Điểm danh 12 Plugin SEO tốt nhất cho WordPress

Posted on
Điểm danh 12 Plugin SEO tốt nhất cho WordPress

Nếu bạn chưa biết thì việc tối ưu SEO cho website là một trong những công đoạn quan trọng nhất trong xây dựng, và đăng các bài viết cho các website của bạn. Vì dù website của bạn có nội dung hay đến mấy mà nếu nó không được tối ưu hóa SEO, thì cũng trở nên vô dụng. Website của bạn sẽ không xuất hiện trong kết quả tìm kiếm và điều này sẽ làm giảm đáng kể cơ hội tăng cao traffic.

Tối ưu hóa SEO sẽ giúp website của bạn được Google xếp hạng cao hơn

Hình 1: Tối ưu hóa SEO sẽ giúp website của bạn được Google xếp hạng cao hơn

Việc nghiên cứu các Plugin SEO tốt nhất cho WordPress là một điều cần thiết. Cho dù bạn là người mới bắt đầu xây dựng một website WordPress hay đang phát triển một website hiện có thì việc nghiên cứu, và sử dụng các plugin SEO đều rất cần thiết.

Bài viết sau đây MangoAds sẽ giới thiệu đến bạn cách sử dụng 12 plugin SEO tốt nhất cho WordPress hiện nay. Đó là những plugin nào? Cùng tìm hiểu nhé.

Để đảm bảo website của bạn nhận được nhiều lượng truy cập nhất thì việc tối ưu hóa SEO cho WordPress là không thể thiếu. Do đó hãy chắc chắn rằng bạn đã biết cách sử dụng 12 plugin SEO hữu ích sau đây:

1. Yoast SEO

Yoast SEO là công cụ tối ưu hóa SEO phổ biến nhất hiện nay

Hình 2: Yoast SEO là công cụ tối ưu hóa SEO phổ biến nhất hiện nay

Một trong những công cụ tối ưu SEO cho website được sử dụng nhiều nhất hiện nay chính là Yoast SEO. Đây là một phần mềm miễn phí và phổ biến với hơn 5 triệu lượt cài đặt và được xếp hạng 4,7 sao. Phần mềm này khá dễ sử dụng cho những người mới bắt đầu học cách tối ưu hóa SEO, bên cạnh đó nó cũng có chứa các tùy chọn nâng cao dành riêng cho người dùng chuyên nghiệp. Dưới đây là các tính năng chính của Yoast SEO:

  • Tối ưu hóa từ khóa: phần mềm này cho phép người dùng tối ưu hóa các website và bài post với tiêu đề, mô tả meta và từ khóa meta thân thiện với SEO.
  • Snippet (Đoạn mã): Nó cung cấp cho người dùng bản xem trước về cách trang sẽ hiển thị trên kết quả tìm kiếm của Google.
  • Readability check (Kiểm tra khả năng đọc): Yoast SEO phân tích văn bản của bạn dựa trên các nguyên tắc Flesch-Kincaid và đảm bảo rằng nó dễ đọc.
  • Gutenberg-ready: tính năng này thể hiện sự linh hoạt của văn bản, điều đó có nghĩa là nó có thể chạy hoàn hảo trên cả trình soạn thảo cổ điển và Gutenberg.
  • Cập nhật liên tục: plugin được cập nhật hai tuần một lần. Bằng cách này, người dùng có thể yên tâm khi biết website của mình được tối ưu hóa bằng cách sử dụng các thuật toán mới nhất của Google.

Ngoài các tính năng miễn phí này, người dùng có thể mua dịch vụ cao cấp của Yoast SEO với giá 89 đô la để nhận được các cải tiến và các tính năng bổ sung như: đề xuất internal link, insight về nội dung và quyền truy cập miễn phí 1 năm vào hỗ trợ 24/7.

2. All in One SEO Pack

All in One SEO Pack có đầy đủ mọi thứ mà bạn cần để tối ưu hóa SEO cho websit

Hình 3: All in One SEO Pack có đầy đủ mọi thứ mà bạn cần để tối ưu hóa SEO cho websit

Như tên cho thấy, plugin này có đầy đủ tất cả mọi thứ mà bạn cần để tối ưu hóa website của bạn. Phần mềm này hiện nay cũng có hơn 3 triệu lượt cài đặt và xếp hạng 4,5 sao. Những tính năng chính mà plugin này cung cấp bao gồm:

  • Sơ đồ website và tích hợp Google Analytics.
  • Trình chặn bot xấu giúp ngăn chặn các bot nguy hiểm làm chậm website của bạn.
  • Hàm URL chuẩn.
  • Tự động hóa dễ dàng các thẻ meta.
  • Cài đặt tùy chỉnh để bật / tắt các tính năng theo nhu cầu của bạn.

