YouTube SEO – Cách tối ưu video trên Youtube search

Posted on
YouTube SEO –  Cách tối ưu video trên Youtube search

Theo báo cáo của State of Inbound (2018), 45% các Marketer đang đầu tư nhiều hơn vào YouTube so với trước đây. Thậm chí, họ còn chú trọng đến Youtube hơn bất kỳ kênh Marketing khác. Đồng thời, với sự gia tăng của các format content khác nhau, khiến nhu cầu tối ưu hóa các video trên Youtube search ngày càng được quan tâm.

Vậy YouTube SEO hoạt động như thế nào? Làm thế nào để tối ưu channel trên YouTube search? Hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!

1. Đổi tên file video bằng target keyword

Tương tự như cách tối ưu content văn bản, bạn cần sử dụng công cụ SEO để xác định keyword cho video. Hãy tham khảo các công cụ SEO YouTube phổ biến ở cuối bài viết.

Sau khi upload video lên nền tảng, Youtube có thể quét được tên file và tất cả code đi kèm của video. Đó là lý do tại sao bạn không nên bỏ qua việc đặt tên file video theo keyword trước khi đăng tải.

Ví dụ, bạn xác định keyword là “mẹo sơn nhà”, thì tên file video nên đặt là “meo-son-nha”, theo sau đó là định dạng video (MOV, MP4 và WMV là một số loại phổ biến nhất tương thích với YouTube).

2. Chèn keyword một cách tự nhiên vào title của video

Khi người dùng tìm kiếm video, title là một trong những yếu tố đầu tiên họ chú ý. Title thường quyết định đến hành động click vào xem video nên chúng phải hấp dẫn, rõ ràng và ngắn gọn.

Keyword đóng một vai trò quan trọng trong title bởi vì chúng liên quan chặt chẽ đến những gì người xem đang tìm kiếm. Theo nghiên cứu của Backlinko, những video có keyword chính xác trong title sẽ có một chút lợi thế hơn so với những video khác. Dưới đây là biểu đồ chứng minh cho nhận định trên:

Video có keyword chính xác trong title lợi thế hơn một chút 

Hình 1: Video có keyword chính xác trong title lợi thế hơn một chút 

Theo tác giả nghiên cứu của Backlinko – Brian Dean, sử dụng target keyword trong title có thể giúp bạn tăng xếp hạng cho cụm từ đó. Nhưng đừng nên quá nhồi nhét các keyword, nó có thể tạo sự khó chịu với người xem và ảnh hưởng xấu đến video của bạn. Vì vậy, hãy tối ưu hóa title của video theo keyword sao cho phù hợp, tạo được mức độ tự nhiên cho title để khán giả biết được chính xác những gì họ sắp xem.

Cuối cùng, đảm bảo giữ cho title của video ngắn gọn một chút. Alicia Collins (nhà quản trị chiến dịch của HubSpot) đã đề xuất bạn nên viết title khoảng 60 ký tự để không bị cắt bớt trên results pages của Youtube.

3. Tối ưu hóa phần mô tả video

Theo Google, giới hạn ký tự chuẩn cho phần mô tả video YouTube là 1.000 ký tự. Tuy nhiên, bạn không nên viết quá dài sẽ dễ gây sự nhàm chán. Bên cạnh đó, Youtube sẽ chỉ hiển thị 2-3 dòng text đầu tiên (khoảng 100 ký tự). Sau mức đó, người xem phải click vào “Hiển thị thêm” để xem mô tả đầy đủ. Chính vì vậy, bạn nên đề cập những thông tin quan trọng nhất trên cùng (như CTA hoặc các link quan trọng).

Việc thêm phụ đề cho video sẽ đặc biệt hữu ích với những người xem trong khi tắt âm lượng.

Nghiên cứu của Backlinko không tìm thấy mối tương quan giữa các mô tả chứa keyword target và thứ hạng của video đó.

