine.

Tìm hiểu các loại Keyword

Trước khi bắt tay vào nghiên cứu từ khóa, bạn cần phải hiểu cách phân loại chúng. Trong bài viết này, từ khóa được phân thành từ khóa ngắn, trung bình và dài.

  • Từ khóa ngắn (Head keyword) thường có 1 – 2 từ với lượng search cao.
  • Từ khóa trung bình (Body keyword) thường có 2 – 3 từ với lượng search trung bình.
  • Từ khóa dài (Long tail keyword) thường từ 4 từ trở lên với lượng search thấp nhưng chiếm phần lớn web traffic.

Một số thuật ngữ keyword khác như: head, modifier và tail keyword hoặc short, medium, long tail keyword. ( Đề mục, từ khóa liên quan, từ khóa đuôi, từ khóa đuôi,…)

Yếu tố quan trọng ở đây là tính cụ thể. Cụm từ càng dài thì càng cụ thể và có càng ít kết quả tìm kiếm. Biểu đồ của Backlinko sẽ chứng minh cho nhận định này:

So sánh độ cạnh tranh nội dung với tỉ lệ chuyển đổi qua mật độ keyword

Hình 2: So sánh độ cạnh tranh nội dung với tỉ lệ chuyển đổi qua mật độ keyword

Nhìn vào biểu đồ, ta thấy được

Nếu bạn search từ “t-shirts”, google sẽ trả lại hàng triệu search result khác nhau.

Nếu bạn search từ “blue t-shirts”, bạn sẽ nhận được cả ngàn search result khác nhau.

Nếu bạn search từ “blue American Apparel t-shirts”, bạn sẽ nhận được ít search result hơn nhưng nội dung sẽ gần với keyword bạn search nhất.

Từ góc độ Internet user, gõ từ khóa càng cụ thể thì bạn càng dễ tìm thấy kết quả tìm kiếm phù hợp.

Index từ khóa ngữ nghĩa tiềm ẩn

Latent Semantic Indexing (LSI) tạm dịch là Lập chỉ mục ngữ nghĩa tiềm ẩn. Nghĩa là search engine sẽ đề xuất thêm những từ liên quan giúp bạn có keyword cụ thể hơn cho topic mình tìm kiếm.

Ví dụ search từ “Titanic”, search engine sẽ dùng keyword của bạn và đề xuất thêm vào một số từ hoặc cụm từ khác giúp bạn xác định nội dung tìm kiếm là về vụ đắm tàu Titanic hay phim Titanic nổi tiếng.

Vì LSI giúp search engine cung cấp các kết quả phù hợp hơn khi mọi người tìm kiếm, một phần của chiến lược nghiên cứu từ khóa nên gồm các từ khóa LSI để áp dụng vào content strategy. Tìm từ khóa LSI như thế nào? Xem thanh gợi ý từ khóa khi bạn nhập một từ hoặc cụm từ vào search box của Google. Danh sách này thay đổi khi bạn thêm các từ khóa.

Thanh gợi ý từ khóa tự động thay đổi theo từ khóa bạn nhập vào

Hình 3: Thanh gợi ý từ khóa tự động thay đổi theo từ khóa bạn nhập vào

Bạn cũng có thể xem các cụm từ tìm kiếm có liên quan được hiển thị ở cuối trang kết quả. Lưu ý nếu bạn thay đổi các thông số tìm kiếm trong cài đặt tìm kiếm, danh sách này sẽ biến mất.

Một công cụ tốt để tìm từ khóa LSI là LSIGraph, cung cấp cho bạn một danh sách keyword nhiều hơn thanh gợi ý của Google. Với công cụ này, tuy vẫn sẽ có vài trường hợp không hiển thị gợi ý, nhưng hầu như các keyword được nhập vào sẽ đem đến keyword gợi ý giúp ích cho việc sáng tạo nội dung. Sử dụng các từ khóa ngữ nghĩa mang lại cho nội dung mức độ liên quan và phạm vi tiếp cận tiềm năng hơn.

