Google hiển thị sản phẩm bán gần bạn trên trang kết quả Search – cơ hội cho Local Search

Google hiển thị sản phẩm  bán gần bạn trên trang kết quả Search – cơ hội cho Local Search

Gần đây, Google cập nhật nhằm giúp hiển thị các sản phẩm đang bán gần bạn trong kết quả tìm kiếm. Cụ thể như thế nào, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

Google bắt đầu nhấn mạnh BOPIS

Theo dữ liệu của Adobe’s Digital Economy Index từ Adobe, “buy online, pickup in store” (BOPIS) hay còn dịch là “mua trực tuyến, nhận tại cửa hàng” tại Mỹ tính đến thời điểm tháng 8/2021 đã tăng hơn 250% so với cùng kỳ 2019. Adobe cũng cho biết 30% người mua trực tuyến thích BOPIS hoặc curbside pickup (Soạn hàng sẵn) hơn giao hàng tận nhà.

Google cũng khẳng định, các tìm kiếm cho “curbside pickup” đã tăng “gấp mười lần” trong vài tháng qua trong bối cảnh đại dịch COVID-19.

Mua trực tuyến, tới cửa hàng nhận hàng: Nguyên nhân là do diễn biến dịch bệnh Covid 19 khiến người tiêu dùng thay đổi thói quen mua trực tiếp sang mua hàng trực tuyến để tránh tiếp xúc. Bên cạnh đó, họ cũng đang lưu ý đến lợi ích khi mua hàng gần khu vực sinh sống như khả năng mang sản phẩm về nhà ngay trong ngày hoặc trả sản phẩm khi không hài lòng.

BOPIS hứa hẹn sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động mua sắm của người tiêu dùng. Theo đó, Google đang có những điều chỉnh để trở thành nơi người tiêu dùng tìm kiếm sản phẩm – online và cả offline. Và dữ liệu tồn kho của local store là một lợi thế cạnh tranh trong cuộc chiến của Google với Amazon.

Hình 1: Bộ lọc “Nearby Shopping – Mua sắm lân cận” với Local Stores Card (Cửa hàng ở gần bạn)

Tháng 10, 2020, Google đã thông báo rằng họ đang làm cho lượng hàng hoá của các cửa hàng xung quanh người dùng dễ biết hơn nhờ vào tính năng mới được cập nhật trên Shopping UI:

  • Bộ lọc “nearby – lân cận” nổi bật hơn trong tab Shopping.
  • Mục cửa hàng quanh tôi (local stores card) mới.
  • Các Nhãn Curbside Pickup và In-store Pickup có khả năng hiển thị tốt hơn

Tuy đây là các tính năng mới được triển khai trên toàn cầu nhưng có lẽ chỉ riêng “mục của hàng quanh tôi” là hoàn toàn mới.

Bộ lọc nearby, local stores card: Nếu người dùng tiến hành tìm kiếm sản phẩm (ví dụ: “xe đạp leo núi”), họ sẽ thấy kết quả tìm kiếm thông thường, có thể bao gồm thông tin cửa hàng ở gần đó trên trang kết quả tìm kiếm chính. Tuy nhiên, nếu họ nhấp vào tab Shopping, họ thường sẽ thấy bộ lọc nearby sẽ chỉ hiển thị các vị trí của nhà bán lẻ có sẵn sản phẩm tại cửa hàng.

Sau khi chọn bộ lọc nearby, người dùng sẽ thấy giao diện mới “Mục cửa hàng quanh tôi”, được tạo bằng dữ liệu hàng tồn kho từ data feed của người bán. Mục này được gắn ở đầu trang và sau đó là các cửa hàng với số lượng sản phẩm tồn kho theo thời gian thực.

Thông tin cửa hàng trên thẻ cho biết cửa hàng có nhận curbside pickup hay in-store pickup hoặc giao hàng tận nhà dựa trên thông tin từ GMB (Google My Business). Click vào sản phẩm riêng lẻ sẽ dẫn người tìm kiếm đến trang sản phẩm do Google chỉ định. Khi người dùng nhấp vào tên cửa hàng sẽ đưa họ đến trang hồ sơ Google My Business của cửa hàng đó.

Hình 2: Google đang thay đổi tìm kiếm sản phẩm với lượng hàng tại địa phương

Đây là những thay đổi nhỏ nhưng phản ánh hành vi tiêu dùng đầy năng động và liên tuc thay đổi của thị trường. BOPIS đang phát triển nhanh chóng, thúc đẩy doanh số bán hàng trực tuyến trong tương lai. Và các nhà bán lẻ cần xem đây là một sự kết hợp, không thể tách rời giữa e-commerce và bán lẻ truyền thống.

Người tiêu dùng đang dần chấp nhận và làm quen kênh tương đối mới này. Ví dụ: Target cho biết khoảng 40% đơn đặt hàng trực tuyến của họ được nhận tại cửa hàng và thậm chí Best Buy còn trích dẫn một tỷ lệ phần trăm lớn hơn trong các báo cáo doanh thu gần đây.

Google cũng đang bắt đầu gặt hái những lợi ích từ local inventory feeds (dữ liệu hàng tồn kho tại địa phương), điều mà Amazon không có. Ngoài trừ các website bán lẻ riêng biệt (và Bing) ra thì không có trang nào khác để người dùng online tra cứu được sản phẩm nào được vận chuyển tại địa phương, cũng như so sánh nhiều cửa hàng ở cùng một khu vực. Đây cũng là tham vọng cách đây hơn 10 năm của một số startup nhưng vẫn chưa thành công.

Kết luận

Có thể thấy, Google đã rất nỗ lực khi muốn làm nổi bật lượng hàng hoá tại địa phương trong kết quả tìm kiếm. Để làm được điều này, datafeed của người bán quan trọng hơn bao giờ hết. Google triển khai Local Inventory Ads, bộ lọc lân cận và mục cửa hàng quanh đây cùng với tính năng “see what’s in store – xem có gì trong cửa hàng” nằm trong trang Google My Business (GMB). Hãy tận dụng tốt những tính năng này để mang về một lượng doanh thu đáng kể từ những khách hàng xung quanh cửa hàng của bạn nhé!

Liên hệ để được tư vấn về Shopping advertising