Plugin này khá dễ sử dụng với người mới bắt đầu, nhưng không như Yoast SEO bạn có thể sẽ phải mất một khoảng thời gian để làm quen với giao diện của nó.

Nếu bạn đang sử dụng một cửa hàng trực tuyến được hỗ trợ bởi WooCommerce, All in One SEO Pack có thể cung cấp các hỗ trợ tích hợp miễn phí. Phiên bản cao cấp của phần mềm này sẽ đi kèm với các dịch vụ bổ sung như hỗ trợ nâng cao, tùy chọn phân loại và tài liệu video SEO.

3. The SEO Framework

Plugin này tương tự như Yoast SEO nhưng có mức dung lượng nhẹ hơn

Hình 4: Plugin này tương tự như Yoast SEO nhưng có mức dung lượng nhẹ hơn

Không giống như nhiều plugin SEO khác, plugin này cung cấp hầu hết các dịch vụ miễn phí và đặc biệt nó không hề có quảng cáo hoặc các biểu ngữ thúc giục nâng cấp.

Plugin này sẽ giúp tự động tạo tiêu đề, mô tả, URL chuẩn và thực hiện chức năng SEO điển hình. Và đương nhiên phần mềm này rất dễ sử dụng. Khi mới bắt đầu, người dùng có thể sử dụng các tính năng mặc định có trên plugin này và nếu như nó điều đó vẫn chưa đủ thì SEO Framework còn cung cấp thêm các tùy chọn nâng cao thông qua các extensions cho bạn thoải mái trải nghiệm. Một số extensions có trên plugin này bao gồm:

  • Hỗ trợ cho chế độ ẩn danh.
  • Tích hợp plugin AMP.
  • Theo dõi các bình luận spam.
  • Phân tích về SEO trên website của bạn.
  • Cài đặt local SEO.

4. SEO Squirrly

Squirrly là plugin phù hợp cho những người mới bắt đầu học cách tối ưu hóa SEO

Hình 5: Squirrly là plugin phù hợp cho những người mới bắt đầu học cách tối ưu hóa SEO

Squirrly là một phần mềm tối ưu hóa SEO cực kỳ thân thiện với người dùng. Đơn giản vì nó được thiết kế để dành riêng cho những người mới bắt đầu học cách SEO website. Squirrly có thể hoạt động như một plugin SEO độc lập hoặc kết hợp cùng các plugin khác mà bạn đã cài đặt.

Squirrly hoạt động trong thời gian thực, có nghĩa là các đề xuất chỉnh sửa sẽ được tự động bật lên trong khi bạn đang viết nội dung. Điều đó giúp cho bạn tiết kiệm thời gian thay vì phải viết xong nội dung rồi mới bắt đầu chỉnh sửa, tối ưu hóa SEO cho bài viết.

Squirrly được thiết kế tương thích với các plugin khác và sẽ không ghi đè bất kỳ cài đặt SEO nào. Vì thế bạn hoàn toàn có thể dễ dàng thay thế plugin cũ của mình bằng Squirrly. Ngoài ra Squirrly cũng cung cấp thêm chức năng nghiên cứu từ khóa để tối ưu hóa nội dung của bạn được tốt hơn.

Chức năng cuối cùng nhưng chắc chắn không kém phần quan trọng của Squirrly chính là bạn sẽ nhận được một báo cáo hàng tuần về tiến trình hoạt động website và các tweet gần đây liên quan đến các từ khóa trọng tâm của bạn.

5. Broken Link Checker

Plugin này giúp người dùng kiểm tra được các liên kết bị hỏng

Hình 6: Plugin này giúp người dùng kiểm tra được các link bị hỏng

Chúng ta đều biết rằng SEO không chỉ đơn giản là chèn từ khóa vào nội dung mà nó còn sở hữu nhiều yếu tố khác quyết định đến sự thành công hay thất bại của một website.

Ví dụ: Như việc các link bị hỏng và hình ảnh bị thiếu sẽ là những bất lợi lớn cho hiệu suất SEO. Google có thể coi đây là một dấu hiệu cho thấy website của bạn được quản lý kém. Tuy nhiên bạn có thể khắc phục những sự cố này ngay lập tức thông qua công cụ Broken Link Checker. Công cụ này sẽ tìm tất cả các link bị hỏng, hoặc bị thiếu trong bài viết và tổng hợp nó lại vào trong một danh sách. Lúc này bạn có thể truy cập vào danh sách đó và thực hiện chỉnh sửa, hoặc xóa các link hỏng. Đặc biệt công cụ này còn có thể gửi thông báo cho bạn qua email mỗi khi phát hiện ra vấn đề của website.

6. W3 Total Cache

W3 Total Cache giúp tăng tốc độ load website của bạn

Hình 7: W3 Total Cache giúp tăng tốc độ load website của bạn

Có một điều dễ dàng nhận thấy đó là website của bạn load càng nhanh thì thứ hạng website sẽ càng cao. Dù vậy nhiều người dùng vẫn thường bỏ qua điều này và kết quả là khách hàng phải trải nghiệm một website có tốc độ tải chậm và mất rất nhiều thời gian để theo dõi. Để giải quyết vấn đề này thì đã có W3 Total Cache – plugin hỗ trợ tăng tốc độ load của website, tích hợp CDN và hơn thế nữa. W3 Total Cache sẽ giúp làm giảm số lượng dữ liệu được gửi đến máy chủ và từ đó khiến cho tốc độ tải dữ liệu trên website của bạn tăng lên.

7. Google XML Sitemap

Google XML Sitemap giúp tái cấu trúc và cải thiện website của bạn

Hình 8: Google XML Sitemap giúp tái cấu trúc và cải thiện website của bạn

Plugin này có chức năng tự động tạo sơ đồ trang XML cho website của bạn và thông báo cho bạn biết về các công cụ tìm kiếm mỗi khi chúng được cập nhật. Nói một cách đơn giản, XML Sitemap sẽ giúp cải thiện cấu trúc các trang của bạn, do đó làm cho trang WordPress của bạn dễ tìm hơn.

Plugin này thường được dùng cho các website lớn có nhiều nội dung và kho lưu trữ phương tiện. Nhiều chuyên viên còn sử dụng Plugin này cho website mới, có internal links hạn chế.

Dù là ở bất kỳ thể loại website nào thì XML Sitemap vẫn sẽ giúp cho nó đó được cải thiện và hoạt động tốt hơn. Ngoài ra plugin này cũng không làm chậm tốc độ load website của bạn

8. SEO Optimized Image

SEO Optimized Image cho phép người dùng tự động cập nhật tất cả hình ảnh có trên website

Hình 9: SEO Optimized Image cho phép người dùng tự động cập nhật tất cả hình ảnh có trên website

Hình ảnh có thể làm cho nội dung bài viết của bạn trở nên thú vị hơn cũng như làm tăng sự tương tác của khách hàng khi truy cập. Mô tả hình ảnh cũng là một trong những yếu tố xếp hạng quan trọng nhất đối với Google.

Nếu bạn chưa biết thì SEO Optimized Image là một trong những plugin cho phép bạn tự động cập nhật tất cả hình ảnh, cả hình ảnh hiện có và mới cập nhật, với thẻ alt và tiêu đề phù hợp. Bên cạnh đó, plugin này không tạo thêm các mục nhập cơ sở dữ liệu nên sẽ không làm chậm website WordPress của bạn. Kết hợp nó với Smush Image Compression and Optimization sẽ làm cho website của bạn trở nên nhẹ hơn.

9. Plugin WPtouch Mobile

WPtouch Mobile là plugin hỗ trợ tối ưu hóa giao diện di động

Hình 10: WPtouch Mobile là plugin hỗ trợ tối ưu hóa giao diện di động

Mọi người thường truy cập website từ nhiều thiết bị khác nhau, trong đó smartphone được xem là một trong những thiết bị truy cập phổ biến nhất. Đó là lý do tại sao bạn cần đảm bảo rằng website của bạn phải phù hợp và thân thiện với người dùng mỗi khi họ truy cập qua màn hình nhỏ.

