Cách Google phân tích các backlink trỏ về Website của bạn
25/08/2020 - Vy Hoang Cong Nhut
Tối ưu hóa trang web là một bài toán lớn và lâu dài. Trong bài viết này chúng ta cùng nhau tìm hiểu về cách mà Google phân tích và phân loại những đường link chất lượng trỏ về trang web của bạn. Hãy cùng nhau tìm hiểu ở bài viết bên dưới.
Link analysis
Hệ thống sẽ tính toán những trang web nào liên kết với trang của bạn và xem xét họ nói gì về trang của bạn. Google nắm trong tay một lượng thông tin về các trang liên quan với nhau (thông qua lịch sử link của trang, ghi chép về đăng ký của trang hoặc các nguồn khác). Nếu website của bạn có nhiều liên kết từ các website uy tín trỏ về, Google sẽ tin tưởng website của bạn và đánh giá chúng cao hơn.
Phân tích link còn phức tạp hơn việc chỉ đếm số link một web page hay một website có. Bởi không phải từng link đều có giá trị tương đương (có những link có giá trị gấp 10 triệu lần những link khác). Link của những trang uy tín cao (ví dụ như trang của chính phủ, những tổ chức lớn,...) sẽ được tính nhiều hơn những đường link từ các trang thông thường. Hệ thống sẽ quyết định một website có uy tín hay không bằng cả việc phân tích đường link cũng như phân tích mối liên hệ về nghĩa của từ.
Ví dụ, bạn hứng thú với những trang web có chủ đề chăm sóc chó. Google sẽ dùng liên kết về nghĩa để phân tích những trang web tập trung vào chủ đề chăm sóc chó. Sau đó, nó sẽ tiếp tục phân tích tới liệu các trang web này có link ngoài hay không, bao nhiêu và có cùng về chủ đề chăm sóc chó hay không. Nếu số lượng này càng nhiều thì có khả năng cao trang web này có uy tín về chủ đề này hơn những trang web đối thủ khác.
Trên thực tế thì mọi thứ có thể sẽ phức tạp hơn. Ví dụ có khoảng 5 trang về chủ đề chăm sóc chó và có nhiều đường link ngoài về chủ đề liên quan:
- Trang A có khoảng 213 liên kết ngoài
- Trang B có khoảng 192 liên kết ngoài
- Trang C có khoảng 203 liên kết ngoài
- Trang D có khoảng 113 liên kết ngoài
- Trang E có khoảng 122 liên kết ngoài
Thêm vào đó, trang A, B, D và E đều có liên kết với nhau, nhưng không trang nào link với trang C. Mặc dù chúng ta có thể thấy rằng C có một lượng lớn những liên kết ngoài cùng về chủ đề chăm sóc chó nhưng trên thực tế, trang C dường như có phần lớn các link liên quan chủ đề từ các trang khác có liên quan nhưng lại có ít liên kết với chúng. Trong kịch bản này, trang C có thể không được coi là một website tốt vì nó không được kết nối bởi đúng trang web.
Việc nhóm các trang dựa trên các trang liên kết với nó và các trang nó có liên kết gọi là link neighborhood. Việc website được đề cập ở trong các web neighborhood chung chủ đề sẽ tăng thứ hạng tìm kiếm của bạn. Số lượng và chất lượng của các link từ các trang trong neighborhood đó cũng nói lên tầm quan trọng của trang của bạn trong chủ đề được nhắc tới.
Việc công cụ tìm kiếm dựa trên mức độ nào để đánh giá các link trong neighborhood cũng không được công bố. Những link ngoài từ những trang không liên quan vẫn có thể giúp trang của bạn tăng hạng. Tuy nhiên, đường link từ những trang liên quan thì vẫn luôn có giá trị hơn nhưng trang không liên quan.
Một yếu tố khác để đánh giá chất lượng của một đường link là vị trí và cách nó được gắn vào. Ví dụ, một văn bản có đính kèm đường link (văn bản mà sẽ ngay lập tức cho phép bạn truy cập vào trang của bạn bằng việc nhấn vào đó) là một dấu hiệu tốt cho hệ thống tìm kiếm. Có thể nói cách khác là tên đường link.
Đoạn văn bản này thường được gọi là anchor text. Nếu tên đường link đó chứa nhiều từ khóa liên quan đến nội dung cần tìm kiếm, nó sẽ giúp trang của bạn tăng ranking hơn là anchor text không liên quan. Ví dụ, nếu anchor text là “Salon chăm sóc chó” sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các website về chăm sóc chó hơn anchor text chỉ là “Nhấn vào đây”.
Việc phân tích các anchor text liên quan để dẫn link về website của bạn phức tạp hơn như vậy. Bạn cần phải đảm bảo rằng anchor text phù hợp với nội dung bài viết, phù hợp với các chủ đề của website. Ví dụ bạn có anchor text là “Salon chăm sóc chó” cho một website không hẳn là về chăm sóc chó, giá trị của đường link này sẽ giảm. Google còn nhìn vào nội dung của trang mà đường link dẫn tới, nội dung chính của website và độ uy tín của nó để đánh giá đường link.
Backlink đến từ mạng xã hội có ích hay không?
Những trang như Facebook hay Twitter đã tạo ra một cuộc cách mạng trong việc chia sẻ đánh giá thông tin. Điều này dẫn đến một giả thuyết cho rằng Google sẽ sử dụng những dấu hiệu này để xếp hạng trang web. Để củng cố cho giả thuyết này, Moz đã công bố một nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa Facebook, Google+ (Mạng xã hội của Google), Twitter và các mạng xã hội khác với thứ hạng trên trang kết quả tìm kiếm.
Hình 1 thể hiện top 12 yếu tố Mạng xã hội có liên quan đến việc xếp hạng và Facebook đứng nhất và xuất hiện trong hầu hết các yếu tố này.
Hình 1: Top 12 yếu tố mạng xã hội có liên quan đến ranking (2015)
Tuy nhiên điều này không đảm bảo rằng Facebook được sử dụng như một yếu tố để tăng xếp hạng mà là một nội dung tốt sẽ tạo được nhiều liên kết. Vì vậy, Website của bạn có thể sẽ tốt hơn nếu được nhắc đến nhiều trên Facebook.
Kết luận
Qua bài viết, chúng ta nắm cách nhận biết những yếu tố xếp hạng của mạng xã hội và cách đánh giá và phân loại một liên kết của một trang web thế nào của Google. Dựa vào những thông tin đó, mà ta có thể đưa ra chiến lược tối ưu website trong nền tảng tìm kiếm của Google hơn.
Nếu bạn quan tâm về chiến lượt backlink cũng nhưng SEO cho website, theo dõi MangoAds để cập nhật những nội dung mới nhất nhé!