Việc đề ra chiến lược SEO rất quan trọng nhằm giúp bạn định hướng content tốt hơn. Thay vì chỉ tạo ra những gì bạn nghĩ người dùng đang tìm kiếm, chiến lược SEO sẽ đảm bảo rằng bạn đang tạo ra content thực sự tương thích với những điều khách hàng quan tâm.
Đối với content marketing, chiến lược SEO là một phần quan trọng vì nó sẽ giúp content hiển thị ở vị trí đầu tiên, đặc biệt là trong các trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERPs). Nếu nội dung của bạn không có bố cục rõ ràng, các bot của công cụ tìm kiếm sẽ gặp khó khăn hơn trong việc lập chỉ mục trang web cũng như xếp hạng các trang của bạn.
SEO là gì?
SEO là tiến trình tối ưu hóa trang web để giúp chúng được xếp hạng cao hơn trên SERP và thu được nhiều traffic tự nhiên. Có ba loại SEO bạn cần tập trung:
- SEO on-page: Tập trung vào nội dung trên các web page và tối ưu hóa content để tăng thứ hạng của trang web cho các từ khóa cụ thể.
- SEO Off-page: Tập trung vào các backlink dẫn đến trang web từ những nơi khác trên internet. Số lượng link ngược mà một trang web có được từ các nguồn uy tín giúp bạn xây dựng lòng tin với các thuật toán tìm kiếm.
- SEO kỹ thuật: Tập trung vào các thiết lập kỹ thuật của trang web như mã trang web.
Mỗi doanh nghiệp có các mục tiêu khác nhau, vì vậy công việc của SEO là xác định những gì khách hàng mục tiêu của họ quan tâm và phát triển một chiến lược mang lại chính xác những gì họ đang tìm kiếm. Dưới đây là một số bước bạn có thể thực hiện để đảm bảo chiến lược tối ưu SEO thành công.
1. Lập danh sách các chủ đề
Để bắt đầu, hãy soạn một danh sách khoảng 10 từ và thuật ngữ liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Sử dụng một công cụ SEO (Google's Keyword Tool, Ahrefs , SEMRush, GrowthBar) để nghiên cứu từ khóa, xác định lượng tìm kiếm của chúng và đưa ra các biến thể phù hợp với doanh nghiệp của bạn.
Bằng cách làm này, bạn đang liên kết các chủ đề này với các từ khóa ngắn (short-tail keyword) phổ biến, nhưng bạn không dành riêng các bài đăng trên blog cho các từ khóa này. Hãy xem qua một ví dụ về quy trình này bằng cách sử dụng hình ảnh bên dưới.
Hình 1: Tìm kiếm từ khóa và lượng truy cập
Giả sử một doanh nghiệp xây dựng bể bơi đang cố gắng xếp hạng cho “bể bơi bằng sợi thủy tinh” với 110.000 lượt tìm kiếm mỗi tháng. Từ khóa ngắn này có thể đại diện cho chủ đề bao quát để tạo content, nhưng doanh nghiệp cũng sẽ cần xác định một loạt các từ khóa liên quan. Ví dụ: “giá hồ bơi bằng sợi thủy tinh” hoặc “chi phí hồ bơi bằng sợi thủy tinh”.
Sử dụng lượng tìm kiếm và cạnh tranh làm thước đo, bạn có thể tạo danh sách 10-15 từ khóa ngắn có liên quan đến doanh nghiệp đang được tìm kiếm bởi đối tượng mục tiêu của bạn. Sau đó, thứ tự ưu tiên SEO sẽ dựa trên lượng tìm kiếm hàng tháng. Mỗi từ khóa mà bạn đã xác định được xem như gốc, đóng vai trò hỗ trợ chính cho một cụm từ khóa dài.
2. Lập danh sách các long-tail keyword (từ khóa dài)
Đối với mỗi từ khóa ngắn được xác định, hãy sử dụng công cụ từ khóa để xác định 5 đến 10 từ khóa dài đào sâu hơn vào từ khóa chủ đề ban đầu.
Ví dụ: một doanh nghiệp muốn tạo nội dung về SEO, nhưng rất khó để xếp hạng tốt trên Google cho một chủ đề phổ biến như vậy chỉ với từ khóa ngắn này. Doanh nghiệp cũng có nguy cơ cạnh tranh với nội dung của chính mình bằng cách tạo nhiều trang đều nhắm mục tiêu đến cùng một từ khóa. Do đó, việc cần làm là tạo content về các chủ đề liên quan như: thực hiện nghiên cứu từ khóa, tối ưu hóa hình ảnh cho công cụ tìm kiếm, tạo chiến lược SEO và các chủ đề phụ khác.
