CTA là gì? Hướng dẫn viết CTA hay và hấp dẫn

21/04/2025 - Chu Thủy

Trong thế giới marketing ngày càng khốc liệt, đôi khi chính những chi tiết tưởng chừng nhỏ nhặt lại là yếu tố tạo nên sự khác biệt mang tính quyết định. Và một trong số đó chính là CTA – Call to Action.

Đừng nhầm lẫn CTA chỉ là một nút bấm hay vài dòng văn bản đơn thuần. Trên thực tế, đây là điểm chạm cuối cùng – và đôi khi là duy nhất – để chuyển đổi sự quan tâm của người dùng thành hành động cụ thể: đăng ký, mua hàng, để lại thông tin, hoặc bất kỳ mục tiêu nào mà doanh nghiệp đang hướng đến.

Vậy làm thế nào để viết CTA không chỉ rõ ràng mà còn đủ sức thuyết phục? Làm sao để CTA thực sự dẫn dắt hành vi khách hàng thay vì bị bỏ qua một cách vô thức?

Trong bài viết này, MangoAds sẽ cùng bạn phân tích sâu về bản chất của một CTA hiệu quả, chia sẻ kinh nghiệm thực chiến và những nguyên tắc bạn có thể áp dụng ngay để nâng cấp chiến lược marketing của mình. Đây không chỉ là chuyện từ ngữ – mà là nghệ thuật giao tiếp chiến lược giữa thương hiệu và khách hàng.

1. CTA là gì?

CTA, hay còn gọi là lời kêu gọi hành động, là một thuật ngữ không thể thiếu trong bất kỳ chiến dịch marketing nào. Với mục tiêu cụ thể, CTA hướng dẫn người dùng thực hiện hành động và giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu chiến lược. Vậy tại sao CTA lại quan trọng đến vậy?

CTA là gì? Bạn hiểu thế nào về cụm từ này?

CTA là gì? Bạn hiểu thế nào về cụm từ này?

1.  Hướng dẫn khách hàng cụ thể và rõ ràng

Vai trò cơ bản nhất của CTA chính là cung cấp hướng dẫn trực tiếp cho khách hàng. Khi bạn thấy một nút "Đăng ký ngay" trên trang web, đó là lời kêu gọi rõ ràng: "Hãy nhấn vào đây để bắt đầu hành trình của bạn". Nhờ vậy, người dùng không phải lo lắng hay tự hỏi mình cần phải làm gì tiếp theo, tất cả đều đã được chỉ dẫn một cách dễ hiểu.

Minh họa về CTA - Call to action

Minh họa về CTA - Call to action

2. Tăng tỷ lệ chuyển đổi:

CTA không chỉ là một yếu tố thẩm mỹ hay chi tiết nhỏ trong thiết kế, mà thực sự là động lực thúc đẩy tỷ lệ chuyển đổi - tỷ lệ người dùng thực hiện hành động sau khi tiếp xúc với CTA. Đây có thể là hành động mua hàng, điền form đăng ký, tải tài liệu miễn phí hoặc đơn giản là nhấn vào một liên kết. Một CTA đúng thời điểm và đúng cách sẽ làm tăng đáng kể khả năng đạt được mục tiêu marketing.

3. Xây dựng mối quan hệ:
CTA không chỉ dừng lại ở việc thu hút khách hàng thực hiện hành động tức thì mà còn góp phần tạo dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Ví dụ, việc khách hàng đăng ký nhận bản tin sẽ giúp doanh nghiệp duy trì liên hệ và cập nhật thông tin tới họ.

Hiển nhiên, ngoài các tác vụ mà ai cũng biết là thúc đẩy chuyển đổi thì Call to action còn đóng vai trò trong việc xây dựng mối quan hệ lâu dài. Ví dụ, khi khách hàng đăng ký nhận bản tin qua một CTA, doanh nghiệp sẽ có cơ hội tiếp cận họ ngay lập tức đồng thời duy trì liên lạc lâu dài, gửi đến họ những cập nhật, ưu đãi, hay nội dung giá trị.

