Cách “nêm gia vị” keyword vào “món ăn” chuẩn SEO

Cách “nêm gia vị” keyword vào “món ăn” chuẩn SEO

Với một đầu bếp thực thụ, việc biết cách pha trộn các gia vị vào với nhau một cách hoàn hảo thì mới tạo ra một món ăn thịnh soạn. Cũng tương tự như một website chuẩn SEO, phải gồm có các “nguyên liệu” như bài viết, backlinks, kỹ thuật… thì “Keyword” chính là một trong những “gia vị” quan trọng nhất để tạo ra một bài chuẩn SEO. Bài viết này sẽ chủ yếu nói về xây dựng bộ từ khóa cho mục tiêu kinh doanh, bán hàng nhưng bạn vẫn có thể áp dụng với bất kỳ website nào.

Hình 1: Những nguyên liệu cần có cho một bữa ăn chuẩn SEO

Những bạn chuyên về Content SEO hiểu rõ nhất keyword quan trọng như thế nào trong một bài viết. Dù vậy, bạn không nên nhồi nhét quá nhiều từ khóa vào bài chỉ để cho Google biết bài viết đang nhấn mạnh vào từ khóa đó. Sau đây là 4 bước để sử dụng “gia vị keyword” vào “món ăn” SEO một cách đúng đắn nhất.

Nghiên cứu và tìm kiếm “gia vị keyword” phù hợp

Nghiên cứu từ khoá gần như là việc quan trọng nhất mà dân SEO phải làm. Việc này chiếm rất nhiều thời gian và nếu bạn tìm ra sai từ khóa cho mục đích mà website hay mục tiêu kinh doanh mà khách hàng hướng tới, thì cả trăm bài viết cũng sẽ đổ sông đổ bể. Cũng giống như một website bán tai nghe mà có từ khoá là “hướng dẫn sử dụng airpod” thì bài viết sẽ phục vụ cho mục đích thương hiệu, ngược lại từ khoá “tai nghe airpod chính hãng” sẽ phục vụ cho mục đích bán hàng.

Hình 2: Từ khóa phải chuẩn trước khi xây dựng nội dung

Để nghiên cứu ra một bộ từ khoá cho một website mới sẽ mất rất nhiều thời gian vì trong bài viết này chúng tôi sẽ chỉ đào sâu về một khía cạnh từ khoá. Để nghiên cứu ra một bộ từ khoá, bạn phải hiểu tầm quan trọng của nó trong thế giới digital.

Không chỉ trong các bài chuẩn SEO trên website, mà Youtube, Email hay Facebook fanpage… cũng đều cần được xây dựng chuẩn SEO dựa vào từ khoá ngay từ khi bắt đầu.

Bên cạnh đó, những hình thức mà kết quả tìm kiếm của Google đưa ra cũng quan trọng không kém. Nếu bạn tìm kiếm một sản phẩm thì kết quả hiển thị sẽ ưu tiên Google shopping. Nếu bạn hỏi một câu hỏi với Google thì Google sẽ đưa ra câu trả lời cho bạn (nếu có thể) mà bạn thậm chí không cần phải vào website.

Hình 3: Kết quả đề xuất khi bạn tìm cơm sườn nướng

Hơn hết, từ khóa xuất phát từ suy nghĩ của người dùng. Mỗi người khi muốn tìm kiếm một điều gì đó đều có cách diễn đạt khác nhau. Ví dụ như bạn muốn mua điện thoại, bạn sẽ tìm kiếm từ khoá là “smartphone mới nhất hiện nay” hay “smartphone nào bền nhất hiện nay”.

Tuy từ khóa có rất nhiều biến thể nhưng bạn phải biết một điều quan trọng nhất là người dùng sẽ luôn hỏi những câu chung chung chứ không chỉ đích danh thương hiệu của bạn, trừ khi họ đã là khách hàng trung thành của bạn rồi. Việc của bạn là phải làm sao điều hướng khách hàng đến với thương hiệu của bạn. Vì vậy hãy đặt mình vào vai của một người khách hàng đang tìm kiếm một thông tin nào đó trên Internet để tìm ra được từ khóa thích hợp nhất.