Hình 2: Ví dụ về từ khóa dài
Tóm lại, content càng cụ thể, nhu cầu của khách hàng càng rõ ràng và bạn càng có nhiều khả năng chuyển đổi lượng truy cập này thành khách hàng tiềm năng. Đây là cách Google nhận định giá trị trong các website mà nó thu thập thông tin. Website nào đào sâu vào hoạt động bên trong của một chủ đề chung được sẽ xếp hạng cao hơn.
3. Xây dựng các web page cho mỗi chủ đề
Bạn không thể xây dựng một trang để SEO tất cả các từ khóa. Thay vào đó, bạn hãy sử dụng các chủ đề cơ bản cùng một từ khóa dài để tạo một page hoặc bài đăng cung cấp tổng quan về chủ đề. Về cơ bản, đây được xem như trang mục lục để giới thiệu tổng quan, tóm tắt về những gì người xem sẽ đọc trong các bài đăng khác.
4. Tạo ra một blog
Viết blog là một cách hữu hiệu để thu hút người đọc và tăng thứ hạng website. Mỗi bài đăng trên blog có thể xem như một web page và có thể được xếp hạng trên SERPs. Những lưu ý khí viết blog gồm:
- Không chèn từ khóa dài nhiều hơn ba hoặc bốn lần trong toàn bộ trang vì Google không quá quan tâm đến tần suất từ khóa như trước đây. Ngược lại, việc nhồi nhét từ khóa có thể khiến bạn bị tụt thứ hạng, thậm chí bị phạt.
- Luôn dẫn link đến trang chính mà bạn đã tạo cho các chủ đề của mình. Bạn có thể thực hiện việc này dưới dạng tags trong hệ thống quản lý nội dung (CMS) hoặc dưới dạng anchor text trong phần nội dung bài viết.
- Sau khi xuất bản mỗi bài đăng trên blog, hãy dẫn link đến các chủ đề phụ. Bằng cách này, bạn đang báo cho Google biết sự liên quan giữa các từ khóa.
Hình 3: Ví dụ về anchor text
5. Tạo calendar viết blog nhất quán
Mọi bài đăng blog hoặc trang web bạn tạo không nhất thiết phải thuộc về một cụm chủ đề. Nó sẽ có giá trị hơn khi bạn viết về một chủ đề mở rộng mà có thể khách hàng quan tâm nhằm xây dựng uy tín với các thuật toán của Google.
Hãy viết blog ít nhất một lần một tuần và hãy nhớ rằng bạn đang viết blog chủ yếu cho khách hàng của mình chứ không phải các công cụ tìm kiếm. Vì vậy, hãy nghiên cứu thị trường mục tiêu và viết về những gì họ quan tâm.
6. Lập kế hoạch xây dựng link
Bên cạnh việc xây dựng chủ đề content, bạn cũng cần có chiến lược xây dựng internal link (link ngoài trang). Xây dựng link là quá trình thu hút các link (còn gọi là liên kết ngược) đến website của bạn từ các nguồn khác trên internet. Có nhiều cách để xây dựng link: chia sẻ link với các doanh nghiệp địa phương để đổi lấy link đến các website họ, viết một vài bài đăng trên blog và chia sẻ chúng trên các nền tảng social media khác nhau, tiếp cận các blog khác dưới vai trò khách viết blog để qua đó thu thập link trở lại website của mình.
7. Nén các tệp phương tiện trước khi tải lên web
Đây là một bước nhỏ nhưng quan trọng trong quá trình SEO, đặc biệt là để tối ưu hóa mobile. Khi blog, website càng phát triển đồng nghĩa lượng hình ảnh, video...sẽ ngày càng nhiều. Những tệp này thường có dung lượng lớn và có thể ảnh hưởng đến tốc độ tải trang, đặc biệt trên mobile. Vì vậy, bạn cần nén nén tệp lại mà vẫn giữ được chất lượng.
Bạn nên cân nhắc sử dụng công cụ nén để giảm kích thước tệp trước khi tải hình ảnh, video và gif lên. Các trang web như TinyPNG nén hình ảnh hàng loạt, Squoosh hỗ trợ thu nhỏ tệp hình ảnh xuống kích thước siêu nhỏ. Tuy nhiên, bạn nên giữ dung lượng các tệp trong phạm vi kilobyte (KB).