Nhập vào keyword “Titanic” và kết quả trả về các keyword ngữ nghĩa tương ứng

Hình 4: Nhập vào keyword “Titanic” và kết quả trả về các keyword ngữ nghĩa tương ứng

Hiểu ý định của người dùng khi search keyword

Tuy nhiên việc nghiên cứu từ khóa không dừng lại ở việc phân biệt được từ khóa ngắn, trung bình hay dài. Một bộ từ khóa đầy đủ và toàn diện phục vụ cho marketing, sáng tạo nội dung và SEO cũng cần nhắm trúng vào ý định khách hàng mục tiêu khi họ search bất kỳ keyword nào. Nếu bạn hiểu được ý định search, bạn có thể truyền tải chính xác nội dung mà user đang tìm kiếm.

Thông thường có nhiều cách mô tả ý định search keyword, theo Practical Ecommerce có 4 loại ý định như sau:

  • Định hướng (navigational): Search về một website cụ thể.
  • Thông tin (informational): Tìm câu trả lời cho topic nào đó.
  • Điều tra (investigational): Tìm thông tin cuối cùng có thể dẫn đến một giao dịch cụ thể.
  • Giao dịch (transactional): Khi muốn thực hiện giao dịch trao đổi mua bán.

Những ý định trên có điểm gì khác biệt ? Ví dụ bạn muốn mua một chiếc điện thoại, bạn dùng từ khóa thông tin để search về các dòng điện thoại khả dụng hiện nay, thường là câu hỏi “ở đâu”, “tại sao”, “bằng cách nào”, v.v.

Trong quá trình search, bạn tìm được vài dòng điện thoại hợp với mình, bạn gõ tên điện thoại vô search box của Google để tìm website bán điện thoại đó. Đây là tìm kiếm định hướng.

Sau đó bạn bắt đầu so sánh các lựa chọn điện thoại khác nhau bằng cách search thông tin về chúng nhiều hơn. Đây là cách search điều tra và sẽ có khả năng cao sẽ dẫn đến quyết định mua.

Cuối cùng, các từ khóa giao dịch thường gồm từ: mua, chỗ mua, v.v. mô tả chính xác về ý định mua hàng. Thêm vào đó, các từ khóa mang tính thương mại, mua bán sẽ liên quan đến doanh nghiệp của bạn nhiều nhất và thu hút sự chú ý của những người muốn mua hàng.

Nếu doanh nghiệp của bạn trong mảng Ecommerce, Search Engine Journal list ra những thể loại keyword phổ biến sau:

  • So sánh với các đối thủ cạnh tranh
  • Giảm giá
  • Rating và review
  • Mã phiếu giảm giá
  • Tìm kiếm đợt sale

Mặt khác, Moz phân biệt keyword dựa trên Bảng đánh giá chất lượng tìm kiếm trên Google:

Guideline đánh giá chất lượng tìm kiếm trên Google

Hình 5: Guideline đánh giá chất lượng tìm kiếm trên Google

Trong bảng trên, keyword giao dịch và thông tin thay đổi dựa trên nền tảng search là web hay các trợ lý ảo (intelligent personal assistant) như Google Assistant, Siri, Cortana, v.v. Trong khi đó, keyword định hướng không có nhiều thay đổi khi search trên nền tảng khác nhau.

Guideline đánh giá chất lượng tìm kiếm trên Google 2017 đã liệt kê 4 cách search truy vấn phổ biến:

  1. Know (Hiểu biết khái quát): Người dùng lúc này thường sẽ tìm các thông tin đơn giản, trả lời cho một câu hỏi, một sự thật nào đó.
  2. Do (Làm) là thực hiện hành động hoặc hoàn thành mục tiêu. Ví dụ: nếu bạn search về một tựa game, có khả năng bạn muốn cài đặt game đó.
  3. Website (Tên/ địa chỉ website): truy vấn nhằm định vị và truy cập một website.
  4. Visit- in- person (Ghé thăm trực tiếp): người dùng tìm kiếm bằng điện thoại và hành động dựa trên kết quả search, như ghé đến một địa điểm ăn uống sau khi search về các địa điểm ăn uống gần đây nhất.

Khi bạn biết cách phân loại các từ khóa trong quá trình nghiên cứu, bạn có thể sử dụng những mục đích search trên để trợ giúp xây dựng content strategy và đảm bảo đáp ứng nhu cầu của người dùng khi họ search thông tin liên quan đến bạn.

Bắt đầu với Nghiên cứu Từ khoá

Làm cách nào để tạo ra list các keyword, hãy bắt đầu brainstorm những ý tưởng của bạn.

