Largest Contentful Paint (LCP) là một trong ba chỉ số Core Web Vitals của Google, tập trung vào thời gian tải nội dung lớn nhất trên trang. LCP chậm có thể làm giảm trải nghiệm người dùng và ảnh hưởng đến tỷ lệ chuyển đổi. Bài viết dưới đây, MangoAds sẽ hướng dẫn cách tối ưu hóa LCP để nâng cao trải nghiệm người dùng và cải thiện thứ hạng SEO cho website của bạn.
1. LCP và tầm quan trọng của nó trong trải nghiệm người dùng
Trải nghiệm người dùng là một yếu tố then chốt trong SEO hiện đại, và tốc độ tải trang là một phần không thể thiếu trong đó. Khi trang web có LCP thấp, nghĩa là thời gian tải nội dung chính nhanh, người dùng sẽ cảm thấy dễ chịu và có xu hướng ở lại trang lâu hơn.
Ngược lại, nếu LCP quá cao, trang web có thể làm người dùng mất kiên nhẫn và rời khỏi trang, làm tăng tỷ lệ thoát và ảnh hưởng xấu đến thứ hạng SEO.
LCP và tác động đến SEO
Google sử dụng LCP như một yếu tố xếp hạng trang web, đặc biệt là sau khi bộ chỉ số Core Web Vitals được tích hợp vào thuật toán xếp hạng. Trang web có LCP dưới 2,5 giây sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn so với các trang web chậm hơn. Điều này có nghĩa rằng tối ưu hóa LCP bên cạnh việc cải thiện trải nghiệm người dùng nó còn tác động tích cực đến SEO, giúp trang web có thứ hạng cao hơn trên các kết quả tìm kiếm của Google.
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến LCP
Để tối ưu hóa LCP hiệu quả, bạn cần nắm rõ những yếu tố kỹ thuật có thể ảnh hưởng đến chỉ số này. Dưới đây là các yếu tố chính liên quan đến LCP và cách chúng tác động đến tốc độ tải trang.
2.1. Thời gian đến byte đầu tiên (TTFB)
Thời gian tính đến byte đầu tiên (TTFB) là chỉ số đo thời gian trình duyệt nhận được byte dữ liệu đầu tiên từ máy chủ sau khi gửi yêu cầu. TTFB phụ thuộc vào tốc độ phản hồi của máy chủ, thời gian tra cứu DNS và thời gian xử lý yêu cầu của máy chủ. Nếu TTFB cao, toàn bộ quá trình tải trang sẽ bị chậm lại, từ đó làm tăng chỉ số LCP.
Cách tối ưu hóa TTFB hiệu quả:
- Sử dụng dịch vụ lưu trữ chất lượng cao: Lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ nhanh và có bộ nhớ đệm (CDN) tích hợp.
- Tối ưu hóa truy vấn cơ sở dữ liệu: Đảm bảo các truy vấn SQL được tối ưu hóa để tránh làm chậm máy chủ.
- Giảm thiểu các yêu cầu không cần thiết: Xóa bỏ các yêu cầu HTTP không cần thiết và giảm kích thước tài nguyên tải xuống.
Hình 1: Cách tối ưu hóa TTFB (Nguồn: MangoAds)
2.2. Độ trễ tải tài nguyên
Độ trễ tải tài nguyên xảy ra khi trình duyệt mất thời gian xác định và tải các tài nguyên quan trọng (như hình ảnh, CSS) để hiển thị nội dung chính cho người dùng. Độ trễ này ảnh hưởng trực tiếp đến LCP, đặc biệt nếu phần nội dung chính của trang phụ thuộc vào các tài nguyên tải về muộn.
Để giảm độ trễ khi tải tài nguyên, bạn có thể tối ưu hóa bằng cách sử dụng thuộc tính preload để ưu tiên tải các tệp quan trọng như CSS, JavaScript và hình ảnh. Đồng thời, nén các tệp CSS, JavaScript và sử dụng định dạng hình ảnh hiện đại như WebP để rút ngắn thời gian tải trang.
2.3. Thời gian tải tài nguyên
Thời gian tải tài nguyên ảnh hưởng đến tốc độ tải phần tử LCP, đặc biệt là đối với các hình ảnh và video lớn. Kích thước tài nguyên càng lớn thì thời gian tải càng lâu, làm tăng LCP.
Để tối ưu thời gian tải tài nguyên, bạn nên sử dụng định dạng hình WebP giúp giảm dung lượng hình ảnh mà không ảnh hưởng đến chất lượng. Bên cạnh đó, kích thước hình ảnh cần đặt phù hợp với hiển thị thực tế để tránh tải file lớn không cần thiết.
Một cách nữa là bạn có thể áp dụng fetchpriority="high". Là một thuộc tính trong HTML giúp trình duyệt ưu tiên tải trước các tài nguyên quan trọng, chẳng hạn như hình ảnh hoặc file script. Khi bạn gán thuộc tính này cho một phần tử, trình duyệt sẽ hiểu rằng tài nguyên đó cần được tải sớm hơn so với các tài nguyên khác, giúp cải thiện tốc độ hiển thị trang web.