Không có tương quan giữa mô tả chèn keyword và thứ hạng của keyword 

Hình 2: Không có tương quan giữa mô tả chèn keyword và thứ hạng của keyword 

Tuy nhiên, Dean không khuyến khích bỏ qua hoàn toàn việc tối ưu hóa phần mô tả video. Ông đề cập trong nghiên cứu của mình rằng: “Mô tả được tối ưu hóa giúp video của bạn hiển thị ở góc bên phải – phần video được đề xuất. Đối với hầu hết các channel, đây là nơi nhận được nguồn lượt xem đáng kể”.

4. Tag video với các keyword phổ biến, có liên quan đến chủ đề của bạn

Creator Academy của YouTube đề xuất sử dụng tag để cho người xem biết nội dung video của bạn. Bên cạnh đó, đây cũng là cách để bạn thông báo cho chính YouTube. Dean giải thích rằng nền tảng sử dụng tag để hiểu content và ngữ cảnh video.

Bằng cách này, Youtube sẽ tìm ra cách liên kết video của bạn với các video tương tự, giúp mở rộng phạm vi tiếp cận content. Tuy nhiên, hãy tránh sử dụng tag không liên quan vì nghĩ rằng chúng sẽ giúp video của bạn có nhiều lượt xem hơn, nếu lạm dụng thì Google có thể phạt bạn.

Tương tự như phần mô tả video, bạn nên ưu tiên dùng các keyword quan trọng nhất, bao gồm kết hợp giữa những cụm từ phổ biến và những long-tail keyword.

5. Phân loại video của bạn

Sau khi upload, bạn có thể phân loại video trong “Cài đặt nâng cao”. Chọn danh mục cũng là một cách để nhóm video của bạn với nội dung tương tự trên YouTube. Điều này sẽ giúp video xuất hiện trong các danh sách phát khác nhau và tiếp cận với nhiều người xem hơn – đặc biệt là những người có đặc điểm tương tự với khán giả mục tiêu của bạn.

Phân loại video của bạn

Hình 3: Phân loại video của bạn

Thế nhưng, trên thực tế, việc này không hề đơn giản. Creator Academy của YouTube đề nghị các Marketer cần xác định rõ mỗi video thuộc về danh mục nào bằng cách trả lời các câu hỏi như:

  • Những creator thuộc top trong danh mục này là ai? Họ được biết đến vì điều gì và họ làm tốt những điều gì?
  • Có bất kỳ điểm chung nào giữa người xem của các channel tương tự trong một danh mục nhất định không?
  • Các video trong cùng một danh mục có cùng chất lượng như giá trị, thời lượng hoặc định dạng video không?

6. Upload ảnh thumbnail tùy chỉnh cho link video

Thumbnail của video là hình ảnh mà người xem nhìn thấy khi lướt trong danh sách kết quả tìm kiếm. Cùng với title, thumbnail sẽ giúp người xem nhận biết content của video, từ đó có thể ảnh hưởng đến số lần click và lượt xem video.

Mặc dù Youtube có nhiều tùy chọn về thumbnail cho video, bạn vẫn nên upload hình ảnh tùy chỉnh. Theo Creator Academy, “90% video hoạt động tốt nhất trên YouTube có thumbnail tùy chỉnh“. Hình ảnh nên có kích thước 1280×720 pixel – tương ứng với tỷ lệ 16: 9, dung lượng tối đa 2MB, được lưu dưới dạng .jpg, .gif, .bmp hoặc .png. Nếu bạn thực hiện theo các thông số trên, thumbnail của video sẽ được đảm bảo chất lượng cao như nhau trên nhiều nền tảng. Để upload được thumbnail tùy chỉnh, bạn cần xác minh tài khoản YouTube.

7. Sử dụng file SRT để thêm phụ đề và phụ đề có hỗ trợ (CC)

Phụ đề và CC có thể tăng cường tối ưu hóa tìm kiếm trên YouTube bằng cách làm nổi bật các keyword quan trọng.

Để thêm phụ đề vào video, bạn cần upload file phụ đề dạng text hoặc timeline có sẵn. Trước đây, bạn còn có thể nhập trực tiếp text phụ đề cho video để nó tự động đồng bộ hóa với video.

Để thực hiện việc thêm phụ đề, bạn click vào “Video” trong “Trình quản lý video”. Tìm video bạn muốn thêm phụ đề và click vào mũi tên thả xuống bên cạnh nút chỉnh sửa, rồi chọn “Phụ đề”. Cuối cùng, bạn chọn cách muốn thêm phụ đề.

