Cách tạo nút liên kết với các kênh social media hiệu quả

Cách tạo nút liên kết với các kênh social media hiệu quả

Hầu hết chúng ta không thành công trong việc liên kết các kênh tương tác với người dùng. Mặc dù các kênh social media giúp thu hút một lượng truy cập lớn cho website, nhưng sự truy cập ngược lại – từ trang đến mạng xã hội lại vô cùng hiếm. Tương tác một chiều này là do cách thiết kế của designer chưa thực sự hiểu được những vị trí thực sự cần nút chia sẻ trên giao diện website.

Lựa chọn vị trí nút liên kết mạng xã hội phù hợp

Hai nút tạo liên kết với mạng xã hội thường gặp là Share (chia sẻ) và Follow (Theo dõi). Tuy nhiên, việc sử dụng các nút liên kết này trên web chưa thực sự hướng tới trải nghiệm của người dùng.

Khi nào cần chia sẻ?

Các designer nên nghiên cứu kỹ mục đích hoạt động của website để tạo liên kết mạng xã hội hiệu quả. Ví dụ, khi khách hàng điền vào form thông tin trên website, không cần thiết phải đặt nút chia sẻ ở trang này. Bởi chia sẻ một mẫu đơn không mang lại giá trị gì cho người dùng và không thể thu hút thêm lượng tương tác từ bạn bè của họ.

Việc lạm dụng chức năng “chia sẻ” trên toàn bộ website khiến giao diện trở nên nhàm chán, ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng. Hãy đặt nút chia sẻ ở những vị trí mà bạn thấy thực sự cần thiết.

Chẳng hạn: Bạn đọc được thông tin “Chỉ 1% trong số 560 triệu cư dân thành phố ở Trung Quốc được hít thở bầu không khí sạch, theo tiêu chuẩn của Châu Âu”. Đây là một thông tin nhỏ nhưng đáng được chia sẻ. Đây là lúc bạn nên đặt nút chia sẻ ngay cạnh mẩu tin để người dùng có thể ngay lập tức share với bạn bè trên Facebook của họ.

Lựa chọn vị trí nút chia sẻ trên website phù hợp giúp định hướng hành động của người dùng. Nhờ đó, bạn cho người dùng biết nên chia sẻ thông tin gì, và đảm bảo thao tác chia sẻ dễ dàng chỉ với một lần nhấp chuột.

Khách nên follow thời điểm nào?

Chức năng theo dõi ngày nay càng phổ biến trên các website nhưng chưa thực sự phù hợp với giao diện người dùng.

Ví dụ: Bạn vào một trang thương mại điện tử và tìm mua một chiếc máy ảnh DSLR mới. Nhưng ngay khi truy cập vào website này, đập vào mắt bạn lại là nút “theo dõi chúng tôi trên Facebook”.

Trong trường hợp này, designer nên đặt mình vào vị trí của người dùng trong quá trình thiết kế các nút liên kết mạng xã hội. Khi mục đích của họ là thực hiện việc mua hàng, sử dụng các nút kêu gọi hành động “theo dõi”, “chia sẻ” sẽ gây xao nhãng. Hệ quả làm ảnh hưởng đến mục đích chính của website là bán hàng.

Vậy thời điểm nào, nút follow nên xuất hiện? Khi khách hàng vừa hoàn thành giao dịch, bạn nên tạo nút chia sẻ ở trang thông báo hoàn thành mua hàng. Thay vì một câu lệnh đơn giản như “theo dõi chúng tôi”, hãy thêm vào một vài chi tiết ngắn gọn nếu cho khách hàng biết lý do tại sao họ nên “follow” bạn. Trong trường hợp mua hàng kể trên, bạn có thể viết “Theo dõi chúng tôi trên Facebook để được tư vấn về cách tận dụng tối đa chiếc máy ảnh mới của bạn”.

