Các kỹ thuật nghiên cứu thông tin hiệu quả dành cho UX designer (Phần 1)

18/08/2020 - Vy Hoang Cong Nhut

Bài viết trước đây, MangoAds từng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nghiên cứu khách hàng trong quá trình thiết kế. Tiếp tục chủ đề này, MangoAds sẽ chia sẻ những kỹ thuật giúp designer khai thác thông tin từ phía khách hàng một cách hiệu quả nhất!

Nghiên cứu được coi là bước đầu tiên, tạo nền móng cho toàn bộ dự án thiết kế thông qua khai thác thông tin từ phía khách hàng. Mức độ chi tiết của thông tin sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi và tiến độ hoàn thành sản phẩm. Tuy nhiên, để đạt được những thông tin cần thiết, designer phải nằm lòng những kỹ thuật dưới đây và tùy từng tình huống để áp dụng 1 cách hiệu quả.

Phỏng vấn các bên liên quan

Nắm bắt các chi tiết về dự án từ các bên liên quan chính là điều đầu tiên bạn cần làm để bắt đầu dự án. Danh sách các câu hỏi có thể khá dài, nhưng cần xoay quanh những nội dung cơ bản sau:

  • Người dùng phần mềm hoặc site này là ai?
  • Những công việc người dùng muốn thực hiện?
  • Người tạo ra phần mềm hoặc site muốn đạt được điều gì (Câu trả lời không phải lúc nào nhau)
  • Công nghệ gì sẽ được sử dụng? (Có các giới hạn nào cần cân nhắc không?)
  • Tại sao công chúng phải sử dụng phần mềm hay site bạn thay vì những cái khác?
  • Nội dung cần để hỗ trợ người dùng hoàn thành mục tiêu của họ?

Nếu chúng ta đang thiết kế lại một site hoặc ứng dụng hiện hữu, bạn sẽ cần trả lời cho các câu hỏi thêm dưới đây:

  • Các tính năng hiện hữu hoặc các sự cố nào đang xảy ra hoặc tác động tiêu cực đến trải nghiệm người dùng?
  • Các tính năng thêm nào mà người dùng và nhà cung cấp thấy hữu ích trong phiên bản tiếp theo của sản phẩm?

Thu thập được đáp án cho những câu hỏi trên, các designer sẽ nắm được những thông tin nền xoay quanh mong muốn và nguyện vọng của khách hàng về sản phẩm.

Xây dựng bảng đánh giá tổng quan

Bảng đánh giá tổng quan là danh sách các thuộc tính hoặc chất lượng trong quá trình thiết kế, do công ty của bạn hoặc khách hàng nhận xét, đánh giá. Những thuộc tính thông thường sẽ là khả năng tương tác, phong cách thị giác, văn phong, hoặc những yếu tố thiên về kỹ thuật hơn. Nói một cách dễ hiểu hơn, đây là yếu tố thuộc về giao diện trực quan.

Khi xuất hiện lỗi về thị giác, giao diện hay triển khai sản phẩm, bạn cần tạo một bảng đánh giá dựa trên nguyên lý thiết kế của sản phẩm đang được xây dựng. Sử dụng bảng đánh giá trên để so sánh giao diện đã tạo với các nguyên tắc thiết kế đã đề ra.

Thông thường, các designer sẽ lược bỏ một số nguyên tắc trong thiết kế giao diện. Vậy nên, khi lập bảng đánh giá hãy kiểm tra việc loại bỏ các nguyên lý thiết kế này, xem xét ảnh hưởng của nó khi trải nghiệm sản phẩm. Nhờ đó, các designer sẽ nhanh chóng nhận ra sai sót cụ thể để khắc phục và sửa chữa.

Hãy để khách hàng và team design cùng tham gia vào quá trình đánh giá dựa trên một biểu mẫu cụ thể. Việc này sẽ đẩy nhanh tiến trình tìm ra các giá trị thiết kế mà công ty, khách hàng muốn thể hiện trên sản phẩm. Nhờ đó, designer và khách hàng sẽ xác định các nguyên tắc thiết kế, phong cách cần phải thể hiện trong mọi giao diện.

Bảng đánh giá tổng quan không có mẫu cụ thể, tùy vào từng công ty/ khách hàng, họ sẽ chú trọng vào nhóm thiết kế độc đáo này thay vì cái khác. Việc hiểu các yêu cầu của khách hàng ngay từ đầu sẽ giúp các designer sẽ tạo ra một sản phẩm vừa ý khách hàng tức thì. Đồng thời nhờ các bảng đánh giá này, designer sẽ nhận ra được những giá trị khách hàng mong muốn có thể tác động tiêu cực ra sao đến trải nghiệm sản phẩm sau này và gợi ý cách khắc phục.

Chẳng hạn khách hàng mong muốn một giao diện thiết kế mới, không có các content trợ giúp hoặc giải thích. Trong tình huống này, bạn hãy chỉ ra xung đột của ý tưởng với trải nghiệm của người dùng. Nếu không có các content hướng dẫn cho một giao diện hoàn toàn mới lạ, người dùng sẽ không hiểu được cơ cấu hoạt động của trang, lúng túng trong cách sử dụng.

Phân tích đối thủ

Kiểm tra các ứng dụng, trang hoặc sản phẩm tương tự là cách đơn giản nhất để xác định khối lượng công việc cần làm để cạnh tranh trên thị trường hiện tại.