Plugin WPtouch Mobile cho phép bạn tự động thêm chủ đề di động đơn giản và trang nhã vào website WordPress của mình. Trong khi đó bảng quản trị cho phép bạn tùy chỉnh cài đặt mà không cần phải thay đổi bất kỳ mã nào của website. Đây cũng là một trong những công cụ mà Google khuyến nghị bạn nên sử dụng để tối ưu hóa SEO cho website của bạn.

10. AddThis

AddThis sẽ giúp bạn giữ chân khách hàng ở lại website

Hình 11: AddThis sẽ giúp bạn giữ chân khách hàng ở lại website

Như đã biết nếu tỷ lệ thoát càng cao thì website của bạn sẽ bị xếp hạng càng thấp trên Google. Vì vậy, làm thế nào để có thể giữ chân khách truy cập ở lại website WordPress của bạn?

Cách tốt nhất là đưa ra đề xuất cho một số bài post liên quan, và AddThis chính là plugin chuyên thực hiện công việc này một cách hiệu quả nhất. Dù chức năng chính của plugin này là share các bài viết trên mạng xã hội, nhưng nó cũng cho phép người dùng thêm các đề xuất bài post liên quan, chưa kể các mẫu bài post có trên AddThis đều là những mẫu đẹp nhất trên thị trường.

11. Google Analytics by MonsterInsights

Plugin này giúp người dùng phân tích và tổng hợp các số liệu, sự kiện có trên website

Hình 12: Plugin này giúp người dùng phân tích và tổng hợp các số liệu, sự kiện có trên website

Việc phân tích và tổng hợp các sự kiện lẫn số liệu trên website thường khá phức tạp và mất nhiều thời gian. Tuy nhiên với Google Analytics by MonsterInsights mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn. Bạn có thể truy cập dữ liệu Google Analytics trực tiếp từ trang tổng quan WordPress của mình, điều đó sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Hơn nữa plugin này còn có thể hiển thị khách truy cập của bạn đến từ đâu, họ đang sử dụng thiết bị nào, giới tính, độ tuổi của họ và nhiều thông tin khác. Điều này rất hữu ích trong trường hợp bạn muốn đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu website của mình.

12. All in One WP Security Firewall

 All in One WP Security Firewall là công cụ giúp bảo vệ website của bạn khỏi những tác nhân gây hại từ bên ngoài

Hình 13: All in One WP Security Firewall là công cụ giúp bảo vệ website của bạn khỏi những tác nhân gây hại từ bên ngoài

WordPress thường được biết đến như là một trong những nền tảng an toàn nhất cho website. Plugin này sẽ thêm các bộ lọc bảo mật liên quan đến tài khoản người dùng, thông tin đăng nhập, cơ sở dữ liệu, v.v. của bạn. Bạn có thể chọn sử dụng cài đặt cơ bản, trung cấp hoặc nâng cao tùy thuộc vào nhu cầu của mình. Bên cạnh đó nó cũng không làm chậm website của bạn và hoàn toàn miễn phí.

Công cụ SEO tiện dụng

Khi nói đến tối ưu hóa SEO cho website, điều đầu tiên mà bạn cần lưu ý chính là làm thế nào để khiến cho các plugin giúp bạn đạt được hiệu quả tối đa khi sử dụng chúng. Sau đây sẽ là một số công cụ SEO tiện dụng mà bạn không thể bỏ qua.

1. Ahrefs

Ahrefs là một gã khổng lồ trong lĩnh vực SEO. Nhiều chuyên gia trong ngành rất yêu thích và thậm chí coi nó là công cụ SEO tốt nhất hiện nay. Ahrefs gồm tất cả mọi thứ mà một công cụ SEO ​​sẽ có như: Phân tích cạnh tranh, Nghiên cứu từ khóa, Nghiên cứu backlinks, Nghiên cứu nội dung, Theo dõi xếp hạng và Giám sát website.

Kết quả đánh giá của Ahrefs được thể hiện ở dạng graphic trực quan, khá dễ hiểu và đầy màu sắc. Ngoài ra Ahrefs còn được biết đến như là một cơ sở dữ liệu backlinks lớn nhất hiện nay, và điều đó giúp nó đưa ra các đề xuất cạnh tranh cho người dùng. Công cụ này có giá khá đắt ở mức 99 đô la mỗi tháng, nhưng chắc chắn một điều là nó hoàn toàn xứng đáng với số tiền mà bạn đã bỏ ra.