Tích hợp các plugin tạo chức năng cộng đồng

Quyết định và hành động của mỗi người thường bị ảnh hưởng bởi đám đông. Mọi người luôn hỏi ý kiến bạn bè hoặc hội nhóm trước khi thực hiện một hành động cụ thể (mua hàng, đăng ký…). Họ có xu hướng quyết định nhanh hơn khi có nhiều người đã làm điều tương tự trước đó. Vì thế, tích hợp các plugin thiết lập chức năng đánh giá, bình luận… từ mạng xã hội vào website sẽ giúp bạn thu hút được sự chú của khách hàng và khuyến khích họ thực hiện hành động có lợi (mua hàng, đăng ký).

Việc cần làm của các designer chính là tích hợp các plugin này vào website của mình.

Ví dụ: Facebook cung cấp những plugin dễ thực hiện như:

  • Hệ thống bình luận hoàn chỉnh được điều khiển bởi Facebook
  • Nhật ký hoạt động cho phép người dùng nhìn thấy hoạt động của bạn bè họ trên trang web của bạn.
  • Plugin đề xuất cho người dùng nhận những gợi ý – đã được cá nhân hoá – về các trang có trên trang web của bạn mà họ có thể thích.
  • Chương trình truyền trực tiếp cho phép người dùng đăng bình luận trong thời gian thực khi có sự kiện diễn ra trên trang web.
  • Plugin đăng ký giúp người dùng sử dụng tài khoản Facebook để đăng nhập dễ dàng vào trang web của bạn.

“Thiết kế cho cộng đồng” có thể giúp chúng ta làm được nhiều hơn nữa. Nhờ bình luận của người dùng, bạn có thể biết được những chủ đề phổ biến cần được đào sâu hơn. Bạn thậm chí có thể hỏi trực tiếp người dùng về những ý tưởng liên quan đến bài đăng, sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ mong muốn. Kiểu nghiên cứu khách hàng và phát triển sản phẩm này trước đây có thể khiến bạn mất không ít tiền. Bây giờ social media cung cấp nó miễn phí.

Thiết kế social media thành một phần trong kết cấu website

Để tạo được tương tác hiệu quả, bạn cần phải liên kết social media như một phần trong kết cấu của trang web, chứ không phải như một phần nhỏ được thêm vào muộn màng. Nhiều designer hiện chỉ đưa social media vào website dưới dạng theo dạng: Đăng bình luận dưới một bài blog, Đăng chủ đề trên một diễn đàn, Đăng ký trang bằng Facebook, Giao tiếp qua Twitter. Nhưng vấn đề là sự giao tiếp ở đây bị chia nhỏ ra – những người đăng trên Twitter sẽ không thấy những bình luận đăng trên Facebook. Tương tự, người bình luận trên bài blog sẽ không đọc được những thảo luận sâu hơn trên diễn đàn.

Trong quá trình thiết kế, các designer nên coi việc đưa social media trở thành một phần của cấu trúc website thay vì chỉ đơn giản thêm nút trên trang. Bằng cách này, website sẽ trở thành trung tâm của cộng đồng, thay vì chỉ tương tác với 1 nhóm cá nhân ở các cộng đồng riêng lẻ. Có nghĩa, khi bạn đăng một bài blog mới, đồng thời một chủ đề trên diễn đàn được tạo ra; bình luận trên bài blog sẽ được hiển thị trên diễn đàn và ngược lại.

Tương tự, bài đăng mới cũng được hiện trên Twitter và Facebook. Những hồi âm trên một trong những mạng xã hội này sẽ được trích dẫn lại và hiển thị trong bình luận của trang web.

Kết luận

Để tạo liên kết với kênh mạng xã hội hiệu quả, bạn cần thiết lập website như trung tâm của sự tương tác trong cộng đồng, chứ không phải nằm ngoài rìa. Nó nên có khả năng thu hút sự trò chuyện từ các mạng xã hội khác nhau, cho phép người dùng tương tác với bạn bè, dù là về chuyện mua một chiếc máy ảnh mới hay chuyện chia sẻ một câu trích dẫn hay ho.