Bạn cũng đã biết keywords đóng vai trò quan trọng như thế nào đối với SEO. Trong bài này, MangoAds sẽ hướng dẫn bạn cách nghiên cứu từ khóa một cách chi tiết nhất và theo từng bước một. Trong bài này, chúng ta sẽ được giới thiệu những kiến thức cơ bản về từ khóa và cách tìm kiếm từ khóa cho trang của bạn.
Phần 1. Những kiến thức cơ bản về nghiên cứu từ khóa
Từ khóa là gì?
Hình 1: Từ khóa là cụm từ mà người dùng gõ vào thanh công cụ để tìm
Từ khóa là những gì mà người dùng tìm trên các công cụ tìm kiếm để dẫn họ đến những thứ mà họ đang cần. Đây là những kết quả tìm kiếm tự nhiên.
Keyword sẽ giúp tối ưu SEO, giúp cho bài biết sẽ xuất hiện trên trang kết quả khi người dùng tìm đúng từ khóa đó.
Muốn tìm từ khóa, người ta sẽ phải làm nghiên cứu từ khóa.
Nghiên cứu từ khóa là gì?
Nghiên cứu từ khóa là việc tìm kiếm và phân tích các cụm từ mà mọi người thường dùng để tìm các thông tin trên internet.
Nói cách khác, nghiên cứu từ khóa là việc bạn phải hiểu được ngôn ngữ của những khách hàng tiềm năng và dùng nó để tối ưu content (nội dung) của bạn.
Để nghiên cứu từ khóa, dạo gần đây đã có rất nhiều công cụ để bạn thực hiện nghiên cứu từ khóa. Một khi bạn đã hiểu được những kiến thức cơ bản và học thêm từ những chiến dịch các thủ thuật nhỏ, bạn có thể dễ dàng thực hiện được.
Khi nào thì bạn cần nghiên cứu từ khóa?
- Khi bạn đang tìm một “ngách” mới cho mình trên thị trường
- Khi bạn đang có những ý tưởng content mới
- Tối ưu hóa những nội dung hiện có trên web
Lưu ý về thuật toán và khả năng xếp hạng thông minh của google
Có 3 cập nhật quan trọng nhất về thuật toán (algorithm) của Google, đó là:
- Google Panda - bắt lỗi những content chất lượng kém và trùng lặp với content trên các trang khác.
- Google Penguin - phạt những bài chèn keyword không được tự nhiên
- Google Hummingbird - đã cải thiện kết quả search về mặt ngữ nghĩa và tập trung vào điều mà người tìm từ khóa muốn hướng tới
Hiện nay, việc nghiên cứu từ khóa không chỉ đơn giản là tìm từ khóa rồi đặt chúng vào đúng vị trí trong bài. Google giờ đã hiểu được với mỗi từ khóa thì người dùng đang cần tìm gì và ưu tiên những nội dung mà đáp ứng được nhu cầu và người dùng mong đợi.
Google RankBrain
RankBrain là một bộ phận cấu thành thuật toán của Google dựa trên trí tuệ thông minh nhân tạo (AI). Nó đã tiêu tốn khoảng hai năm của Google để hoàn thiện và vào 2015, Google đã thông báo rằng RankBrain sẽ là yếu tố quan trọng xếp thứ 3 để xếp hạng bài trên trang kết quả.
Dựa vào RankBrain, Google sẽ hiểu được 2 điều:
- Cách người dùng tương tác được với các kết quả tìm kiếm tự nhiên (không phải những kết quả chạy quảng cáo để xuất hiện)
- Điều mà người dùng muốn tìm kiếm đằng sau những từ khóa đó
Tóm lại, nghiên cứu từ khóa đã trở nên chính chuyên hơn rất nhiều. Bạn đừng tìm kiếm những từ khóa lý tưởng nữa, hãy tìm những từ khóa mà có thể phản ánh được những gì mà người dùng thực đang muốn tìm và phải bao hàm được hết chủ đề mà bạn muốn nói đến.