Có 2 cách thêm phụ đề

Hình 4: Có 2 cách thêm phụ đề

8. Bổ sung Cards và End Screens để tăng lượng người xem channel của bạn

Cards

Khi xem video, bạn đã bao giờ thấy một biểu tượng hình tròn nhỏ màu trắng với chữ “i” xuất hiện ở góc trên bên phải chưa? Theo Creator Academy, thẻ là “thông báo được định dạng sẵn, xem được trên desktop và mobile. Bạn có thể thiết lập chúng để quảng cáo thương hiệu và các video khác trên channel của mình”.

Bạn có thể thêm tối đa 5 card vào một video, và có 6 loại card như sau:

  1. Card “Channel” hướng người xem đến một channel khác.
  2. Card “Donation” để khuyến khích gây quỹ thay mặt cho các tổ chức phi lợi nhuận của Mỹ
  3. Card “Fan Funding” nhằm kêu gọi người xem tham gia sáng tạo content cho video của bạn.
  4. Card “Link” hướng người xem đến một trang web bên ngoài, nền tảng huy động vốn cộng đồng hoặc nền tảng bán hàng đã được kiểm duyệt.
  5. Card “Poll” nhằm khảo sát người xem.
  6. Card “Video or Playlist” liên kết đến content YouTube khác cũng thuộc loại này.

End Screens

End Screens hiển thị thông tin tương tự như card, nhưng chúng chỉ hiển thị khi video kết thúc và hình ảnh xuất hiện một cách tự nhiên, cụ thể. Dưới đây là một ví dụ điển hình:

Ví dụ về end screens

Hình 5: Ví dụ về end screens

Tùy thuộc vào loại nền tảng bạn muốn thiết kế và loại content được YouTube cho phép, Google sẽ liệt kê chi tiết cách tối ưu hóa cho end screens tại đây.

Lưu ý rằng YouTube luôn thử nghiệm end screens để cố gắng tối ưu hóa trải nghiệm người xem, nên end screens có thể không xuất hiện. Hãy tính đến những vấn đề này trước khi bạn quyết định sử dụng thẻ hoặc end screens.

Bạn cảm thấy những yếu tố trên hơi phức tạp và tốn thời gian? Hãy nhớ rằng: Thời gian mọi người xem YouTube trên TV tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Vì vậy, khi bạn tối ưu hóa cho video trên YouTube, cơ hội người xem biết đến video của bạn cũng sẽ tăng.

Ngày nay, hầu hết các tips SEO ở trên đều dựa vào việc bạn xác định keyword và quảng cáo video của mình một cách chính xác. Để đạt được hiệu quả cao nhất, bên cạnh tối ưu trên Youtube, hãy xem xét một số công cụ bên dưới để tối ưu hóa video của bạn trong Youtube search.

  1. Ahrefs Keywords Explorer
Ahrefs có thể lọc keyword theo công cụ tìm kiếm

Hình 6: Ahrefs có thể lọc keyword theo công cụ tìm kiếm

Ahrefs là nền tảng SEO toàn diện cho phép bạn theo dõi thứ hạng của website, ước tính lượng traffic tự nhiên tương ứng với mỗi keyword, và nghiên cứu các keyword phù hợp để tạo content mới.

Một tính năng phổ biến của Ahrefs là “Keywords Explorer”, cho phép tra cứu nhiều chi tiết liên quan đến keyword mà bạn quan tâm. Ví dụ ở ảnh trên, bạn có thể lọc kết quả keyword theo công cụ tìm kiếm, bao gồm cả YouTube .

Riêng trong phần “Keywords Explorer”, bạn có thể biết được khối lượng tìm kiếm keyword hàng tháng, số lượng click video nhận được khi xếp hạng keyword,…

  1. Canva
Sử dụng Canva để tạo thumbnail chuẩn cho video Youtube

Hình 7: Sử dụng Canva để tạo thumbnail chuẩn cho video Youtube

Bên cạnh những tính năng phổ biến như mẫu thiết kế cho logo, ảnh, card,…, Canva còn có “Thumbnail Creator” dành riêng cho video YouTube.

