Việc đo lường hiệu quả nội dung vô cùng quan trọng khi đánh giá một chiến lược content marketing có thành công hay không. Vấn đề này không mới, tuy nhiên việc đo lường chất lượng nội dung một cách có hệ thống và bằng số liệu cụ thể là một câu chuyện khác. Làm sao để biết nội dung SEO có hiệu quả hay không, hãy cùng MangoAds tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Phương pháp đo lường
Ba lý do để sản xuất nội dung cho các website:
- Nội dung dùng để thu hút những lượt truy cập chất lượng
- Phát triển tập khách hàng tiềm năng (xây dựng nội dung nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng dựa trên hành vi mua sắm của họ)
- Giao dịch (nội dung có trả tiền)
Nội dung cần phải được đầu tư, luôn được cập nhật mới, thú vị và phải thể hiện được chuyên môn của bạn một cách tốt nhất. Nhưng mục tiêu quan trọng nhất vẫn là ba lý do được liệt kê ở trên. Vậy cần chú ý gì khi thực hiện đo lường chất lượng nội dung SEO?
Lựa chọn chỉ số đánh giá phù hợp
Để bắt đầu thì bạn cần lựa chọn số liệu bạn muốn theo dõi. Google Analytics (GA) là những công cụ rất đắc lực trong việc đo lường hiệu quả nội dung. Thông qua GA, bạn có thể phân tích những số liệu dựa trên SEO và phát triển khách hàng tiềm năng.
SEO
Bạn cần đánh giá những ai đến với trang và xem, vì sao họ tìm ra nó, họ có hứng thú với sản phẩm của bạn không.
- Unique visitors (Khách truy cập): Số liệu này cho biết số lượng khách truy cập trang duy nhất và không bị trùng lặp.
- Referral sources (những nguồn nhắc đến trang bạn): Báo cáo này có thể được tìm thấy trong GA bằng cách xác định một trang cụ thể: Secondary Dimension → Acquisition → Source. Trong đó có danh sách những trang nhắc đến trang của bạn bằng cách truy cập (khi người dùng nhập địa chỉ của bạn vào trình duyệt) từ Google search và những trang mạng xã hội. Lưu ý: Nếu bạn sử dụng Add-On cho tiếp thị tự động hóa, nó cũng sẽ cung cấp những lượt nhấn thông qua email gửi bằng phần mềm đó.
- An Epitaph for Keywords: Hiện nay Google đã mã hoá toàn bộ truy vấn, nên việc theo dõi từ khóa khá khó khăn. Theo nghiên cứu, 86.7% từ khóa truy vấn được đánh dấu là “không có báo cáo”. Vì thế, ngoài việc nghiên cứu từ khóa cho giai đoạn lên kế hoạch (kết hợp giữa chuyên môn liên quan đến từ chuyên ngành, Keyword Planner của Google và cả trực giác), thì bạn hoàn toàn không thể sử dụng phân tích từ khoá để xem độ hiệu quả của nội dung khi chúng được đăng nữa.
Phát triển khách hàng tiềm năng (lead development)
Bạn cần theo dõi việc tương tác của người xem khi họ truy cập vào trang của bạn.
- Time on page (Thời gian dành cho trang): cho biết thời gian trung bình người dùng dành cho một trang (page) cụ thể. Tuy nhiên, đây chỉ là số liệu bình quân, do thời gian dành cho trang không có nghĩa là người dùng đang xem website, mà chỉ là một thẻ trong trình duyệt đang mở trang của bạn. Thông thường nếu thời gian trung bình truy cập trang ngắn hơn thời gian dự kiến để có thể đọc và hiểu nội dung, có nghĩa là bạn không thể thu hút được sự chú ý của khách ghé thăm trang.
- Bounce rate (Tỷ lệ thoát trang): thể hiện phần trăm những người ghé thăm trang và rời ngay mà không truy cập vào các trang khác trên web. Đây là một số liệu cho biết mức độ tương tác của khách hàng. Nhưng cũng hãy lưu ý là tỷ lệ thoát trang tỷ lệ thuận với số lượng nội dung trên website của bạn.
- Conversions (Sự chuyển đổi): Sự chuyển đổi được tính bằng nhiều cách, tùy thuộc vào mô hình kinh doanh và khả năng của website. Đối với khách hàng thì sự chuyển đổi là việc họ ấn nút Call to Action (đăng ký blog hay vào danh sách nhận tin tức mới,...). Những chuyển đổi này là bằng chứng cho hành động của người dùng phản ứng với nội dung của bạn. Đồng thời, nó giúp bạn thu thập được thông tin cá nhân. Đây là công cụ hữu hiệu cho việc phát triển khách hàng tiềm năng. Những nội dung mà thúc đẩy sự chuyển đổi này nên được đánh giá cao. Tuy nhiên điều quan trọng là những nội dung này thường phải được liên kết một loại các nội dung khác thì mới có hiệu quả cao về mặt tổng thể thay vì những bài viết riêng lẻ.
Hình 1: Các chỉ số đo lường sự tương tác trên trang web được thống kê trong Google Analytics
Thiết lập hệ thống đo lường chuẩn
Sau khi lựa chọn xong danh sách các loại dữ liệu muốn theo dõi, bạn sẽ cần thiết lập một hệ thống đo lường cho nội dung để so sánh một cách khách quan và trong khoảng thời gian nhất định. Có 2 cột mốc thời gian mà bạn cần theo dõi, đó là:
- Một khoảng thời gian ngắn (thường là cố định) sau khi đăng nội dung, xem nó như một sự kiện.