Nói đơn giản là nếu chủ đề bạn muốn viết bao hàm được mục đích tìm kiếm của người dùng thì dù không có keyword thì bài của bạn vẫn có thể lên top như thường. Tuy nhiên, đừng vì thế mà xem nhẹ vai trò của từ khóa nhé!
Các bước nghiên cứu từ khóa
MangoAds sẽ chia toàn bộ quá trình nghiên cứu từ khóa thành 3 giai đoạn:
- Tìm từ khóa
- Phân tích từ khóa
- Sử dụng từ khóa
Trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu bước đầu tiên, cách tìm từ khóa.
Phần 2. Cách tìm từ khóa
Để kiếm từ khóa, đầu tiên bạn phải hiểu rõ về ngành của bạn là gì. Những chủ đề nhỏ liên quan đến ngành của bạn và cả những câu chuyện thường xuyên được đề cập lặp đi lặp lại trong trang của bạn. Từ đó bạn sẽ tìm được những từ khóa cho phù hợp.
Ví dụ như bạn bạn đang có một trang tin tức cho dịch vụ diệt côn trùng. Bạn đủ thông minh biết được là không thể chọn những keyword như “côn trùng”, “cách diệt côn trùng”. Những từ này vừa ngắn vừa không rõ đối tượng vừa có độ cạnh tranh cao.
Nhưng nếu bạn đào sâu hơn vào lĩnh vực của bạn, bạn có thể sẽ nhận thấy mọi người sẽ thường gặp những vấn đề như:
- “cách diệt kiến hiệu quả”
- “phòng chống muỗi hiệu quả”
- “cách diệt ruồi nhà hàng”
- “công ty diệt mối tphcm”
Những ví dụ trên đều là những longtail - keywords (từ khóa dài). Một longtail - keywords điển hình bao gồm các thành phần sau:
- Có từ 3 từ trở lên
- Có số lượt tìm kiếm thấp nhưng thường sẽ ít bị cạnh tranh
- Rõ ràng hơn nên có tính tiếp cận và tỉ lệ chuyển đổi (click vào xem) cao hơn
Hình 2: Số lượng người truy cập vào trang của bạn thông qua longtail - keywords có thể lên đến 70%
Longtail - keywords sẽ đại diện cho một mảng nhỏ trong toàn bộ ngành của bạn. Điều này không có nghĩa là bạn chỉ viết được 1 bài duy nhất cho keyword đó. Thay vào đó bạn có thể tạo một nội dung dài (long-form content) để bao hàm hết toàn bộ một chủ đề và tranh hạng cho tlongtail - keywords của bạn một cách tự nhiên nhất.
Bây giờ, hãy cùng tìm hiểu vài công cụ nghiên cứu từ khóa quen thuộc, bao gồm: Google Keyword Planner | Keyword tools | Google suggestions | AnswerThePublic | YouTube | Google Search Console
Google Keyword Planner
Google Keyword Planner (GKP) từ lâu đã dần trở thành một công cụ quen thuộc cho mọi người dù không hẳn là miễn phí. Trải qua quá trình dài, có rất nhiều công cụ SEO khác đã ra đời để thay thế GKP và mang đến nhiều chức năng cao cấp hơn cho người dùng.
Để dùng GKP, bạn cần phải có một tài quản Google Ads
Hình 3: Cách truy cập vào Google Keywork Planner
Chọn Find new keywords và enter để nhận được thông tin về từ khóa và các gợi ý liên quan. Thông tin bao gồm: độ cạnh tranh, lượt tìm kiếm trung bình hàng tháng, giá thấp nhất và cao nhất nếu muốn quảng cáo với từ khóa này,...
Đây là một công cụ lý tưởng cho những ai chạy PPC (pay per click) campaigns, tức là chiến dịch quảng cáo.
Tuy nhiên đối với SEO thì nó lại gợi ý cho chúng ta rất nhiều ý tưởng từ khóa mới nhưng lại không thể thay thế hoàn toàn một công cụ từ khóa chuyên nghiệp được.