4. Đo lường hiệu quả chiến dịch:

Bên cạnh việc có thể giúp tăng trưởng tỷ lệ chuyển đổi, CTA cũng giúp bạn thu về dữ liệu quý giá cho doanh nghiệp. Lượt nhấp vào các nút CTA, số lượng form được điền… tất cả đều là những chỉ số quan trọng giúp đo lường hiệu quả chiến dịch marketing. Những dữ liệu này sẽ là căn cứ để các nhà quản trị marketing điều chỉnh chiến lược, tối ưu hóa kết quả, và đảm bảo chiến dịch đạt hiệu suất tốt nhất.

Các loại CTA phổ biến:

CTA Dạng Nút Bấm: Những nút bấm như “Mua ngay”, “Đặt hàng”, “Thêm vào giỏ hàng”, hay “Đăng ký miễn phí” là những ví dụ điển hình của CTA dạng nút. Những nút này được thiết kế để người dùng có thể hành động ngay lập tức, tạo sự thuận tiện và thúc đẩy quyết định mua sắm hay tham gia dịch vụ.

CTA dạng nút bấm thường thấy trong các website

CTA dạng nút bấm thường thấy trong các website

CTA Dạng Liên Kết: “Xem thêm”, “Tìm hiểu chi tiết”, “Khám phá ngay” là những liên kết CTA giúp người dùng tiếp cận thêm thông tin hoặc duy trì sự tương tác với nội dung trên trang web. Những CTA này rất phổ biến trên các bài blog hay trang sản phẩm, nơi người dùng có thể tìm hiểu thêm về những gì họ quan tâm.

CTA dạng liên kết khi được đưa vào dưới dạng internal link

CTA dạng liên kết khi được đưa vào dưới dạng internal link

Ví dụ thực tế:

  • Trên các trang thương mại điện tử: Khi khách hàng hoàn tất việc lựa chọn sản phẩm, CTA như “Đặt hàng ngay” hoặc “Thêm vào giỏ hàng” sẽ xuất hiện, thúc đẩy họ thực hiện hành động thanh toán ngay lập tức.
  • Trên các bài blog hoặc trang thông tin: Các liên kết CTA như “Đọc thêm” hoặc “Xem hướng dẫn” sẽ khiến người dùng tiếp tục duy trì sự quan tâm và tìm hiểu thêm, kéo dài thời gian tương tác và thúc đẩy họ quay lại trang web trong tương lai.

2. Tầm quan trọng của CTA trong marketing

Khi bàn về các yếu tố quyết định thành công trong marketing, Call to Action (CTA) luôn là một điểm mấu chốt. Bản chất của CTA vượt xa một nút bấm hay dòng chữ kêu gọi. Nó là điểm chạm quan trọng, nơi chúng ta chuyển đổi sự quan tâm thành hành động cụ thể đồng thời, thu thập dữ liệu vô giá để đánh giá hiệu suất. Do đó, tầm quan trọng của CTA, là điều mà bất kỳ nhà làm marketing chuyên nghiệp nào cũng cần thấu hiểu sâu sắc.

2.1. Hướng dẫn khách hàng thực hiện hành động

Đối với những người làm marketing lâu năm, hẳn bạn sẽ thấy  CTA không chỉ đơn thuần là một nút bấm hay một dòng chữ; nó chính là cây cầu chiến lược, kết nối liền mạch giữa việc khách hàng tiếp nhận thông điệp và việc họ thực hiện hành động cụ thể mà doanh nghiệp kỳ vọng.

Dù cho mục tiêu của bạn có là gì đi nữa, một CTA hiệu quả sẽ đóng vai trò quyết định liệu chiến lược đó của bạn có thành công hay không. Tại sao vậy?

  • Định hướng hành trình khách hàng

Khi bạn có một CTA rõ ràng, mạch lạc, nó sẽ tựa như người chỉ dẫn đáng tin cậy. Loại bỏ hoàn toàn sự mơ hồ, giúp khách hàng hiểu chính xác bước tiếp theo họ cần làm là gì sau khi tương tác với nội dung của bạn. 

Bạn chỉ cần hình dung đơn giản, nếu thiếu đi nút "Mua ngay" hay "Tìm hiểu thêm" sau khi giới thiệu sản phẩm, khách hàng rất dễ rơi vào trạng thái phân vân và không biết phải làm gì tiếp theo thì ở đây CTA chính là giải pháp cho vấn đề này. 