2. KWFinder

Công cụ này có chức năng tương tự như Ahrefs nhưng có một mức giá mềm hơn nhiều từ $ 29,08- $ 79,8 mỗi tháng. Bên cạnh đó KWFinder có giao diện người dùng được đánh giá là một trong những giao diện đơn giản, dễ sử dụng nhất trên thị trường. Vì thế tất cả mọi người bao gồm cả những người mới bắt đầu học cách tối ưu hóa SEO cũng có thể sử dụng nó dễ dàng ngay từ đầu. Ngoài các tính năng theo dõi xếp hạng, phân tích backlinks và phân tích SERP, KWFinder còn được biết đến với việc tìm kiếm các longtail keyword có mức độ cạnh tranh thấp.

3. SEMrush

SEMrush gồm các tính năng SEO thông thường như nghiên cứu từ khóa và phân tích backilinks. Tuy nhiên, nó có lẽ được biết đến nhiều nhất nhờ vào chức năng phân tích cạnh tranh. Bạn có thể dễ dàng so sánh website của mình với các đối thủ cạnh tranh bằng cách sử dụng tính năng Domain vs. Domain.

Tính năng này cho phép bạn so sánh nhanh chóng các traffic phải trả tiền và không phải trả tiền của website. Ngoài ra tính năng phân tích chiến lược quảng cáo của công cụ này cũng có thể hỗ trợ bạn trong việc thực hiện tối ưu hóa các chiến lược marketing kỹ thuật số của mình. Nếu điều đó vẫn chưa đủ thú vị, thì hãy thử trải nghiệm tính năng SEO Writing Assistant sẽ giúp bạn đưa ra các đề xuất từ ​​khóa khi viết các phần content marketing. Và đương nhiên với hàng loạt các tính năng thú vị và độc đáo của mình thì mức giá 99.95 đô la của nó được đánh giá là khá hợp lý.

4. Accuranker

Tên của công cụ này là viết tắt của từ “chính xác” ( accurate) và “người xếp hạng” (ranker). Và đó chính xác là những gì mà công cụ này hướng tới. Chức năng chính của Accuranker là theo dõi và xếp hạng các từ khóa đồng thời nó còn giúp bạn hiểu được hoạt động content marketing của mình đang diễn ra như thế nào. Đây là một trong những công cụ yêu thích của các chuyên gia SEO và nó cũng được cập nhật khá thường xuyên. Nói cách khác, ngoài việc tự động nhận báo cáo thường xuyên mỗi 24 giờ, bạn có thể theo dõi cập nhật xếp hạng bất kỳ lúc nào bằng cách click vào tùy chọn làm mới của của Accuranker. Công cụ này có giá khoảng $ 44,95 hàng tháng tương đương với việc theo dõi 600 từ khóa. Và hiển nhiên nếu muốn theo dõi càng nhiều từ khóa thì số tiền bạn bỏ ra sẽ càng cao.

5. Copyscape

Bạn đã làm mọi thứ để có thể tạo ra một nội dung hữu ích cho website của mình. Bạn thậm chí còn chi rất nhiều tiền cho các plugin và công cụ SEO để website của bạn được xếp hạng cao. Nhưng thật không may, một số người sao chép nội dung của bạn mà không có sự cho phép của bạn và sử dụng nó cho lợi ích của riêng họ. Nếu đúng như vậy, bạn có thể cần cân nhắc sử dụng công cụ Copyscape. Nó sẽ giúp quét toàn bộ website và thông báo cho bạn nếu có bất kỳ kết quả phù hợp nào với nội dung của bạn. Sau đó, bạn có thể bảo vệ nội dung của mình bằng cách liên hệ trực tiếp với chủ sở hữu website có nội dung copy từ website của bạn hoặc thậm chí thực hiện các biện pháp pháp lý khác.

Vậy, những công cụ SEO nào hiệu quả và miễn phí?

Các công cụ SEO miễn phí sẽ là sự lựa chọn rất hữu ích cho những bạn mới làm quen với SEO. Chúng cung cấp các tính năng tuyệt vời, có thể tác động lớn đến chiến dịch SEO của bạn. Sau đây sẽ là những lựa chọn mà bạn nên cân nhắc:

1. Google Search Console

Để sử dụng công cụ này điều kiện tiên quyết là bạn phải có một website của riêng mình. Đây là một công cụ hoàn toàn miễn phí.

