Các lưu ý khi xây dựng kênh Youtube cho doanh nghiệp

Các lưu ý khi xây dựng kênh Youtube cho doanh nghiệp

Youtube là một trong những kênh thông tin dưới dạng video phổ biến hiên nay. Để có một kênh Youtbe thu hút nhiều người xem, công việc cần làm không chỉ dừng ở tạo tài khoản và đăng tải video. Bài viết này sẽ giúp bạn biết cách tối ưu kênh Youtube nhằm thu hút lượng người xem đông đảo. Cùng theo dõi nhé!

Quảng cáo trên YouTube

Ngoài việc quảng bá kênh YouTube một cách tự nhiên, bạn cũng có thể đầu tư vào quảng cáo để tiếp cận và thu hút nhiều người xem hơn. Trước khi chạy chiến dịch quảng cáo trên YouTube, hãy đảm bảo bạn hiểu rõ đối tượng mà bạn muốn tiếp cận như sau:

  • Họ là ai? Chọn đối tượng cụ thể dựa trên nhân khẩu học, ngôn ngữ và sở thích. Ví dụ: bạn có thể nhắm mục tiêu những ông bố mới từ 28 đến 40 tuổi, những người đăng ký kênh sửa chữa nhà cửa và xem video cách tự sửa các vấn đề trong nhà. 
  • Họ tìm kiếm chủ đề gì? Với quảng cáo YouTube, bạn có thể tiếp cận những người xem đang tìm kiếm các chủ đề cụ thể hoặc chọn video hoặc kênh nào mà bạn muốn hiển thị quảng cáo.
  • Nơi họ sống. Cân nhắc vị trí đối tượng của bạn — quốc gia, khu vực, thành phố hoặc mã bưu điện. Bạn cũng có thể xác định vị trí tùy chỉnh theo bán kính hoặc điểm ưa thích.

Khi biết cần nhắm mục tiêu đến đối tượng nào, bạn có thể tạo ngân sách và khám phá các định dạng quảng cáo khác nhau để khuyến khích mọi người tương tác nhiều hơn với content trên kênh. Hãy nhớ rằng mặc dù quảng cáo YouTube hữu ích nhưng chúng không nên là cách chính để giúp kênh của bạn tăng trưởng. Chúng nên được phối hợp cùng với quảng cáo không trả phí để tối đa hóa khả năng hiển thị và sự hiện diện trên YouTube. 

Theo dõi hiệu suất hoạt động và tối ưu SEO cho kênh

Sau khi kênh YouTube của bạn hoạt động, bạn cần theo dõi hoạt động của kênh thông qua YouTube Analytics:

  • Thời lượng xem. Khoảng thời gian ước tính người dùng đã dành để xem video.
  • Nguồn lưu lượng. Youtube cho bạn thấy được cách mọi người tìm thấy video của bạn, bằng việc hiển thị các nguồn lưu lượng truy cập khác nhau và tổng số lượt xem trên mỗi nguồn.
  • Tỷ lệ người đăng ký. Điều này cho bạn biết bạn mất hoặc tăng bao nhiêu người theo dõi trên từng video.
  • Tỷ lệ giữ chân người xem. Điều này hiển thị thời gian chính xác khi mọi người ngừng xem video của bạn. Bạn có thể sử dụng thông tin này để tìm ra từ đâu bạn mất đi sự chú ý của người xem và điều gì có thể khiến họ rời đi. Từ đó, cải thiện các video trong tương lai.
  • Bình luận. Trong trang tổng quan YouTube Analytics, bạn có thể theo dõi ai nhận xét về video nào. Từ đó bạn có thể phản hồi dễ dàng và làm cho thương hiệu của bạn trông hấp dẫn.

Chọn những chỉ số thích hợp, liên quan đến doanh nghiệp để đánh giá mức độ thành công của kênh. Ví dụ: nếu bạn muốn biết đối tượng khán giả đang xem video bao lâu, bạn có thể nhìn vào “thời gian xem” và xem có bao nhiêu người xem chuyển đổi thành người đăng ký, nhìn vào “tỷ lệ người đăng ký”.

Một kênh YouTube thành công sẽ gặt hái được mục tiêu một cách hiệu quả nhất có thể và phù hợp với chiến lược. Bạn có thể cần phải tinh chỉnh nó trong quá trình thực hiện. Xem lại số liệu phân tích hàng tháng và xem bạn có thể cải thiện hiệu suất kênh lâu dài như thế nào.

Phương pháp thu hút traffic cho YouTube

Sau khi đề cập đến mọi thứ ở trên, bạn nên bắt đầu xây dựng tập người xem của riêng mình và tối đa hóa tiềm năng của doanh nghiệp mình trên YouTube. Nếu chưa biết cách, phần dưới đây sẽ trình bày một số thủ thuật YouTube mà bạn có thể sử dụng để tăng người đăng ký và tăng traffic cho kênh Youtube doanh nghiệp.

Thêm watermark

Một watermark hoàn hảo để thu hút người xem mới quay lại kênh của bạn và khuyến khích họ đăng ký. Bạn nên dùng watermark cho mọi video nhằm tăng mức độ nhận diện thương hiệu.