  • Xây dựng sự tự tin và thúc đẩy quyết định

Khi lời kêu gọi hành động được trình bày một cách rõ ràng và hợp lý nó sẽ giúp khách hàng dễ dàng thực hiện thao tác và củng cố sự tự tin của họ vào quyết định của bản thân.

Ví dụ đơn giản, một khách hàng đã dành thời gian tìm hiểu và bị thuyết phục bởi sản phẩm, việc nhìn thấy ngay CTA "Đặt hàng ngay" sẽ giúp họ hành động dứt khoát hơn, giảm thiểu thời gian cân nhắc không cần thiết.

  • Giảm thiểu rào cản và tỷ lệ bỏ lỡ

Sự lưỡng lự của khách hàng là một trong những rào cản lớn nhất khi môi trường số diễn ra cạnh tranh như hiện tại. Nếu không có một CTA đủ mạnh mẽ và thuyết phục, khách hàng rất dễ bị phân tâm và rời đi mà không thực hiện bất kỳ hành động nào mang lại giá trị.

2.2. Tăng tỷ lệ chuyển đổi và đo lường hiệu quả

  • Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi

Mục tiêu cuối cùng của chúng ta là gì? Đó chính là chuyển đổi (conversion), tức biến người dùng thành khách hàng tiềm năng hoặc thực sự thông qua các hành động cụ thể như đăng ký, mua hàng, tải tài liệu, v.v.

Và ở đây, CTA chính là đòn bẩy trực tiếp tác động đến tỷ lệ chuyển đổi này. Một CTA được thiết kế thông minh với thông điệp hấp dẫn, rõ ràng, và xuất hiện đúng thời điểm sẽ mang lại sức mạnh phi thường trong việc thúc đẩy người dùng vượt qua ngưỡng do dự, chuyển từ trạng thái quan tâm sang hành động cụ thể. Đây được xem như là bạn đã thành công một nữa trong quá trình ra quyết định của khách hàng.

  • Công cụ đo lường hiệu quả chiến dịch

Tôi cũng đã đề cập ở trên rằng CTA là nguồn dữ liệu vô giá. Dựa vào những con số biết nói này, chúng ta có thể đánh giá khách quan hiệu suất, xác định điểm mạnh, điểm yếu và đưa ra những quyết định điều chỉnh chiến lược dựa trên bằng chứng cụ thể, chứ không còn là cảm tính.

  • Phân tích và tối ưu hóa liên tục

Ví dụ, nếu một chiến dịch có tỷ lệ chuyển đổi thấp dù lượt tiếp cận cao, việc đầu tiên cần xem xét chính là CTA.

Chúng ta cần đặt câu hỏi: Lời kêu gọi (copywriting) đã đủ thuyết phục chưa? Màu sắc, kích thước, vị trí hiển thị đã tối ưu để thu hút sự chú ý? Liệu thông điệp có phù hợp với đối tượng mục tiêu tại giai đoạn đó của hành trình khách hàng?

Trong trường hợp CTA hiện tại chưa hiệu quả, thử nghiệm A/B là một kỹ thuật không thể bỏ qua. Việc so sánh hiệu quả giữa các phiên bản CTA khác nhau (ví dụ: thay đổi câu chữ, màu sắc, hình dạng nút) sẽ giúp chúng ta tìm ra công thức tối ưu nhất để tối đa hóa kết quả.

3. 6 tiêu chí đánh giá và tạo ra một CTA tốt

Một góc nhìn về Call to Action (CTA) là nhiều người thường nghĩ rằng việc tạo ra một nút kêu gọi hành động chỉ đơn giản là viết vài từ ngữ thúc giục. Tuy nhiên, đó chỉ là bề nổi. Để một CTA thực sự phát huy hết sức mạnh, biến người xem thành khách hàng tiềm năng hoặc thực hiện hành động ngay lập tức, nó cần được xây dựng dựa trên sự thấu hiểu tâm lý và các tiêu chí chiến lược cụ thể.