- Một vài tháng sau đó để đánh giá tính hiệu quả lâu dài của nội dung.
Mốc thời gian thứ hai đo lường hiệu quả nội dung chính là cơ hội để sửa lại những bài đăng không hiệu quả. SEOer có thể thay đổi tiêu đề hoặc những metadata để thúc đẩy lượt truy cập. Đây cũng là cơ hội để quảng cáo cho nội dung thêm một lần nữa trên các mạng xã hội (nếu như nó vẫn còn liên quan).
Xem xét dữ liệu và đưa ra giải pháp phù hợp
Nếu không phải xuất bản quá nhiều nội dung mỗi tháng, bạn nên đánh giá từng nội dung theo các tiêu chí kể trên. Không chỉ đơn giản là thu thập hàng trăm dữ liệu cho mỗi nội dung, thông qua đánh giá, bạn sẽ dễ dàng nhận ra xu hướng của những nội dung đó nếu bạn theo dõi nó thường xuyên.
Bạn nhận ra được những nội dung liên quan đến một chủ đề nào đó thể hiện tốt và ổn định. Hay một loại nội dung nào đó như blog, tin tức thu hút nhiều sự quan tâm. Lúc này, bạn nên cân nhắc xem xét những con số một cách đều đặn trong một khoảng thời gian nhất định. Sau khi đánh giá tính hiệu quả của nội dung, bạn có thể thay đổi chiến lược để phù hợp với thị hiếu khách hàng dựa trên các số liệu có sẵn.
Bằng cách đó, bạn vừa cải thiện tính hiệu quả của nội dung như ba lý do nếu ở trên (SEO, phát triển khách hàng tiềm năng và lượng bán sản phẩm) và vừa đảm bảo thời gian bạn bỏ ra cho việc sản xuất nội dung là xứng đáng.
Sản xuất nội dung và tình trạng cạn ý tưởng
Đằng sau mỗi bài viết là một quá trình đầy mệt mỏi mang tên sáng tạo. Tất cả những bài viết đều chứa những nội dung mới. Nội dung có thể do 1 người hoặc một nhóm người thực hiện.
Khi viết nội dung cho khách hàng doanh nghiệp, các SEOer thường bị giới hạn chủ đề và đối tượng hướng tới. Với doanh nghiệp, đây là cách đảm bảo một sự nhất quán trong việc đăng tải nội dung. Tuy nhiên, với SEOer sự giới hạn này dễ dàng dẫn đến lối mòn trong tư duy và cạn kiệt ý tưởng.
Mặc dù vậy, bạn không thể ngừng viết chỉ vì cạn ý tưởng bởi việc đăng nội dung mới định kỳ trên website sẽ tạo nên tính ổn định và cũng là chìa khóa để đến thành công trong SEO. Nếu bạn càng quan tâm đến chất lượng nội dung thì bạn càng để ý đến việc cạn kiệt ý tưởng bấy nhiêu. Ý tưởng cho nội dung không hề có sẵn mà bạn có thể khơi nguồn sáng tạo bằng những cách dưới đây:
Tham khảo các nội dung liên quan
Hầu hết những cây viết đều là độc giả trước khi bắt đầu sáng tạo nội dung. Đọc là điều cơ bản cho quá trình hình thành và phát triển ý tưởng mới. Việc đọc thường xuyên giúp bạn cập nhật được những thông tin hoặc chủ đề đang được quan tâm, đồng thời hình thành những suy nghĩ và thúc đẩy ý tưởng mới.
Việc đọc không giới hạn ở blog hay tin tức mà là tất cả mọi thứ đập vào mắt bạn bao gồm; báo, tạp chí, video, bản tin, tập san,....vv
Lên danh sách ý tưởng
Việc có một danh sách những ý tưởng là một cách hữu hiệu giúp hạn chế tình trạng cạn ý tưởng khi viết. Lưu ý danh sách này nên khác với lịch viết bài. Danh sách này nên chứa toàn bộ ý tưởng của bạn ngay cả khi vẫn còn dang dở hoặc chưa hợp lý. Việc lưu lại những ý tưởng bạn đã từng nghĩ ra có thể thúc đẩy lại lần nữa khả năng sáng tạo hoặc đơn giản là cho bạn một điểm bắt đầu thay vì không có gì để viết.
Hình 2: Lên danh sách ý tưởng cho nội dung của bạn
Chia sẻ với bạn bè hoặc đồng nghiệp
Nếu có một ý tưởng bạn đang gặp trục trặc khi triển khai nội dung, hãy chia sẻ chúng với bạn bè hay đồng nghiệp. Họ có thể giúp bạn thông suốt hơn và tạo ra một khung sườn cho bài viết. Có nhiều lời khuyên sẽ giúp bạn khắc phục việc cạn kiệt ý tưởng hya bí chủ đề.
Tham khảo một góc nhìn mới lạ
Thay đổi góc độ tiếp cận nội dung luôn cần thiết trong quá trình sản xuất nội dung. Bạn có thể mời một chuyên gia trong lĩnh vực của bạn hoặc blogger để viết về một chủ đề nhất định. Chưa kể, việc thay đổi góc độ tiếp cận sẽ tạo ra được những nội dung hấp dẫn cho người dùng.
Kết luận
Đo lường hiệu quả nội dung không chỉ giúp bạn đánh giá được hiệu quả các bài viết mà còn phát hiện ra những xu thế mới đang được người dùng quan tâm. Hy vọng với những phương pháp MangoAds chia sẻ, các SEOer sẽ dễ dàng thẩm định chất lượng nội dung sáng tạo của mình.