Giữ cho page không bị rớt hạng sau khi thiết kế lại website hoặc thay đổi tên miền

Giữ cho page không bị rớt hạng sau khi thiết kế lại website hoặc thay đổi tên miền

Việc thay đổi tên miền hay thiết kế lại website như một phần của chiến dịch marketing, xây dựng lại nhận diện thương hiệu,… Tuy nhiên, sau khi thực hiện điều này, sẽ có rất nhiều thay đổi khiến page không hiển thị khi tìm kiếm trên Google. Bài viết dưới đây, MangoAds sẽ hướng dẫn chi tiết cách khắc phục vấn đề này.

Đối với khi thiết kế lại web

Việc thay đổi phiên bản thiết kế ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch SEO của bạn, khiến page mới không được hiển thị trên trang tìm kiếm. Để tránh việc này, bạn cần chuẩn bị những yếu tố sau:

  • Tạo chuyển hướng 301 cho toàn bộ URL ở phiên bản cũ sang URL mới ở trang được thiết kế lại.
  • Review lại các page đã được đặt lệnh chuyển hướng để chắc chắn các page này vẫn đang hoạt động tốt, tránh gặp các lỗi như 404, 500, 302…
  • Review lại các backlink. Bạn có thể sử dụng các công cụ sau để lọc các backlink: Open Site Explorer, Majestic SEO, Ahrefs’ Site Explorer, Cemper’s LinkRsearch-Tools
  • Đảm bảo rằng bạn đã cập nhật sitemap trên trang Google Search Console.

Đối với khi thay đổi tên miền

Việc thay đổi tên thương hiệu hay sáp nhập với thương hiệu khác,… thường bắt buộc bạn phải thay đổi tên miền. Khi đó, bạn có thể sẽ gặp những khó khăn sau:

  • Có thể đánh mất độ tin cậy trên Google.
  • Traffic giảm nếu bạn không còn sử dụng những keyword liên quan đến doanh nghiệp khi chuyển sang trang web mới.
  • Do trang web mới không có nhiều backlink và có điểm tin cậy trên Google chưa cao, nên dù bạn đã thực hiện lệnh chuyển hướng 301 nhưng vẫn có khả năng thứ hạng của trang web mới lên chậm hơn so với trước kia.

Cách khắc phục những vấn đề khi thay đổi tên miền

Nếu bạn thực hiện quá trình này một cách đúng đắn, bạn hoàn toàn có thể nhanh chóng khắc phục được các vấn đề nêu trên khi thay đổi tên miền:

Ngay khi có kế hoạch chuyển website, hãy mua tên miền mới sớm nhất có thể và chuẩn bị sẵn một số nội dung trên trang và gắn thêm một số backlink nhằm tăng độ uy tín của trang web trên Google. Sau đó hãy đăng ký tài khoản trên Google Search Console để đảm bảo Google nhận ra trang mới của bạn nhanh nhất có thể.

Khi xong các bước này, tiếp theo bạn hãy chuẩn bị những công việc sau:

  • Tạo lệnh chuyển hướng 301 cho toàn bộ URL ở web cũ sang URL mới.
  • Review lại các link đã được chuyển hướng liên tục để kịp thời khắc phục các vấn đề.
  • Công bố trang mới của bạn trên các trang mạng xã hội, các diễn đàn,… nhằm thu hút backlink trỏ về website mới của bạn nhiều hơn.
  • Theo dõi traffic từ các trang liên kết ngoài với website của bạn.

Các lỗi thường gặp khiến nội dung bị ẩn trên Google

Sau khi thực hiện hết các bước trên, nếu như nội dung trên trang web mới của bạn vẫn không được hiển thị trên kết quả tìm kiếm của Google, có thể page mới đang gặp những lỗi sau:

Bị chặn bởi robots.txt

Hãy kiểm tra tệp tin robot.txt của bạn (http://www/yourdomain/com/robots.txt) để xem thử là bạn có đang chặn crawler truy cập vào một vài phần của trang mà bạn lại đang cần nó truy cập hay không. Lỗi này rất hay xảy ra. Bạn cũng có thể kiểm tra lỗi trên Google Search Console tại phần Kiểm tra URL hoặc Trạng thái lập chỉ mục (index).

Để khắc phục, bạn chỉ cần tìm tới những nội dung đang bị chặn bởi robot.txt và xóa chúng hoặc cập nhật nội dung mới thay thế.

Bị chặn bởi thẻ robots meta

Nếu page của bạn gặp lỗi dạng này thì những nội dung này sẽ không được index trên Google.

Để giải quyết vấn đề này bạn cần tìm vị trí của những thẻ robots meta rồi xoá chúng.

Không có link trực tiếp

Khi nội dung trên trang web không có kèm theo backlink hoặc các backlink đều bị gặp lỗi không được index trên Google dẫn đến việc page của bạn khó lên hạng.

Để giải quyết bạn cần cài thêm link thuần văn bản hoặc hình ảnh và khắc phục lỗi Google không index ở các backlink.

Hình 1: Kiểm tra một trang web hay một liên kết có được index trên Google hay chưa

Yêu cầu điền đơn đăng ký

Google sẽ không tự động điền đơn đăng ký hoặc đăng nhập để xem nội dung đằng sau của trang đó, dẫn đến việc nội dung bị ẩn hoặc đánh dấu spam trên Google. Nếu bạn cần Google index nội dung này thì giải pháp đơn giản nhất là gỡ bỏ mẫu đơn trên trang này.

Tuy nhiên, nếu như trang web của bạn thuộc dạng trang bán nội dung (người dùng phải trả tiền để xem được nội dung bài viết), bạn vẫn có thể giữ lại mẫu đơn đăng ký thành viên nhưng phải cho phép người dùng không phải là thành viên xem ít nhất năm bài viết mỗi ngày.

ID của từng phiên truy cập

ID của từng phiên truy cập có thể gây khó hiểu cho crawler vì mỗi lần hệ thống truy cập vào trang của bạn, nó lại thấy địa chỉ khác nhau. Ví dụ như lần này nó sẽ thấy http://www.yourdomain.com?SessID=2143789 nhưng lần sau lại thấy http://www.yourdomain.com?SessID=2145394. Mặc dù mục đích của bạn chính là để dễ dàng theo dõi phiên truy cập của từng người dùng và bạn nghĩ là URL vẫn đưa đến cùng một trang thì hệ thống lại không thể nghĩ như vậy.

Không đủ link chất lượng

Nếu như trang web của bạn không có đủ một lượng backlink tốt, Google sẽ đánh dấu đây là nội dung không quan trọng và không ưu tiên hiển thị chúng trên Google. Do đó, bạn cần trỏ nhiều backlink tốt về trang của mình để giúp tăng điểm uy tín của page trên Google.

Kết luận

Việc thay đổi thiết kế web hay tên miền chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch SEO của bạn. Do đó, bạn cần phải chú ý theo dõi và so sánh thứ hạng của page thường xuyên để nhanh chóng ổn định lại thứ hạng của trang web và lượng traffic vốn có.