Như chúng tôi đã đề cập ở trên, thumbnail có vai trò quan trọng trong việc quảng cáo content trên kết quả của Youtube search, và thu hút người dùng click vào video của bạn. Quay lại với “Thumbnail Creator” của Canva, bạn có thể tạo hình ảnh xem trước cho video của mình với kích thước chuẩn 1280 x 720 pixel – kích thước thumbnail mà YouTube yêu cầu.

  1. HubSpot Content Strategy
Ví dụ mô phỏng tính năng chiến lược content của HubSpot

Hình 8: Ví dụ mô phỏng tính năng chiến lược content của HubSpot

Công cụ chiến lược content của HubSpot cho phép bạn khám phá các keyword phổ biến cho content, sau đó sắp xếp chúng thành các nhóm – gọi là “cụm chủ đề”. Bằng cách này, bạn có thể theo dõi những content nào liên quan đến nhau, loại nào đã lên kế hoạch và loại nào bạn đã tạo.

Với những keyword bạn tìm kiếm trên HubSpot, chúng phản ánh mức độ phổ biến tương ứng trong kết quả tìm kiếm của Google. Hơn thế nữa, sẽ có những keyword có chủ đề xuất hiện cả trong mục “Video” của Google – liên kết đến Youtube. Vì vậy, bạn có thể tạo các cụm chủ đề bao gồm content blog content cho YouTube.

Nhóm content của bạn và liên kết từ video đến bài post blog (và ngược lại) có thể giúp gia tăng tính thẩm quyền của bạn đối với Google và Youtube, đồng thời cung cấp nhiều cách để thu hút lượng traffic từ những người đang tìm kiếm chủ đề của bạn hơn.

  1. vidIQ Vision
vidIQ là tiện ích của Chrome

Hình 9: vidIQ là tiện ích của Chrome

Đây là một tiện ích mở rộng và có sẵn trên web store của Chrome, giúp bạn phân tích cách thức và nguyên nhân một số video trên YouTube hoạt động tốt như vậy. Điều này bao gồm các tag mà video đã được tối ưu hóa, thời gian xem trung bình, và thậm chí là tốc độ tăng lượng traffic của video đó.

Sau khi phân tích, vidIQ sẽ cung cấp “điểm số” SEO mà bạn có thể tham khảo để tạo content tương tự (hoặc tốt hơn) các video bạn thấy trên Youtube.

  1. TubeBuddy
TubeBuddy giúp quản lý chiến dịch dành cho video Youtube

Hình 10: TubeBuddy giúp quản lý chiến dịch dành cho video Youtube

TubeBuddy là nền tảng video giúp bạn quản lý từ khâu sản xuất, tối ưu hóa và quảng cáo nội dung YouTube của mình. Nền tảng có những tính năng gồm trình dịch ngôn ngữ tự động (giúp bạn xếp hạng cho các keyword ngoài tiếng Anh), trình khám phá keyword, thẻ đề xuất, trình theo dõi thứ hạng cho các video đã đăng,…

  1. Cyfe
Cyfe tích hợp thông tin từ Google Analytics và Moz

Hình 11: Cyfe tích hợp thông tin từ Google Analytics và Moz

Cyfe là một bộ phần mềm cung cấp nhiều tính năng, trong đó có phân tích website. Trên nền tảng này, bạn có thể theo dõi hiệu suất các trang có chứa content mà bạn đăng tải (bao gồm YouTube) và lượng traffic của mỗi trang đến từ đâu.

Bên cạnh đó, Cyfe có khả năng hiển thị những rank keyword và những keyword phổ biến nhất trên các công cụ tìm kiếm khác nhau. Để làm được điều này, Cyfe thu thập và tích hợp sẵn dữ liệu từ công cụ Google Analytics và Moz.

Nhìn chung, content có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả của một Youtube channel. Vì vậy, bạn hãy dành thời gian đầu tư content thật chất lượng và liên quan đến khán giả mục tiêu. Chúc các bạn thành công!

Liên hệ để được tư vấn về YouTube advertising