Nghiên cứu từ khóa là bước đầu tiên và quan trọng trước khi bạn bắt tay vào viết. Bởi nội dung không được tối ưu hóa với từ khóa sẽ khó xếp hạng và traffic website sẽ đi xuống. Qua bài viết này bạn sẽ biết cách tìm từ khóa để tạo ra traffic chất lượng. Đừng bỏ lỡ nhé!
Các cách tìm từ khóa
Có nhiều cách khác nhau để tìm từ khóa, trước tiên hãy lên danh sách các từ khóa gốc (seed keyword) để làm bước đệm phát triển các cụm từ liên quan. Nếu bạn có một blog về cà phê, hãy bắt đầu với các cụm từ như “hạt cà phê”, “máy pha cà phê” hoặc “cà phê espresso” ...
Sau đây là các phương pháp hữu ích để tìm kiếm từ khóa:
Đề xuất của Google
Google đưa ra nhiều đề xuất từ khóa bằng các tính năng như Google Autocomplete (điền từ khoá tự động), People Also Ask (Mọi người cũng tìm) hoặc Related Searches (Tìm kiếm có liên quan).
Với tính năng tự động điền, bạn chỉ cần gõ từ khóa gốc của mình vào thanh tìm kiếm và các đề xuất sẽ tự động xuất hiện.
Hình 1: Đề xuất từ khoá của Google
Bạn có thể kết hợp từ khóa gốc của mình với các chữ cái khác nhau từ bảng chữ cái để tìm thêm ý tưởng (ví dụ: marketing qua email a, marketing qua email b,…)
Đây là một ví dụ khác về ý tưởng từ khóa có thể được tìm thấy trong trang kết quả của Google:
Hình 2: Ví dụ về Tìm kiếm có liên quan trên Google
Tất cả các đề xuất dựa trên các tìm kiếm thực của người dùng internet.
Các công cụ nghiên cứu từ khóa
Có rất nhiều công cụ nghiên cứu từ khóa miễn phí có thể cung cấp cho bạn hàng trăm ý tưởng từ khóa dựa trên một từ khóa gốc. Phổ biến nhất là Google Keyword Planner dù mục đích của công cụ này là để nghiên cứu từ khóa cho quảng cáo PPC.
Một công cụ miễn phí phổ biến khác là AnswerThePublic. Nó tự động tạo ra hàng trăm đề xuất tự động hoàn thành của Google.
Hình 3: Có thể cho ra hàng trăm ý tưởng từ khóa chỉ với một từ khoá hạt giống
Ngoài ra, các công cụ nghiên cứu từ khóa trả phí sẽ cung cấp các số liệu và các insight hữu ích khác về SEO để đánh giá từ khóa và chọn những từ khóa tốt nhất. Bên cạnh đó, chúng giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian và tạo lợi thế cạnh tranh cao.
Đây là ảnh chụp màn hình từ công cụ từ khóa KWFinder:
Hình 4: Độ khó xếp hạng của một từ khóa
Bên cạnh các đề xuất từ khóa, KWFinder còn tính toán độ khó của từ khóa, khả năng xếp hạng của mỗi từ khóa nhằm ước tính cơ hội lên top, đồng thời giúp phân tích các đối thủ cạnh tranh.
Bạn có thể tìm kiếm các từ khóa mà đối thủ cạnh tranh có thứ hạng cao bằng cách nhập tên miền của họ vào tool.
Hình 5: Chỉ cần nhập tên miền trên KWFinder là bạn có thể xem được từ khóa xếp hạng của đối thủ
Các social media khác
Bạn có thể tìm kiếm ý tưởng từ khóa ở hầu hết mọi nơi. Tập trung vào các website trong thị trường ngách để đặt câu hỏi, giao lưu và chia sẻ ý tưởng. Một số mạng xã hội phổ biến nhất để tìm ý tưởng từ khóa:
- YouTube
- Quora
- Wikipedia
- Các diễn đàn
Những số liệu cần lưu ý khi nghiên cứu
Trước đây, người viết chỉ nghiên cứu để tìm những từ khóa có lượng tìm kiếm cao. Họ nhồi nhét chúng vào content để đánh lừa các thuật toán của công cụ tìm kiếm và đảm bảo thứ hạng cao trong SERPS. Với sự phát triển không ngừng của các thuật toán tìm kiếm, việc nghiên cứu từ khóa đã trở nên phức tạp hơn rất nhiều!
Ngày nay, bạn phải sử dụng nhiều số liệu hơn, hãy xem xét thuật toán Google RankBrain và SERP thực tế mà bạn định xếp hạng.
Google RankBrain - RankBrain là một thành phần của thuật toán của Google dựa trên trí tuệ nhân tạo. Nó giúp Google hiểu mục đích đằng sau từ khóa tìm kiếm và cung cấp kết quả phù hợp nhất nhờ hệ thống machine learning.
Từ khóa có liên quan, volume tìm kiếm cao và độ khó xếp hạng thấp - sự kết hợp lý tưởng của ba yếu tố quan trọng nhất khi nghiên cứu từ khóa. Đó là Quy tắc kiềng ba chân (The tripod rule) - ba yếu tố này quan trọng khi nghiên cứu từ khóa.
Hình 6: Quy tắc Kiềng ba chân cho việc nghiên cứu từ khoá
Khi nghiên cứu từ khóa, bạn cần phải đảm bảo sự cân bằng của các yếu tố này.
Từ khóa dài vs. lượt tìm kiếm
Khi nghiên cứu từ khóa, hãy ưu tiên tìm từ khóa dài hoặc từ khóa có độ dài trung bình. Từ khóa dài có lượng tìm kiếm thấp hơn nhưng lại mang về tỷ lệ chuyển đổi, tương tác cao hơn. Đó là vì từ khóa đó đủ cụ thể để tìm các kết quả có liên quan như ý người dùng.
Hình 7: Từ khoá dài có ít khối lượng tìm kiếm nhưng mang lại lượng tương tác cao hơn (Nguồn: Mangools)
Vấn đề lớn nhất của các từ khóa dài là lượt tìm kiếm thường ít, thậm chí chỉ đạt 10 lượt tìm kiếm mỗi tháng. Tuy nhiên, bạn cần xem thêm độ khó xếp hạng từ khóa để xem xét từ nào có khả năng xếp hạng cao.
Độ khó xếp hạng từ khóa
Sau khi có danh sách các từ khóa bạn muốn dùng để xếp hạng, bạn sẽ cần phải đánh giá độ khó của nó. Độ khó xếp hạng từ khóa là một số liệu rất hữu ích, thường được xác định trên thang điểm từ 0 đến 100. Điểm càng cao thì từ khóa càng khó xếp hạng 1 trên SERP.
Hình 8: Thang điểm độ khó của từ khoá
Có rất nhiều công cụ nghiên cứu từ khóa cho phép tính toán độ khó từ khóa. Tuy nhiên, mỗi công cụ lại cho ra các giá trị có thể khác nhau. Cùng một từ khóa, công cụ này có thể là 30 trong khi một công cụ khác lại là 50. Đó là bởi vì các tính toán dựa trên các chỉ số và thuật toán khá khác nhau. Vì vậy, khi muốn so sánh, bạn chỉ nên dùng kết quả trong cùng một công cụ.
Xác định ý định tìm kiếm
Phân tích SERP là một phần rất quan trọng khi nghiên cứu từ khóa. Nó giúp xác định:
- Bạn có thể cạnh tranh với các website khác trong trang kết quả tìm kiếm đầu tiên hay không?
- Các ý định tìm kiếm đằng sau những từ khóa mà bạn muốn tối ưu hóa là gì?
Dựa trên SERP, bạn có thể xác định ý định thật sự của từ khóa. Khi tìm kiếm “công thức làm bánh pizza”, bạn chắc chắn không muốn mua pizza được làm sẵn. Luôn ghi nhớ điều này trong đầu để bạn không tối ưu hóa nhầm các từ khóa không liên quan.
Có 4 loại mục đích tìm kiếm khác nhau:
- Tuỳ chỉnh - tìm kiếm một website/ thương hiệu cụ thể (“Google Search Console”)
- Thông tin - tìm kiếm thông tin chung (“cách vệ sinh vết thương”)
- Giao dịch - người dùng muốn mua thứ gì đó trực tuyến (“mua kem chống nắng Biore”)
- Thương mại - người dùng thực hiện nghiên cứu trước khi mua (“đánh giá iPhone XS”)
Nếu bạn có một blog về công thức làm bánh pizza, bạn không cần xếp hạng số 1 cho từ khóa “pizza” (với hơn 4 triệu lượt tìm kiếm hàng tháng trên toàn cầu). Hãy nhìn vào SERP cho từ khóa này:
Hình 9: Kết quả tìm kiếm cho từ khoá “pizza”
Đặt mục tiêu xếp hạng top 1 cho từ khóa "pizza" có nghĩa là bạn sẽ phải tranh với Pizza Hut hoặc Domino's. Dù có lượng tìm kiếm cao nhưng từ khóa ngắn sẽ là quá rộng và không liên quan đến thị trường ngách của bạn. Phần lớn nhu cầu tìm kiếm thực sự của người dùng thường liên quan đến các từ khóa dài.
Sai lầm khi nghiên cứu từ khóa
Người mới bắt đầu và thiếu kiên nhẫn thường chỉ tìm một từ khóa có lượng tìm kiếm cao trong các công cụ nghiên cứu từ khóa mà không quan tâm đến các số liệu khác. Như đã giải thích ở trên, một từ khóa lý tưởng không chỉ phụ thuộc vào lượt tìm kiếm mà còn dựa vào độ khó của của từ và khả năng xếp hạng.
Một sai lầm khác là hiểu sai dữ liệu. Ví dụ: điểm “Competition” (Cạnh tranh) trong Google Keyword Planner không phải là độ khó xếp hạng từ khóa mà nó thể hiện mức độ cạnh tranh trong Google Ads.
Hình 10: Điểm cạnh tranh và độ khó từ khoá là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau
Ngoài ra, khi viết bài bạn cần tránh nhồi nhét từ khóa. Nghiên cứu từ khóa không còn là về việc tìm một từ khóa lý tưởng và sử dụng nó càng nhiều càng tốt.
Thay vào đó, hãy chọn một từ khóa trọng tâm và sử dụng nó trong:
- Phần tiêu đề
- Thẻ tiêu đề và mô tả meta
- Một trong những đoạn đầu tiên
- Một vài lần trong bài (phụ thuộc vào độ dài của từ khóa)
Google đã và đang hoàn thiện hơn trong việc đọc hiểu content của bạn nói về cái gì. Nội dung tốt, toàn diện và thân thiện với người dùng, nó thậm chí xếp hạng cho những từ khóa mà bạn không sử dụng từ đó trong bài của mình.
Kết luận
Tóm lại, nghiên cứu từ khóa là một trong những nhiệm vụ SEO cơ bản. Trên đây là những cách tìm ra các từ khóa phù hợp mà bạn có khả năng xếp hạng cao. Chúc bạn thành công!