Phân tích để chọn ra “gia vị chuẩn”

Sau khi đã nghiên cứu ra những từ khóa khác nhau. Bạn phải phân tích nó hiệu quả để thêm hoặc bỏ đi những từ khoá thừa. Những công cụ để phân tích từ khóa hiện nay thì có Google Keyword Planner, Ahref, KWfinder… nhưng công cụ thì cũng chỉ mang tính chất tham khảo, không có gì là chính xác tuyệt đối.

Từ khóa như đã nói ở trên, sẽ có nhiều biến thể và một từ khoá thường sẽ được chia ra thành 2 loại là từ khoá ngắn (short tail keyword) và từ khóa dài (long tail keyword). Trong từ khoá dài còn được chia ra thành từ khoá mua (buyer keyword) và không phải từ khoá mua (not buyer keyword)

Ví dụ:Từ khóa ngắn: mua nhà

Từ khóa dài: mua nhà quận 1

Từ khóa để mua: mua nhà quận 1 giá rẻ

Từ khóa không nhằm mục đích mua: kinh nghiệm mua nhà quận 1

Gợi ý thêm, Google Trend cũng là một công cụ hiệu quả khi phân tích về độ phù hợp của từ khóa trong từng thời điểm khác nhau.

Hệ thống lại những “gia vị” trước khi bỏ vào “nồi”

Sau khi có được bộ từ khóa chuẩn, việc tiếp theo chính là hệ thống lại nó và xây dựng bộ nội dung (content) phù hợp với mục tiêu đề ra ban đầu. Hệ thống các bài viết đều dựa trên từ khoá có sẵn, và phải thật sự xuyên suốt, mạch lạc rõ ràng để có thể điều hướng và giữ chân người đọc ở lại lâu hơn.

Áp dụng quá trình điểm chạm khách hàng (customer journey touchpoints), nội dung được xây dựng cũng dựa trên hành trình đó. Nói một cách dễ hiểu, hành trình của một khách hàng khi mua hàng thường đi qua 3 giai đoạn. Lần lượt là nhận thức, tương tác, và chuyển đổi. Một khi bạn xây dựng được những bài chuẩn SEO cho website, thì ngoài việc giữ chân họ ở lại lâu hơn, việc tạo ra chuyển đổi (mua hàng) sẽ là điều đương nhiên.

Hình 5: Content phải chạm vào được Insight khách hàng ở từng giai đoạn

Bỏ tất cả “gia vị” vào “nồi”

Vậy sau khi đã có keyword và kế hoạch rồi. Bước cuối cùng sẽ là áp dụng nó vào bài viết. Tuy nhiên mới chỉ bài viết thôi chưa đủ. Từ khoá sẽ xuất hiện trên nhiều cách như ở thẻ tên của hình ảnh, video, đuôi url, tag, files hay thậm chí là ở tên miền của website.

Việc sử dụng từ khoá phải phù hợp và không gượng ép để người đọc họ cảm thấy thực sự đây là những bài viết cung cấp cho họ những kiến thức mới, là những website bổ ích và đẹp mắt mà họ phải lưu lại để đọc lại mỗi ngày.

Kết luận

Thuật toán của Google đã thông minh lên từng ngày. Việc sau một đêm mà website bị tụt hạng văng ra khỏi top 100 tìm kiếm trên Google là điều bình thường. Nếu ví nội dung (content) trong website như động cơ của một chiếc ôtô thì từ khóa sẽ như xăng vậy. Không có xăng thì động cơ sẽ không hoạt động được, cũng như không có từ khóa thì nội dung cũng sẽ không có ai đọc cả. Vì vậy để xây dựng được một nội dung tốt hay nội dung bài chuẩn SEO thì phải thực sự hiểu rõ tầm quan trọng của từ khoá. Và hãy nhớ rằng ngòi bút của bạn sẽ là một trong những điều quan trọng quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp.