Đánh giá chất lượng của trang Web dựa vào hành vi người dùng

Đánh giá chất lượng của trang Web dựa vào hành vi người dùng

Làm thế nào để nhận biết một trang web có nội dung chất lượng? Làm sao để biết được trang web này có phù hợp với người dùng không? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau trả lời hết những câu hỏi trên. 

Google đánh giá nội dung của trang Web như thế nào?

Hệ thống tìm kiếm còn có thể đo lường độ chất lượng và sự khác biệt của nội dung trên các trang web. Một trong những phương pháp để đánh giá đó chính là đánh giá các văn bản. Ví dụ, một trang web có nhiều lỗi chính tả và ngữ pháp, có thể bị xem là ít được đầu tư về mặt biên tập.

Google còn có thể đánh giá mức độ khó hiểu của văn bản. Một trong những công thức cho việc này đó là Công thức đánh giá mức độ dễ hiểu của Flesch-Kincaid (Flesch-Kincaid Grade Level Readability Formula). Công thức này sẽ xem xét đến yếu tố như độ dài của từ cũng như số từ trong mỗi câu để đánh giá trình độ đọc hiểu cần thiết để có thể hiểu được câu văn. Ví dụ như nếu một trang web bán đồ chơi cho trẻ em lại có phần nội dung khó hiểu, đòi hỏi người đọc phải đạt trình độ đại học thì trang web này sẽ được đánh giá là thiếu đầu tư về mặt biên tập.

Một công thức khác mà công cụ tìm kiếm cũng sử dụng để đánh giá chất lượng của trang web là dựa trên tương tác thực tế của người dùng. Ví dụ, nếu có một lượt lớn truy cập vào một trang web nhưng người dùng lại ngay lập tức quay lại trang kết quả tìm kiếm để nhấn vào một trang web khác thì trang này sẽ có khả năng cao được đánh giá chất lượng thấp.

Việc tương tác với trang web được công nhận như một yếu tố để đánh giá chất lượng trang web của Google Panda từ tháng 2 năm 2011. Google có khả năng truy cập vào kho dữ liệu khổng lồ để biết được thời gian cũng như cách mà người dùng tương tác với trang web của bạn. Tuy nhiên, việc Google có khả năng nhận biết được các thông tin này không có nghĩa là hệ thống sẽ hoàn toàn dựa vào thông tin đó để sắp xếp thứ hạng trang web trên trang kết quả.

Những thông tin về mức độ tương tác của người dùng với trang sẽ bao gồm:

Tương tác với kết quả tìm kiếm:

Ví dụ nếu người dùng nhấn vào trang của bạn bằng đường link trên trang kết quả tìm kiếm, nhưng ngay sau đó nhấn trở lại trang tìm kiếm và vào một trang web khác, đó có thể được xem là một điểm trừ trong việc xếp hạng web của bạn. Tuy nhiên việc Google có sử dụng thông tin này hay không hay có đánh giá cao thông tin này hay không vẫn là một ẩn số.

Google Analytics (Ứng dụng phân tích số liệu của Google):

Không có số liệu chính xác cho việc bao nhiêu trang web hiện nay đang sử dụng Google Analytics. Một khảo sát vào năm 2008 các trang web của Immeria.net cho kết quả khoảng 59% các websites đang chạy Google Analytics. Trang Metric Mail Blog nghiên cứu một triệu trang web trên Alexa cho kết quả khoảng 50%. Điều đó chứng tỏ Google có thể thu thập dữ liệu từ một lượng lớn các trang web hiện nay.

Điều này giúp Google thu được lượng thông tin rất lớn, bao gồm:

Bounce rate: Phần trăm những người chỉ truy cập một trang duy nhất trên website của bạn.

Thời gian cho từng website: Thời gian người dùng truy cập website của bạn. Nên biết rằng Google Analytics chỉ nhận được thông tin khi mỗi trang được tải. Thời gian bạn dành cho trang đó sẽ không được Google Analytics ghi lại. Cụ thể là, hệ thống sẽ biết được thời gian trung bình giữa việc tải trang thứ nhất và trang cuối cùng nhưng không biết được việc bạn vào trang cuối cùng trong bao lâu.

Trung bình trang mỗi người: Số trang mà mỗi người truy cập trên website của bạn.

Google Toolbar: Có đến hàng triệu người trên thế giới sử dụng Google Toolbar. Bằng công cụ này, Google có thể theo dõi toàn bộ thói quen lên mạng của một người. Không như Google Analytics, Google Toolbar có thể tính toán được khoảng thời gian từ lúc người dùng truy cập một website bất kỳ cho đến khi người đó tải một trang khác từ một website khác. Nó cũng có thể tính được bounce rate và số trang từng người dùng truy cập.

Nút Google +1:

Nút này cho phép người dùng bình chọn tốt hay xấu cho một trang web. Hiện nay không có bằng chứng về việc Google sử dụng thông tin này như yếu tố để sắp xếp thứ hạng, nhưng điều này vẫn có thể xảy ra.

Phần mở rộng cho danh sách chặn cá nhân trên Chrome (Chrome Personal Blocklist Extension)

Google có một tính năng mở rộng gọi là Personal Blocklist Extension. Nó cho phép người dùng trình duyệt Chrome có thể đánh dấu những kết quả tìm kiếm mà họ không hài lòng. Tính năng này ban đầu được triển khai như một phần của thuật toán Panda để đánh giá độ chất lượng của một nội dung.

Goo.gl: Google có một đường dẫn URL rút gọn. Nó cho phép Google nhận biết được nội dung nào được chia sẻ và nội dung nào được nhấn vào, ngay cả những trang web đóng mà Google crawlers không thể truy cập được.

Tuy nhiên việc quan trọng nhất vẫn là mức độ chất lượng của trang web của bạn so với các web khác. Nếu trang web của bạn có những chỉ số tốt hơn thì nó có thể là một dấu hiệu cho chất lượng tốt cũng như có thể tăng khả năng cạnh tranh của nó so với những trang web đối thủ.

Tuy nhiên, hiện nay có rất ít thông tin được công bố về cách mà Google sử dụng những tín hiệu này để đánh giá chất lượng trang web. Vì vậy, những  thông tin ở trên chỉ mang tính chất suy đoán, có thể không đúng hoàn toàn.

Kết luận

Tất cả câu hỏi được nêu ra ở đầu bài viết đã được trả lời. Bằng những công cụ từ Google, ta có thể theo dõi mức độ người dùng đối với trang web dễ dàng. Với những thông tin trên, bạn có thể tự đánh giá nội dung website của mình đã chất lượng hay chưa từ đó tự mình đưa ra chỉnh sửa để tối ưu website.

Nếu bạn quan tâm, hoặc đang tìm kiếm về dịch vụ SEO website: Tham khảo dịch vụ của chúng tôi tại đây.