Trong phần này, MangoAds sẽ bật mí những tiêu chí vàng và bí quyết , giúp các bạn tạo ra những CTA không chỉ hấp dẫn về mặt câu chữ mà còn đạt hiệu quả chuyển đổi vượt trội, thu hút khách hàng một cách tự nhiên và mạnh mẽ.

Để đảm bảo CTA của bạn hiệu quả, hãy tuân thủ các tiêu chí sau:

6 tiêu chí đánh giá một CTA tốt

6 tiêu chí đánh giá một CTA tốt

  • Tính rõ ràng và trực quan

Một CTA hiệu quả phải giao tiếp tức thì. Đừng bắt khách hàng tiềm năng phải "giải mã" thông điệp của bạn. Hãy sử dụng ngôn ngữ trực diện, tập trung vào hành động cụ thể và lợi ích rõ ràng mà họ sẽ nhận được. 

Điều quan trọng mà chúng ta phải luôn khắc ghi là khách hàng hành động vì lợi ích của chính họ. Vậy nên, một CTA hiệu quả phải trả lời được câu hỏi "Tôi nhận được gì?". Bạn có thể nâng tầm bằng cách cụ thể hóa giá trị của chúng . 

Thay vì một lời kêu gọi mơ hồ như "Nhấn vào đây", hãy thử "Đăng ký ngay để nhận mã giảm giá 20%". Sự minh bạch này loại bỏ mọi rào cản về nhận thức và thúc đẩy hành động.

  • Khơi gợi sự tò mò và tính khẩn thiết

Con người ta thường bị thu hút bởi điều bí ẩn hoặc sợ bỏ lỡ (FOMO). Chính vì vậy mà CTA của bạn nên khai thác mặt tâm lý này. Như bình thường bạn sẽ viết một lời mời chung chung như "Mua ngay", bạn có thể tạo ra sức ép tích cực bằng cách sử dụng "Chỉ còn 10 suất ưu đãi, mua ngay!". Việc nhấn mạnh sự khan hiếm hoặc tính cấp bách sẽ kích hoạt mong muốn hành động ngay lập tức.

  • Vị trí đắc địa

CTA xuất hiện không phải là ngẫu nhiên, mà là một quyết định chiến lược. Hãy đặt CTA tại những "điểm thu hút" trên trang, nơi người dùng thường dừng mắt hoặc sẵn sàng đưa ra quyết định như: đầu trang, xen kẽ trong nội dung giá trị, hoặc cuối bài viết/trang như một bước tiếp theo logic. Điều bạn cần làm là đảm bảo CTA luôn nằm trong tầm mắt và dễ dàng tương tác tại những thời điểm then chốt trong hành trình của người dùng.

  • Thiết kế nổi bật và thu hút

CTA có thể ra khỏi trang nhưng vẫn giữ được hài hòa với tổng thể thiết kế. Một lưu ý là hãy sử dụng màu sắc tương phản một cách thông minh , kích thước đủ lớn để dễ nhận diện, và khoảng trắng xung quanh để thở. Quan trọng hơn, thiết kế nút CTA cần thu hút sự chú ý ngay lập tức mà không gây xao nhãng khỏi nội dung chính. Mục tiêu là tạo điểm nhấn thị giác mạnh mẽ nhưng tinh tế.

  • Khả năng đo lường và tối ưu hóa 

Một chiến lược CTA hiệu quả không thể thiếu việc đo lường. Bạn cần biết chính xác CTA nào đang hoạt động tốt, CTA nào cần cải thiện thông qua các chỉ số như tỷ lệ nhấp (CTR), tỷ lệ chuyển đổi. Sử dụng UTM tracking, A/B testing và các công cụ phân tích là điều bắt buộc. Dữ liệu này là kim chỉ nam giúp bạn liên tục tinh chỉnh và tối ưu hóa hiệu suất, đảm bảo bạn không lãng phí bất kỳ cơ hội nào.

  • Tối ưu hóa cho mọi thiết bị 

Trong kỷ nguyên mobile-first, CTA không hoạt động tốt trên di động gần như là vô dụng. Trước khi xuất bản, bạn cần chắc chắn nút CTA của bạn hiển thị rõ ràng, kích thước đủ lớn để dễ dàng chạm vào trên màn hình cảm ứng, và không bị xô lệch bố cục trên mọi kích cỡ màn hình. Trải nghiệm người dùng mượt mà trên di động là yếu tố không thể bỏ qua để tối đa hóa tỷ lệ chuyển đổi.