Nếu bạn hiểu rõ khách hàng ở thị trường ngách của mình, bạn sẽ biết cách tìm kiếm idea phù hợp với họ ở từng giai đoạn tương tác. Ngược lại, bạn nên bắt đầu với list các điều bạn thường search trên search engine. Công cụ thường sử dụng để lưu ý tưởng keyword có thể là spreadsheet để thuận tiện lưu file dạng Excel hoặc CSV.

Seed keyword hay từ khóa hạt giống là từ chính tập trung toàn bộ tiêu điểm tìm kiếm của người dùng. Dạng từ khóa này sẽ giúp bạn brainstorm ra hàng loạt các từ khóa bổ nghĩa, đồng nghĩa khác. Chẳng hạn có seed keyword là “nhà hàng”, mở rộng ra là “nhà hàng tiệc cưới”, “nhà hàng sang trọng quận 3”,…

Nhờ đó, bạn sử dụng kết hợp với website LSIGraph để tìm thêm keyword liên quan đến dự án của bạn.

Mặt khác, các keyword cũ nhưng giúp thu hút người dùng đến website cũng có thể được dùng làm gốc để chọn thêm các keyword mới, liên quan cho SEO, xây dựng content và marketing.

Hai nơi có thể giúp marketer brainstorm keyword là Google Analytics và Google Search Console.

Với Google Analytics, vào Acquisition » All Traffic » Channels » Organic Search

Hướng dẫn tìm keyword idea với Google Analytics

Hình 6: Hướng dẫn tìm keyword idea với Google Analytics

Nếu bạn đã liên kết tài khoản Google Search Console với tài khoản Google Analytics của mình, hãy chuyển đến Acquisition » Search Console » Queries. Bạn sẽ thấy nhiều dữ liệu hơn.

Cuối cùng, có một số nơi khác để tìm keyword, bao gồm:

  • Blog comment, note lại những câu hỏi/thắc mắc của độc giả.
  • Hashtag trên diễn đàn, mạng xã hội, mọi người nói gì về content của bạn.
  • Tựa sách hoặc tiêu đề content trên các website lớn liên quan đến dự án của bạn.

Đừng quên local search với các keyword tập trung vào một khu vực nhất định khi mà càng nhiều người sử dụng smartphone hơn. Nếu dự án tập trung vào một khu vực địa phương bất kỳ, đừng bỏ qua những keyword này.

Sau khi hoàn tất tìm kiếm keyword, bạn cần công cụ để đánh giá tiềm năng của keyword và tìm thêm những từ mới khác trước đó chưa được list vào.

Các công cụ nghiên cứu từ khóa tốt nhất

Nhiều công cụ liệt kê bên dưới giúp bạn phân tích các khía cạnh khác về hiệu suất của trang web, không chỉ từ khóa. Nhưng cả khi bạn chỉ xem dữ liệu từ khóa, chúng cũng cung cấp thông tin hữu ích như volume, ranking difficulty (hữu ích cho chiến lược nội dung và SEO), keyword value (cho quảng cáo PPC), competition v.v. Có hàng tá công cụ nghiên cứu từ khóa, nhưng đây là một số công cụ phổ biến nhất giúp bạn hoàn thiện công cuộc nghiên cứu từ khóa:

  1. Ahrefs là một bộ công cụ nghiên cứu từ khóa, nội dung và SEO hoàn chỉnh.
  2. Answer the Public chia nhỏ kết quả của nó theo loại câu hỏi, để bạn có thể nhắm mục tiêu nội dung trả lời những câu hỏi đó.
  3. Google Adwords Keyword Planner cho phép bạn đánh giá global và local search volume hàng tháng cho các từ khóa, mức độ cạnh tranh và chi phí ước tính cho mỗi nhấp chuột. Để lấy ý tưởng từ khóa, hãy đăng nhập và đi đến Tools » Keyword Planner, và chọn một trong các tùy chọn trong Find New Keywords and Search Volume.
  4. SEMrush cung cấp dữ liệu từ khóa và giúp bạn tìm các từ khóa liên quan đến cụm từ tìm kiếm chính của bạn. Công cụ trả phí này cũng có nhiều tính năng khác, nhưng bạn có thể thử tìm kiếm từ khóa miễn phí trên trang này.
  5. Công cụ SEO Book Keyword Suggestion Tool cung cấp khối lượng tìm kiếm, các thuật ngữ liên quan, giá trị ước tính và hơn thế nữa.