Bạn cần phải nhớ 2 điều này khi làm kế hoạch từ khóa với GKP:
- Số lượt tìm kiếm trên GKP thường được nhóm lại với nhau dựa trên các từ khóa biến thể. Bạn cũng chỉ tìm ra được các từ với lượt tìm kiếm có hạn mức từ 1K - 10K trừ khi bạn dành một lượng tiền vừa đủ cho Google Ads
- GKP là một phần của Google Ads. Cột chỉ độ cạnh tranh của từ khóa chỉ phản ánh được độ khó của từ khi chạy quảng cáo còn độ khó khi cạnh tranh xếp hạng từ nhiên thì không.
Các công cụ nghiên cứu từ khóa
Cách quen thuộc nhất để tìm nhiều từ khóa tiềm năng nhất là dùng những công cụ nghiên cứu từ khóa chuyên dùng. Trên thị trường hiện có rất nhiều công cụ khác nhau KWFinder, KeywordTool, Long Tail Pro,...
Các công cụ này phải trả phí tuy nhiên, bạn phải hiểu rằng nếu làm keyword xong, bạn sẽ tối ưu nội dung website cho bạn và bằng mọi cách, blog hay trang tin tức của bạn sẽ mang lợi nhuận lại. Vì thế, có thể nói đây là một khoản đầu tư chính đáng.
Những ưu điểm chính của việc sử dụng công cụ nghiên cứu từ khóa chuyên nghiệp:
- Giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian (đề xuất hàng trăm ý tưởng từ khóa chỉ trong một cú nhấp chuột)
- Cung cấp những dữ liệu bạn sẽ không tìm thấy được ở những công cụ khác (như độ khó của từ khóa, lượng tìm kiếm, dữ liệu SERP - Search Engine Result Page)
- Mang lại cho bạn lợi thế (có thể cạnh tranh với những người không sử dụng công cụ từ khóa)
Như MangoAds đã đề cập, nghiên cứu từ khóa gồm: TÌM KIẾM, PHÂN TÍCH và SỬ DỤNG từ khóa. Khi dùng công cụ từ khóa chuyên dùng, bạn đã có thể bao hàm được 2 bước đầu tiên là tìm và phân tích được từ khóa theo đúng nghĩa.
Có hai phương pháp cơ bản để nghiên cứu từ khóa bằng công cụ từ khóa:
- Nghiên cứu dựa trên một từ khóa ban đầu
- Nghiên cứu dựa trên đối thủ cạnh tranh
1. Nghiên cứu dựa trên một từ khóa ban đầu
Rất đơn giản, bạn đưa ra một từ khóa ngắn gọn như “diệt chuột”, bạn sẽ được đề xuất hàng trăm từ khác chứ từ “diệt chuột” trong đó.
2. Nghiên cứu dựa trên đối thủ cạnh tranh
Nghiên cứu bằng phương pháp này cũng rất hữu ích. Tuy nhiên việc này khá là nhàm chán vì bạn phải nhảy từ trang này sang trang khác của đối thủ để tìm xem từ khóa mà đối thủ của bạn đang tập trung vào. Có 2 cách đơn giản để thực hiện nghiên cứu từ khóa từ đối thủ:
- Kiểm tra tên miền của đối thủ để tìm hiểu tổng thể những từ khóa đang có thứ hạng tốt dẫn về toàn bộ web của họ.
- Tìm một keyword mà bạn đang muốn nghiên cứu trên Google, ấn vào các trang trên top (họ đang là đối thủ của bạn đấy), copy URL và cho vào công cụ từ khóa. Bạn sẽ có được một danh sách từ khóa tương tự. Những từ khóa này đang được ưu tiên xếp hạng cho đối thủ của bạn, bạn hãy dùng nó để làm bộ từ khóa cho chính mình.
Dùng gợi ý của Google
- Bạn gõ từ khóa ngắn của bạn lên Google và Google sẽ gợi ý cho bạn phần đuôi
Hình 4: Gợi ý của Google
- Dùng “Mọi người thường hỏi”: Google sẽ gợi ý một đoạn trích đầu trang tìm kiếm và gợi ý một số câu hỏi cho bạn.