Việc duy nhất bạn cần làm là nhập một số mã xác minh, và cứ thế bắt đầu sử dụng. Google Search Console sẽ cho phép bạn theo dõi hiệu suất website của mình trên Google SERP. Nó cũng cho phép bạn phân tích các từ khoá đưa khách truy cập đến website của bạn, cùng với số lần hiển thị, số click chuột và vị trí trên website của bạn trên Google. Ngoài ra công cụ này còn tự động gửi cho bạn một email thông báo khi Google tìm thấy các vấn đề xảy ra trên website của bạn.

2. SpyFu

SpyFu có đến tận hai phiên bản khác nhau. Một phiên bản yêu cầu trả phí và một phiên bản miễn phí phù hợp cho người mới bắt đầu tối ưu hóa SEO. Công cụ này sẽ cho bạn biết số lần các từ khóa nhất định được tìm kiếm mỗi tháng. Từ đó giúp cho bạn có thêm thông tin cần thiết để phân tích kỹ lưỡng website của mình, gồm theo dõi các từ khóa không phải trả tiền, số click chuột hàng tháng, hiệu suất quảng cáo, v.v. Ngoài ra một trong những chức năng đặc biệt của công cụ này là theo dõi các hoạt động diễn ra trên website của đối thủ cạnh tranh của bạn. Bạn chỉ cần nhập tên miền vào SpyFu và bắt đầu chuyến trải nghiệm của mình

3. Answer The Public

Công cụ này giúp quyết định chủ đề bạn nên chọn cho các hoạt động content marketing của mình. Chỉ cần nhập một từ khóa và nó sẽ trực tiếp tạo ra danh sách các từ khóa dựa trên tính năng tự động đề xuất của Google và Bing.

4. SEOQuake

SEOQuake là một công cục khá thú vị khi nó tồn tại dưới dạng một extensions, thay vì có trang hoạt động riêng. SEOQuake sẽ giúp bạn thực hiện các nhiệm vụ SEO thông thường một cách nhẹ nhàng và hiệu quả, đồng thời cho phép bạn thực hiện kiểm tra hiệu quả SEO cho website của riêng bạn hoặc của đối thủ cạnh tranh. Mặt khác, bạn có thể dễ dàng tải xuống dữ liệu của SEOQuake dưới dạng file CSV.

Kết luận

Việc chọn một plugin SEO cho website của bạn phụ thuộc vào loại hoạt động bạn muốn thực hiện. Do đó nếu bạn vẫn còn bị choáng ngợp bởi lượng thông tin bạn vừa đọc, đừng lo lắng, vì MangoAds sẽ giúp bạn đơn giản hóa mọi thứ.

Dưới đây là những gợi ý của MangoAds mà bạn có thể sẽ muốn tham khảo cho website của mình:

Plugins

  • Tối ưu hóa bài post và trang: Yoast SEO.
  • Tương tự như Yoast và được tích hợp với WooCommerce: All in One SEO Pack.
  • Tương tự như Yoast nhưng nhẹ hơn: The SEO Framework.
  • Phiên bản thân thiện và linh hoạt nhất của Yoast: Squirrly.
  • Tăng tốc website WordPress của bạn: W3 Total Cache.
  • Lập chỉ mục: Google XML Sitemap.
  • Tối ưu hóa giao diện di động: WPTouch Mobile Plugin.
  • Thêm các nút mạng xã hội và các bài post liên quan: AddThis.
  • Bảo vệ nâng cao: Google Analytics by MonsterInsights.
  • Tối ưu hóa hình ảnh: SEO Optimized Image.
  • Phân tích: Google Insights của MonsterInsights.

Tools

  • Công cụ mạnh mẽ tất cả trong một: Ahrefs.
  • Phiên bản rẻ hơn của Ahrefs: KWFinder.
  • Phân tích cạnh tranh và trợ lý viết nội dung: SEMrush.
  • Theo dõi từ khóa: Accuranker.
  • Công cụ kiểm tra đạo văn: Copyscape.
  • Tất cả các công cụ miễn phí được đề xuất đều đáng để thử.

Để có thể thực hiện tối ưu SEO cho website một cách hiệu quả, khuyên bạn nên tìm hiểu và cân nhắc thật kỹ những gì bạn muốn đạt được trên website WordPress của mình trước khi thực hiện SEO. Sau đó, bạn có thể chọn cách tốt nhất và bắt đầu khám phá chúng. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến vấn đề này, hãy để lại bình luận bên dưới để được giải đáp sớm nhất nhé!