Xem thêm về các công cụ nghiên cứu từ khóa

Kết hợp sử dụng công cụ và bộ keyword vào nghiên cứu từ khóa

Sau khi được cung cấp một list các công cụ và bộ từ khóa, bạn cần biết các phối hợp chúng để mang đến hiệu quả tốt nhất cho website.

Keyword cho chạy quảng cáo có thể dùng công cụ Google AdWords Keyword Planner để biết keyword nào tốt cho mục đích quảng cáo. Tùy theo chiến lược của dự án mà các từ có giá tầm trung trở xuống cũng mang lại hiệu quả tương tự các từ có giá cao.

Keyword cho SEO, sáng tạo nội dung và marketing thường tập trung vào độ khó để đạt rank cao trên search engine (keyword difficulty) và tiềm năng lọt top rank của keyword (keyword opportunity).

Ngoài ra, list keyword phân theo chiến lược của dự án như keyword liên quan trực tiếp đến sản phẩm, thương hiệu; keyword về dự định của người dùng. Phân nhóm keyword dựa trên các topic bạn muốn đưa vào.

Không chỉ có keyword, content cũng cần đáp ứng nhiều nhu cầu search khác nhau. Tức là ta không nên tập trung hết vào từ khóa thương mại như “mua ở đâu”, “bán hàng chính hãng”, v.v. vì mọi người sẽ search bằng những keyword khác trước khi nảy sinh ý định mua hàng.

Keyword sẽ nằm ở phần nào của bài viết?

Keyword có thể được đặt ở bất kỳ đâu trong phần nội dung, về mặt cơ bản, chúng thường đặt ở:

  • Tiêu đề nội dung: là tiêu đề bài viết và tiêu đề SEO. Tiêu đề bài viết giúp Google xác định độ liên quan giữa keyword search và bài viết và cũng là link người dùng click vào.
  • Meta description tag: hiển thị ngay dưới tiêu đề, tóm gọn nội dung trong 160 ký tự và giúp người dùng hiểu sơ về nội dung bài viết.
  • Link và update trên social media: giúp mọi người dễ tìm kiếm nội dung site qua việc chèn keyword vào hashtag.

Liệu việc chia sẻ qua mạng xã hội có được xem như backlink không? Tìm hiểu thêm bài viết về mối liên quan giữa SEO và Social Media nhé!

Tất nhiên, bạn cũng sẽ sử dụng các keyword và thuật ngữ có liên quan trong toàn bộ nội dung của mình. Tuy nhiên, hãy tránh nhồi nhét từ khóa – nó được coi là một chiến thuật SEO mũ đen và sẽ phản tác dụng. Hãy sử dụng từ khóa chính của bạn và các biến thể như từ khóa bổ nghĩa, đồng nghĩa trong bài viết. Khi hoàn tất, kiểm tra lại để xem liệu bài viết mạch lạc và thu hút độc giả hay không.

Xem hướng dẫn chi tiết hơn về cách đặt từ khóa cho SEO ở đâu hiệu quả.

Bây giờ bạn biết cách sử dụng nghiên cứu từ khóa để chọn các thuật ngữ phù hợp cho Google và giúp khách hàng mục tiêu tìm thấy nội dung của bạn. Đừng quên theo dõi SEO audit để phát hiện bất kỳ lỗi nào có thể làm giảm thứ hạng và lưu lượng truy cập của bạn.

Và, hãy nhớ tải xuống hướng dẫn tham khảo: Cách Chọn Từ khoá Phù hợp cho SEO. Hướng dẫn điểm qua những lưu ý nổi bật trong bài viết này. Đây chính là những thứ bạn cần để chọn từ khóa phù hợp để tăng lưu lượng truy cập và cải thiện thứ hạng.

Đó chính là những chia sẻ về việc lựa chọn từ khóa trong năm 2021. Thông qua bài viết này, MangoAds hy vọng rằng bạn sẽ có thêm thông tin để xây dựng chiến lược SEO hiệu quả. Chúc các bạn thành công!