2.4. Độ trễ hiển thị phần tử
Độ trễ này đo thời gian từ khi trình duyệt xử lý xong các tài nguyên đến khi hiển thị nội dung chính. Nếu trang web của bạn sử dụng quá nhiều tài nguyên chặn hiển thị (như CSS hoặc JavaScript nặng), điều này có thể làm tăng LCP.
Để giảm độ trễ hiển thị phần tử, hãy thử sử dụng tải không đồng bộ (async) cho JavaScript, tách CSS quan trọng và chỉ tải trước các phần cần thiết. Đồng thời, tối ưu mã nguồn bằng cách rút gọn HTML, CSS, JavaScript để trình duyệt xử lý nhanh hơn.
3. Phương pháp tối ưu hóa Largest Contentful Paint (LCP)
Để cải thiện LCP hiệu quả, cần áp dụng nhiều phương pháp tối ưu hóa khác nhau, từ cải thiện máy chủ đến quản lý tài nguyên tốt hơn.
3.1. Tối ưu hóa thời gian phản hồi máy chủ
Máy chủ nhanh hơn sẽ giúp LCP giảm đáng kể, vì thời gian phản hồi chậm của máy chủ là nguyên nhân chính gây ra độ trễ trong quá trình tải trang.
Do đó, để tối ưu thời gian phản hồi, bạn có thể sử dụng CDN với mục đích phân phối nội dung từ máy chủ gần người dùng hơn, áp dụng bộ nhớ đệm để giảm tải cho máy chủ gốc, đồng thời tối ưu hóa truy vấn cơ sở dữ liệu để tránh tắc nghẽn và tăng tốc độ xử lý.
3.2. Cải thiện khả năng tải tài nguyên nhanh chóng
Việc tối ưu hóa tài nguyên là bước quan trọng để cải thiện LCP, đặc biệt là các tài nguyên lớn như hình ảnh và video.
Cách cải thiện:
- Tải trước tài nguyên: Sử dụng thẻ <link rel="preload"> để yêu cầu trình duyệt tải các tài nguyên quan trọng ngay từ đầu.
- Nén tài nguyên: Nén hình ảnh, video và các tệp CSS, JavaScript để giảm kích thước và thời gian tải.
- Tối ưu hóa thứ tự tải tài nguyên: Đảm bảo các tài nguyên quan trọng được tải trước, trong khi các tài nguyên ít quan trọng hơn có thể tải sau khi người dùng đã bắt đầu tương tác với trang.
Để cải thiện chỉ số LCP, bạn cần xem xét tối ưu hóa tài nguyên, đặc biệt là hình ảnh và video. Hãy sử dụng thẻ <link rel="preload"> để tải trước các tài nguyên quan trọng, nén hình ảnh, video, tệp CSS và JavaScript để giảm kích thước, song song đó sắp xếp thứ tự tải hợp lý, ưu tiên nội dung quan trọng trước, giúp trang hiển thị nhanh hơn.
3.3. Sử dụng CDN để giảm thiểu độ trễ
Lỗi bộ nhớ đệm CDN xảy ra khi tài nguyên được yêu cầu không được tìm thấy trong bộ nhớ đệm của CDN và yêu cầu được chuyển tiếp để lấy từ máy chủ gốc. Quá trình này mất nhiều thời gian hơn, dẫn đến độ trễ tăng lên và thời gian tải lâu hơn cho người dùng cuối.
Thông thường, nhà cung cấp CDN của bạn sẽ có báo cáo về số lần bộ nhớ đệm bị thiếu.
Hình 2: Ví dụ về báo cáo bộ nhớ đệm CDN (Nguồn: Search Engine Journal)
Sử dụng CDN giúp giảm tải cho máy chủ gốc bằng cách phân phối nội dung từ các máy chủ gần người dùng nhất, nhờ đó rút ngắn thời gian tải trang (LCP) và nâng cao trải nghiệm người dùng. Hệ thống này lưu trữ dữ liệu trên nhiều máy chủ toàn cầu, giảm độ trễ và tối ưu phân phối bằng cách tự động chọn máy chủ gần nhất, giúp cải thiện thời gian phản hồi (TTFB) và tốc độ hiển thị nội dung.
3.4. Tối ưu hóa hình ảnh và CSS
Hình ảnh và CSS là những yếu tố lớn nhất thường ảnh hưởng đến LCP, vì vậy việc tối ưu hóa chúng là rất cần thiết.
Cách tối ưu hóa hình ảnh:
Để tối ưu hóa hình ảnh, bạn có thể áp dụng định dạng WebP để giảm dung lượng mà vẫn giữ chất lượng hiển thị. Hãy chắc chắn rằng kích thước ảnh phù hợp với khung hiển thị để tránh tải tệp quá lớn. Ngoài ra, áp dụng lazy-loading để chỉ tải ảnh khi người dùng cuộn đến cũng giúp trang tải nhanh hơn.
Cách tối ưu hóa CSS:
Muốn tối ưu hóa CSS, hãy tải trước các tệp quan trọng để trình duyệt hiển thị nội dung nhanh hơn mà không bị chặn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên lọc các mã không sử dụng và nén tệp CSS để giảm dung lượng, giúp cải thiện tốc độ tải trang.