Hoạt động này đòi hỏi phải xem qua từng sản phẩm để kiểm tra và ghi chép các điều quan trọng:

- Giá trị của các tính năng sản phẩm

- Thị trường mục tiêu của từng sản phẩm

- Những thành công và thất bại của từng sản phẩm

- Những ý tưởng, tính năng mới giúp đem đến trải nghiệm tốt hơn

Bản tóm tắt nghiên cứu đối thủ sẽ giúp bạn đưa ra một kế hoạch để bắt kịp hoặc vượt mặt họ. Thảo luận kết quả này với team để cùng nghĩ ra các ý tưởng mới.

Mục tiêu cuối cùng của mỗi dự án là tạo ra các sản phẩm tiên phong, dẫn đầu thị trường. Tuy nhiên, trước khi tung ra sản phẩm chính thức, hãy thử phản ứng của thị trường mục tiêu bằng các sản phẩm thử nghiệm hay còn gọi là MVP (Sản phẩm khả dụng) chỉ đáp ứng các nhu cầu cơ bản, cần thiết cho các chức năng trong thị trường.

Thay vì hăm hở tạo ra một sản phẩm ngay lập tức chiếm thế độc tôn trong cuộc đua với đối thủ, bạn hãy lập ra một kế hoạch dài hạn, từng bước phát triển sản phẩm của bạn thông qua các phiên bản nâng cấp.

Trong vai trò của designer, chúng ta cần giúp người dùng nhận ra sự phát triển trong trải nghiệm ở mỗi bản cập nhật. Mỗi phiên bản cần được tung ra theo trình tự hợp lý với người dùng và luôn luôn giữ vững phong độ về hiệu năng cũng như sự chính trực trong từng sản phẩm.

Vẽ chân dung khách hàng và hồ sơ người dùng

Personas - chân dung khách hàng được tạo ra để đại diện một nhóm người dùng cụ thể. Khi hình dung và hiểu được những nhóm khách hàng cụ thể sẽ trông như thế nào, các designer dễ dàng tập trung phát triển các mảng, tính năng tối ưu cho những mục đích cụ thể của người sử dụng.

Không xây dựng được chân dung khách hàng, những người thiết kế sẽ khó đánh giá giao diện từ góc nhìn của người dùng, dẫn đến lúng túng khi quyết định những yếu tố cần thiết để mang đến trải nghiệm tuyệt vời cho người dùng đầu cuối.

Để vẽ được chân dung khách hàng, các designer cần nghiên cứu nhóm khách hàng được kỳ vọng sẽ dùng ứng dụng hoặc site bạn tạo ra. Bạn có thể cùng team tạo 1 bản danh sách có mô tả chi tiết các nhóm khách hàng. Trong quá trình xem xét những khách hàng tiềm năng, bạn sẽ nhận ra nhiều nhóm có sự tương đồng lớn có thể gom lại với nhau, từ đó hình thành chân dung người dùng cụ thể cho từng nhóm.

Bạn có thể đặt tên cho từng personas phù hợp với tính cách để làm chúng dễ nhớ hơn. Lấy ví dụ, nếu persona đó là học sinh, bạn có thể đặt tên là Minh Long. Nếu persona là một thợ mộc, có thể cái tên như Mộc Sơn sẽ giúp ta nhớ anh ấy là ai. Ngoài ra, bạn còn cần phải thêm những thông tin sau cho mỗi persona:

  • Một cái tên dễ nhớ
  • Một bức ảnh
  • Một câu nói thể hiện cá tính của persona
  • Họ đến từ đâu
  • Nghề nghiệp họ đang công tác
  • Thu nhập hằng năm của họ là bao nhiêu
  • Một miêu tả ngắn về cuộc sống gia đình của họ
  • Một vài thói quen
  • Một tóm tắt khái quát về trình độ của họ
  • Một miêu tả về mục tiêu của họ khi dùng site hoặc ứng dụng.

Bạn cũng có thể thấy rằng thêm các thông tin khác như: ngôn ngữ họ sử dụng, những cách trình bày trên site họ mong muốn, và/hoặc những yêu cầu đặc biệt trong thiết kế họ có thể có. Để đưa ra những chi tiết cần thêm vào personas, hãy xem xét sản phẩm của mình và các khách hàng tiềm năng để có những sự lựa chọn hợp lý nhất.

Sau khi đã hoàn thành việc tạo dựng các personas, hãy chắc chắn rằng từng mọi thành viên trong team đều biết về chúng và áp dụng các đặc điểm nhận dạng này trong cả quá trình thiết kế và phát triển. Hãy tạo ra các poster về từng persona và treo nó bên trong văn phòng làm việc hoặc trên những tấm card bạn có thể để trên bàn hội nghị, chắc chắn rằng mọi người nhớ các persona này là ai.

Kết luận

Nghiên cứu là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết mà mỗi designer phải thực hiện trước khi bắt tay vào thiết kế, phát triển sản phẩm. Các kỹ thuật nghiên cứu giúp bạn hiểu rõ nguyện vọng của khách hàng, tập người dùng mà họ đang nhắm tới, từ đó có những bản thiết kế phù hợp với nhu cầu khách hàng và trải nghiệm tuyệt vời cho người sử dụng đầu cuối. Ngoài phỏng vấn, xây dựng bảng đánh giá, phân tích đối thủ, vẽ chân dung khách hàng, MangoAds sẽ tiếp tục giới thiệu thêm một vài kỹ thuật nằm lòng cho designer để thu thập thông tin hữu hiệu, hỗ trợ cho quá trình thiết kế trong phần kế tiếp. Theo dõi blog của MangoAds để khám phá thêm những kỹ thuật này nhé!