8. Luôn cập nhật tin tức SEO mới nhất
Thuật toán công cụ tìm kiếm luôn thay đổi. Vì vậy, việc cập nhật các xu hướng hiện tại là một điều quan trọng. Bạn có thể cập nhật thông tin qua những trang sau:
9. Đo lường và theo dõi hiệu quả content
Bạn có thể theo dõi traffic tự nhiên bằng công cụ phân tích websiteưa thích của mình hoặc tạo trang tổng quan của riêng bạn bằng Excel hoặc Google Sheets. Ngoài ra, theo dõi các trang được lập chỉ mục, chuyển đổi, ROI và xếp hạng của bạn trên SERPs có thể giúp nhận ra hiệu suất cũng như nhiều cơ hội mới trong quá trình làm SEO.
Chiến lược SEO trên mobile
SEO trên mobile là một yếu tố quan trọng cần lưu ý khi tạo chiến lược tổng thể. Công việc tối ưu hóa cần đảm bảo website và nội dung có thể tương thích đối với khách truy cập trên mobile, họ sẽ có trải nghiệm và nhận được giá trị tương tự như trình duyệt trên máy tính.
Tối ưu hóa mobile là cực kỳ quan trọng khi thực hiện chiến lược SEO vì Google hiện nay đang tiến hành ưu tiên index mobile. Điều này có nghĩa là thay vì thu thập dữ liệu website trên máy tính để bàn, thuật toán sẽ sử dụng phiên bản mobile của website của bạn khi index và xếp hạng các trang cho SERP. Ngoài ra, 61% truy vấn tìm kiếm của Google ở Hoa Kỳ thực hiện trên mobile. Người làm SEO cần đảm bảo các yếu tố như: tốc độ tải trang, giao diện web, SEO cục bộ, content…
Hình 4: Tối ưu hóa SEO trên mobile là điều quan trọng
Quy trình SEO
Khi bạn đã tạo chiến lược SEO, hãy xây dựng một quy trình để tiếp tục tối ưu hóa cho các từ khóa mới và phát triển mục đích tìm kiếm. Dưới đây là một số bước cần thực hiện.
1. Lịch sử tối ưu hóa content
Dành một chút thời gian mỗi tháng để cập nhật các bài đăng trên blog cũ với thông tin mới để tiếp tục xếp hạng trên SERPs. Bạn cũng có thể sửa đổi các kỹ thuật SEO theo cập nhật mới nhất mà ban đầu chưa thực hiện.
2. Chú ý đến việc thay đổi từ khóa và mục đích tìm kiếm mới
Sau một vài tháng, hãy theo dõi các bài đăng trên blog của bạn được xếp hạng như thế nào, từ khóa nào được xếp hạng. Điều này có thể giúp bạn điều chỉnh các tiêu đề phụ để tận dụng mục đích tìm kiếm mới mà đối tượng của bạn có thể quan tâm.
3. Thêm nhiều giá trị hơn vào content cũ
Sau một thời gian, một số content có thể sẽ bị lỗi thời. Lúc này, bạn cần cập nhật lại thông tin, kết hợp với các kỹ thuật mới để tăng thêm chiều sâu, giúp bài đăng thu hút hơn.
4. Tạo kế hoạch content hàng tháng
Các công việc cần làm như sau:
- Dành thời gian để nghiên cứu từ khóa liên quan
- Liệt kê các ý tưởng bài đăng trên blog
- Xác định các bài đăng trên blog cần cập nhật
- Xác định các cơ hội SEO mới
- Liệt kê các ý tưởng content trong qua báo cáo về tìm kiếm.
- Chỉ định content cho người phụ trách
- Theo dõi tiến độ vào cuối tháng
Tạo một chiến lược hỗ trợ các mục tiêu kinh doanh của bạn
Mặc dù việc tập trung vào các từ khóa có traffic cao là điều mọi SEO-er thường làm nhưng đôi lúc nó lại không hiệu quả với doanh nghiệp của bạn. Lúc này, bạn hãy tạo một chiến lược SEO giúp giải quyết các nhu cầu kinh doanh cá nhân để thu được hiệu quả cao hơn.
Trên đây là những kiến thức về tạo chiến lược SEO cập nhật mới nhất năm 2021 mà MangoAds muốn chia sẻ đến bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này!