- Một số từ khóa liên quan: thường sẽ xuất hiện ở cuối cùng trang tìm kiếm
Hình 5: Những tìm kiếm liên quan Google gợi ý
Dùng công cụ AnswerThePublic
Đây là một công cụ free để truy xuất toàn bộ những gợi ý phần đuôi từ khóa (hậu tố) của Google xếp theo alphabet. Nếu bạn gõ “cách diệt kiến”, công cụ sẽ xuất một lần tất cả từ hoàn chỉnh với đuôi bắt đầu với chữ a đến z. Thậm chí là thay đổi tiền tố “cách” thành “thuốc” để thêm gợi ý cho bạn.
Hình 6: Gợi ý từ khóa của AnswerThePublic
Có thêm một tính năng rất là hấp dẫn nữa là gợi ý từ khóa dựa trên:
- Những câu hỏi (when, how, where, what, can, will…)
- Giới từ (for, without, to, with,…)
- Từ so sánh (like, versus, and, or,…)
Hình 7: Tính năng gợi ý từ khóa chỉ dành cho tiếng Anh
Tiếc thay các chức năng này lại chưa hỗ trợ tiếng Việt nên những từ được gợi ý vẫn chưa được chuẩn xác. Ví dụ “to” thì được hiểu thành “tổ”, “can” thì chuyển thành “cần” trong khi “for” thì vẫn được hiểu là “cho”.
Vậy, tốt nhất các bạn chỉ nên dùng công cụ này để tìm kiếm thêm ý tưởng cho mình, giống như là gợi ý của Google vậy. Ngoài ra các bạn cũng có thể lên Youtube, gõ từ khóa rồi tìm ý tưởng từ những tên của video.
Google Search Console
Tên cũ là WebMasterTool, đây là công cụ giúp bạn có thể tìm kiếm xem những từ khóa nào mà trang web của bạn đang được Google xếp hạng tốt. Tức là khi người ta tìm kiếm những từ khóa này thì trang của bạn sẽ được xếp hạng trên top Google.
Có 2 cách để tìm từ khóa tiềm năng:
1. Kiểm tra những từ khóa tốt nhưng ít người click vào xem
Hình 8: Kiểm tra những từ khóa trên Google Search Console
Ví dụ trang web của bạn đang được xếp hạng tốt cho từ khóa “cách chỉnh ảnh vintage”, rồi “cách chụp ảnh trên instagram”. Tuy nhiên từ khóa thứ 2 lại có số lượt nhấp thấp và CTR (tỉ lệ nhấp trên số lần hiển thị) thấp. Như vậy là từ khóa này chưa được tối ưu, bạn hãy bắt đầu lên kế hoạch viết thêm bài hoặc tối ưu nội dung sẵn có để bài trở nên hấp dẫn và dễ tiếp cận người đọc hơn.
2. Kiểm tra những từ khóa mà bạn được xếp hạng tại hạng 2 hoặc 3
Ví dụ “cách chỉnh ảnh vintage” thường lọt top 1 hoặc 2 trên Google, tuy nhiên lâu nay bạn rất ít viết về chủ đề này vì bạn nghĩ nó không quan trọng lắm. Tuy nhiên bây giờ bạn đã thấy nó rất tiềm năng và phù hợp với blog của bạn, bạn bỏ từ khóa vào công cụ nghiên cứu từ khóa và thấy rất nhiều người tìm kiếm từ này.
Để tối ưu, bạn cũng làm tương tự như trên, viết lại một bài mới về chủ đề này hoặc sửa lại bài cũ và nhấn mạnh từ khóa này hơn trong bài.
Tổng kết
Các bạn vừa mới tìm hiểu xong cách nghiên cứu từ khóa SEO thông qua các nguồn vừa có miễn phí vừa có trả phí. Trong đó Google Keyword Planner sẽ chuyên cho chạy quảng cáo hơn, các công cụ từ khóa chuyên nghiệp sẽ tốt hơn cho SEO và các nguồn từ khóa tham khảo khác sẽ cho bạn thêm nhiều ý tưởng từ khóa để có được một bộ từ khóa phong phú.
Tuy nhiên để hoàn thành bộ từ khóa, bạn cần phải phân tích và sử dụng keyword một cách hợp lý. Chúc các bạn thành công nhé!