Vị trí của “Video Manager - Quản lý Video” trên trang Youtube

Hình 1: Vị trí của “Video Manager – Quản lý Video” trên trang Youtube

Để thêm watermark vào video của bạn, hãy xem trang kênh của bạn và nhấp vào “Video Manager – Quản lý video” để đến Creator Studio, nơi bạn có thể truy cập một số cài đặt chuyên sâu hơn cho tài khoản của mình. Sau khi bạn truy cập Creator Studio, hãy nhấp vào “Channel – Kênh” trong thanh bên.

Click vào “Channel - Kênh” sau khi truy cập vào Creator Studio

Hình 2: Click vào “Channel – Kênh” sau khi truy cập vào Creator Studio

Trong danh sách thả xuống, nhấp vào “Branding – Xây dựng thương hiệu” và sau đó nhấp vào “Add a Watermark – Thêm watermark”. Bây giờ, bạn sẽ có thể tải lên một hình ảnh dùng để hiển thị ở góc của mỗi video của mình.

Tùy chọn “Add a watermark - thêm watermark” trong phần “Branding”

Hình 3: Tùy chọn “Add a watermark – thêm watermark” trong phần “Branding”

Bật lời nhắc đăng ký tự động

Việc này không chỉ thúc đẩy mọi người đến kênh YouTube của bạn mà còn phải khuyến khích họ đăng ký theo dõi.

Cửa sổ pop-up tự động xuất hiện thúc đẩy người xem đăng ký kênh

Hình 4: Cửa sổ pop-up tự động xuất hiện thúc đẩy người xem đăng ký kênh

Nếu bạn đã có nền tảng người đăng ký hiện tại, như danh sách email hoặc những người theo dõi bạn trên mạng xã hội, bạn có thể giúp họ dễ dàng đăng ký kênh của mình. Sau khi bạn nói “Hãy nhớ subscribe/ đăng ký kênh của mình nhé!”, thêm “? sub_confirmation = 1” vào cuối URL kênh của bạn, lúc này sẽ có một cửa sổ tự động bật lên trên kênh của bạn để nhắc khách truy cập đăng ký.

Liên kết thẻ với trang web

Miễn là tài khoản của bạn tham gia Chương trình Đối tác YouTube (nghĩa là bạn có ít nhất 1.000 người đăng ký và 4.000 giờ xem trong năm qua) thì bạn có thể thêm thẻ vào video của mình để liên kết đến các trang web bên ngoài. Nếu bạn có cửa hàng Shopify và tham gia Chương trình Đối tác YouTube, bạn có thể sử dụng thẻ để liên kết trực tiếp người xem với cửa hàng của bạn để mua các mặt hàng có trong video của riêng mình.

Sử dụng màn hình kết thúc hiệu quả

Khi người xem xem xong đến hết video, bạn muốn giữ họ ở lại và kêu gọi họ đăng ký kênh của bạn trước khi rời đi. Hãy sử dụng màn hình kết thúc bằng việc tạo layer khác trong 20 giây cuối cùng của video.

Bạn có thể thêm các video khác, nút đăng ký hoặc là liên kết đến một kênh khác để thu hút người xem. Điều này rất quan trọng vì thuật toán của YouTube sẽ thưởng cho cả tổng thời gian xem và thời gian bạn giữ mọi người trên kênh của mình. Vì vậy, hãy làm cho mọi người xem nhiều video của mình hơn.

Ví dụ, đây là cách First We Feast thiết lập màn hình kết thúc để bạn luôn theo dõi các video tiếp theo.

Màn hình kết thúc trong một video của First We Feast

Hình 5: Màn hình kết thúc trong một video của First We Feast

Nó được liên kết với một danh sách phát video và một video độc lập, cả hai đều sẽ trực tiếp đưa bạn đến xem video khác.

Đây là cách để bạn tự thiết lập: 

  • Truy cập Creator Studio và chọn video bạn muốn chỉnh sửa. 
  • Từ màn hình chỉnh sửa chính, hãy nhấp vào “End screens & Annotations – Màn hình kết thúc & Chú thích” dọc theo menu trên cùng, sẽ đưa bạn đến phần chỉnh sửa màn hình kết thúc. 
  • Bạn sẽ có thể thêm bốn yếu tố khác nhau vào màn hình kết thúc.
4 yếu tố để bạn có thể thêm vào màn hình kết thúc của video

Hình 6: 4 yếu tố để bạn có thể thêm vào màn hình kết thúc của video

Bạn có thể thấy rằng tùy chọn “Link – Liên kết” chưa được bật vì tài khoản thử nghiệm này chưa tham gia Chương trình Đối tác YouTube. Khi đã có, bạn có thể thêm liên kết đến website của mình như một phần của màn hình kết thúc tiêu chuẩn.

Kết luận

Nếu bạn đã thực hiện hết tất cả các bước này, kênh Youtube của bạn đã đầy đủ thông tin và dần hoan thiện đáng kể. Thông qua đó, Mango Ads hy vọng những thông tin này sẽ hỗ trợ cho việc phát triển doanh nghiệp của bạn trên YouTube. Chúc bạn thành công!

Liên hệ để được tư vấn về YouTube advertising