Nhìn chung, bạn có thể tham khảo và áp dụng các nguyên tắc trên để ứng dụng CTA một cách hiệu quả hơn.

4. Các mẫu CTA phổ biến hiện nay

CTA (Call to Action) là một công cụ mạnh mẽ trong chiến lược marketing, giúp doanh nghiệp thúc đẩy hành động từ khách hàng. Dưới đây là phân tích chi tiết về các mẫu CTA phổ biến mà bạn có thể sử dụng trong chiến dịch marketing của mình.

4.1. CTA đăng ký và nhận ưu đãi

Đây là một chiến thuật nền tảng nhưng luôn hiệu quả. Mục tiêu chính của dạng CTA này là xây dựng "phễu" khách hàng tiềm năng bằng cách thu thập thông tin liên lạc (thường là email) đổi lấy một giá trị hấp dẫn ngay lập tức (ebook, mã giảm giá, buổi tư vấn miễn phí,...).

Vì sao lại loại này lại hiệu quả đến vậy?

  • Khách hàng thấy ngay "món hời" họ nhận được. Điều này đánh thẳng vào tâm lý muốn được lợi, giúp họ dễ dàng đưa ra quyết định "trao đổi".
  • Giúp cho các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc về sau thông qua email marketing hay các chương trình đặc biệt, tạo dựng mối quan hệ bền vững. Điểm mấu chốt ở đây là sự cân bằng giữa "cho" và "nhận", khiến khách hàng cảm thấy họ được trân trọng.

4.2. CTA chia sẻ và tương tác

Dạng CTA này tập trung vào việc khơi dậy tinh thần cộng đồng và tận dụng hiệu ứng mạng lưới. Chúng ta khuyến khích khách hàng trở thành một phần của câu chuyện: chia sẻ bài viết lên mạng xã hội, để lại bình luận, tham gia thảo luận, đánh giá sản phẩm...

Đâu là điểm làm nên sức hút của mẫu CTA này?

  • Mỗi lượt chia sẻ, bình luận là một lần thông điệp được lan tỏa đến những mạng lưới quan hệ mới một cách tự nhiên và đáng tin cậy hơn quảng cáo thông thường.
  • Tạo ra tương tác hai chiều, biến khách hàng từ người xem thụ động thành người tham gia tích cực, khiến khách hàng thành những "đại sứ thương hiệu" tiềm năng.

4.3. CTA tạo sự cấp bách

Con người thường có xu hướng trì hoãn, nhưng lại rất sợ bỏ lỡ cơ hội tốt Mẫu CTA này khai thác triệt để yếu tố tâm lý đó, tạo ra một áp lực thời gian hoặc số lượng có giới hạn để thúc đẩy hành động ngay lập tức.

Tại sao CTA này mang lại sự thu hút?

  • Tạo cảm giác khẩn cấp giúp khách hàng quyết định nhanh chóng, không muốn bỏ lỡ cơ hội.
  • Thúc đẩy hành động ngay lập tức, nâng cao tỷ lệ chuyển đổi trong chiến dịch.

5. Cách trình bày và thiết kế CTA

Trong hành trình tối ưu hóa hiệu quả marketing, đầu tư đúng mức vào thiết kế CTA không đơn thuần giúp nó nổi bật và thu hút ánh nhìn, mà còn là đòn bẩy trực tiếp nâng cao tỷ lệ chuyển đổi và gia tăng sự hài lòng trong trải nghiệm tổng thể của người dùng. Thế để biến CTA từ một yếu tố thụ động thành một công cụ chuyển đổi mạnh mẽ, chúng ta cần chú trọng đến những khía cạnh thiết kế nào? Hãy cùng MangoAds đi sâu phân tích các yếu tố quan trọng đó

5.1. Sử dụng màu sắc nổi bật

Dưới góc độ chuyên môn, MangoAds xem màu sắc là một công cụ tâm lý thị giác cực kỳ mạnh mẽ, có khả năng quyết định liệu lời kêu gọi của bạn có được chú ý và hưởng ứng hay không.