3.5. Quản lý tài nguyên JavaScript
JavaScript nặng có thể làm chậm quá trình tải trang và làm tăng chỉ số LCP. Việc tối ưu hóa và quản lý JavaScript là rất quan trọng để cải thiện hiệu suất trang.
Để tối ưu hóa, có thể sử dụng thuộc tính async (tải đồng bộ) giúp tải JavaScript không chặn hiển thị nội dung chính, cùng với đó, trì hoãn các tập lệnh không cần thiết cho đến khi người dùng tương tác và nén giảm mã để rút ngắn thời gian tải.
4. Công cụ đo lường và cải thiện LCP
Để đảm bảo rằng bạn đang cải thiện đúng chỉ số và đạt hiệu quả tối ưu, việc sử dụng các công cụ đo lường và kiểm tra LCP là rất quan trọng.
4.1. Sử dụng Google PageSpeed Insights
Google PageSpeed Insights là gì?
Hãy hình dung website của bạn như một chiếc xe hơi, còn Google PageSpeed Insights là một gara chuyên nghiệp kiểm tra hiệu suất hoạt động xem liệu chiếc xe của mình có hoạt động trơn tru, nhanh chóng. Tương tự, công cụ này sẽ phân tích từng bộ phận của website, đánh giá mức độ tối ưu và đề xuất cách cải thiện tốc độ để website vận hành mượt mà hơn.
Google PageSpeed Insights giúp gì cho bạn?
Hiểu đơn giản, Google PageSpeed Insights giúp phân tích hiệu suất website, chỉ ra các vấn đề như hình ảnh quá lớn, mã JavaScript dư thừa hoặc kết nối chậm. Dựa trên đó, công cụ đưa ra gợi ý tối ưu hóa như nén hình ảnh, giảm thiểu mã hoặc sử dụng bộ nhớ đệm. Bạn cũng có thể theo dõi sự thay đổi sau khi cải thiện để đánh giá hiệu quả.
4.2. Lighthouse và DevTools
Google Lighthouse và Chrome DevTools là các công cụ hỗ trợ phân tích sâu về hiệu suất trang, giúp xác định chính xác phần tử LCP và thời gian hiển thị của chúng. Lighthouse sẽ cho bạn một cái nhìn tổng quan về hiệu suất của toàn bộ website, trong khi DevTools sẽ giúp bạn khám phá chi tiết từng thành phần của trang.
Cả hai công cụ này đều tập trung vào việc đo lường LCP - thời gian hiển thị phần nội dung chính trên trang, từ đó giúp bạn tối ưu hóa trải nghiệm người dùng và cải thiện thứ hạng trên công cụ tìm kiếm.
4.3. Web Vitals Extension
Hình 3: Các chỉ số đo lường của Web Vitals Extension (Nguồn: Internet)
Web Vitals Extension là một công cụ nhỏ gọn nhưng vô cùng hữu ích, được tích hợp trực tiếp vào trình duyệt Chrome. Công cụ này đóng vai trò như một "trợ lý ảo" giúp bạn theo dõi liên tục các chỉ số quan trọng về hiệu suất của trang web, trong đó có LCP.
Web Vitals Extension làm gì?
Theo dõi trực tiếp các chỉ số Core Web Vitals
Thay vì phải mở từng công cụ kiểm tra như Lighthouse, bạn chỉ cần cài đặt extension này và bắt đầu duyệt web. Mọi chỉ số về LCP, First Input Delay (FID) và Cumulative Layout Shift (CLS) sẽ được hiển thị trực tiếp trên thanh công cụ của trình duyệt, giúp bạn nắm bắt tình hình một cách nhanh chóng và dễ dàng.
Cung cấp phản hồi tức thời
Khi bạn truy cập vào một trang web mới, extension sẽ nhanh chóng tính toán và hiển thị các chỉ số Core Web Vitals. Điều này giúp bạn đánh giá ngay lập tức hiệu suất của trang đó và so sánh với các trang khác.
Hỗ trợ quá trình tối ưu hóa
Nhờ có dữ liệu trực quan và cập nhật liên tục, bạn có thể dễ dàng xác định những trang web có hiệu suất kém và tập trung vào việc cải thiện chúng.
5. Kết luận
Tóm lại, tối ưu hóa Largest Contentful Paint (LCP) không chỉ giúp cải thiện trải nghiệm người dùng mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao thứ hạng SEO của trang web. Bằng cách tối ưu hóa thời gian phản hồi máy chủ, quản lý tài nguyên hiệu quả và sử dụng các công cụ như CDN, bạn có thể đảm bảo rằng trang web của mình luôn đạt hiệu suất tốt nhất.
Có thể thấy, đầu tư vào tối ưu hóa LCP là một chiến lược dài hạn, giúp nâng cao trải nghiệm người dùng, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi và đảm bảo rằng trang web của bạn luôn có thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm.
Xem thêm:
>>> LCP, FID, CLS – 3 chỉ số quyết định hiệu suất website
>>> Core Web Vitals – Chìa khóa tối ưu trải nghiệm người dùng