Vậy, làm thế nào để sử dụng màu sắc một cách chiến lược?

Lựa chọn màu sắc phù hợp với mục đích

Lựa chọn màu sắc phù hợp với mục đích

Đầu tiên, và quan trọng nhất, màu sắc phải giúp CTA  thu hút ánh nhìn của người dùng ngay lập tức đòi hỏi sự tương phản của nút bấm với màu nền và các yếu tố xung quanh. Tuy nhiên, sự nổi bật này cũng cần tiết chế một cách khéo léo. Thông thường, gam màu nóng như cam, đỏ, vàng sẽ có lợi thế tự nhiên trong việc kích hoạt sự chú ý và tạo cảm giác cấp bách, năng động. Chúng có xu hướng "kéo" mắt người dùng về phía mình mạnh hơn. Ngược lại, các gam màu lạnh như xanh dương, xanh lá cây tuy có thể ít "ồn ào" hơn nhưng lại truyền tải cảm giác tin cậy, ổn định.

Mặc dù các gam màu nóng sẽ dễ nổi bật hơn, nhưng sẽ không có một màu sắc nào là phù hợp cho mọi trường hợp.  Lựa chọn màu sắc CTA hiệu quả nhất phải dựa trên sự thấu hiểu bối cảnh (như phong cách thương hiệu, đối tượng hướng tới, ý nghĩa liên quan đến thương hiệu,...)

5.2. Định vị CTA đúng nơi

Vị trí của CTA là yếu tố quyết định đến khả năng nhấp chuột và hành động của khách hàng. Để CTA đạt hiệu quả cao nhất, nó cần được đặt ở những vị trí chiến lược trong nội dung, sao cho khách hàng không phải tìm kiếm hoặc bị phân tâm.

Vị trí cần chú ý:

  • Cuối mỗi đoạn nội dung: Khi người dùng đã đọc xong nội dung và chuẩn bị đưa ra quyết định, CTA sẽ xuất hiện để hướng họ thực hiện hành động tiếp theo.
  • Giữa bài viết hoặc trang đích: Đặt CTA giữa nội dung sẽ giúp nó dễ dàng thu hút sự chú ý trong khi người dùng đang tiếp thu thông tin. Điều này đặc biệt hiệu quả đối với các bài viết dài hoặc trang đích có nhiều thông tin.

5.3. Thích ứng với thiết bị di động

Khi chúng ta nói về hành trình khách hàng trong kỷ nguyên số, đặc biệt là vào năm 2025 này, có một sự thật không thể bàn cãi: phần lớn tương tác đầu tiên và quyết định nhanh chóng của người dùng diễn ra trên thiết bị di động. Điện thoại thông minh đã trở thành vật bất ly thân, là cổng chính dẫn đến thế giới trực tuyến.

Nút CTA thích ứng với thiết bị di động

Nút CTA thích ứng với thiết bị di động

Tại sao cần tối ưu hóa cho di động?
Màn hình di động, dù ngày càng lớn, vẫn có giới hạn về không gian hiển thị so với máy tính. Một nút CTA được thiết kế hoàn hảo trên desktop có thể trở nên nhỏ bé, khó nhìn, hoặc tệ hơn là khó bấm chính xác bằng ngón tay trên điện thoại dẫn đến sự bực bội, nhầm lẫn và cuối cùng là từ bỏ hành động của người dùng.

Lý do hiệu quả:

  • Đảm bảo trải nghiệm người dùng mượt mà, dễ dàng thao tác và nhấp vào các nút hành động mà không gặp trở ngại.
  • Tăng tỷ lệ chuyển đổi, đặc biệt trong bối cảnh người dùng di động ngày càng chiếm ưu thế.

6. Kết luận

CTA là yếu tố quyết định sự thành bại của chiến dịch marketing. Một CTA hiệu quả cần được tối ưu hóa cả về nội dung, thiết kế và vị trí hiển thị. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích để tạo nên các CTA hấp dẫn, nâng cao tỷ lệ chuyển đổi và tiếp cận khách hàng mục tiêu hiệu quả.

Hãy để MangoAds đồng hành cùng bạn trong hành trình tối ưu hóa chiến lược marketing!