Backlink là gì? Những chiến lược gắn backlink hiệu quả mới nhất 2021

Posted on
Backlink là gì? Những chiến lược gắn backlink hiệu quả mới nhất 2021

Nếu bạn là người làm SEO thì backlink là một khái niệm bạn cần nắm để giúp tăng traffic vào trang web. Vậy backlink là gì? Tầm quan trọng của chúng ra sao trong SEO? Câu trả lời sẽ có trong bài viết này.

Khái niệm backlink và tầm quan trọng của chúng

Thuật ngữ backlink dùng để chỉ những liên kết trỏ từ một trang trong một website sang một trang của website khác. Đây là những link từ những bên thứ 3 trỏ về website của bạn. Nó khác với internal links (các liên kết trỏ về những trang trong cùng một website).

Backlinks là một trong những tiêu chí quan trọng trong SEO ảnh hưởng đến thứ hạng của bạn. Bên cạnh đó, đây cũng là điều bạn cần lưu tâm nếu muốn tăng traffic từ Google vào website của mình. Vào năm 2016, Google đã tuyên bố rằng backlink và content là hai yếu tố quan trọng mà Google dùng để xếp thứ hạng website.

Độ tin cậy

Nếu bạn muốn có một chiến dịch SEO tốt thì bạn cần lưu tâm đến việc đặt link bởi không chỉ riêng Google mà các công cụ tìm kiếm khác sử dụng liên kết như cách để chứng thực về độ tin cậy của trang.

Với một link chất lượng từ web A sang web B, bạn sẽ có thêm một điểm cộng về độ tin cậy. Lấy ví dụ về một tình huống: 5 người xa lạ cùng giới thiệu một nhà hàng thì chắc chắn rằng bạn sẽ tin tưởng về chất lượng của địa điểm đó.

Độ phổ biến

Backlink cũng là cách mà Google thông qua đó để đánh giá độ phổ biến của một website và nếu bạn sở hữu càng nhiều link trỏ vào đồng nghĩa với việc thứ hạng của bạn sẽ được tăng cao. Dưới đây là ví dụ về một bài review trên trang Wired có trỏ link về GoPro Hero 8 Black.

Hình 1: Ví dụ về tình huống đi backlink giữa trang Wired và Gopro

Hình 1: Ví dụ về tình huống đi backlink giữa trang Wired và Gopro

Trong tình huống này, GoPro đã được tính là sở hữu một backlink từ bài viết của Wired trỏ về một trang sản phẩm nào đó của GoPro.

Hình 2: Trang Oculus đi link về Amazon, Walmart…

Hình 2: Trang Oculus đi link về Amazon, Walmart…

Tất cả mọi link từ website khác đổ về web của bạn đều được tính là backlink. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi liên kết đều chất lượng và giúp bạn tăng thứ hạng. Điều này cũng giống như việc bạn sẽ lựa chọn tin tưởng một người quen biết thay vì người xa lạ.

Google cũng vậy, thuật toán của nó được thiết kế để biết rằng đâu là những link có chất lượng, đến từ những website đã được chứng thực. Những link từ những website vô danh hoặc web xấu sẽ không có ý nghĩa, thậm chí còn làm ảnh hưởng đến website của bạn.

Các loại backlink hiện nay

Không phải tất cả các backlink đều như nhau. Sau đây là những loại backlink bạn cần nắm vững:

Nofollow Links

Điều gì bạn nên làm trong trường hợp bạn cần link đến một website nhưng lại không muốn giúp tăng độ xác minh của website đó? Câu trả lời đó là Nofollow Link. Các link dạng này sử dụng thuộc tính rel = ”nofollow” để thông báo cho Google và các công cụ tìm kiếm khác rằng hãy bỏ qua link này khi đánh giá thứ hạng (PageRank). Một backlink nofollow sẽ có cấu trúc:

<a href=”https://www.domain.com/” rel=[nofollowosystem> đây là một link nofollowed </a>

Với những link như vậy, Google sẽ loại bỏ ra khỏi thuật toán tìm kiếm. Tuy nhiên, đó là chuyện của năm 2019. Hiện nay, tất cả các thuộc tính link đều sẽ được Google cân nhắc hoặc xem xét hoặc loại ra khỏi kết quả tìm kiếm.

Một nhóm người tin rằng, đây là một thay đổi cần có đến từ Google. Với những backlink đến từ các website lớn như các trang báo chính thống nên có đánh giá thứ hạn cao hơn.

DoFollow Links

Link dạng này sẽ được sử dụng để làm tiêu chí đánh giá độ tin cậy (PageRank) và dĩ nhiên sẽ không có yếu tố nofollow được đính vào.

Cấu trúc của dofollow links sẽ như sau: <a href=”https://www.domain.com/”>this is a followed link</a>

Link được tài trợ hoặc trả phí (Sponsored or Paid Links)

Đôi lúc, bạn sẽ cần phải trả tiền cho một blogger hoặc một người nổi tiếng nào đó để quảng bá nội dung, sản phẩm của bạn. Trong trường hợp này, bạn cần thêm yếu tố rel=”sponsored để thông báo cho Google.

Bạn cần biết rằng việc mua bán để có được backlink là vi phạm chính sách của Google và nó sẽ ảnh hưởng xấu đến thứ hạng của trang web. Chính vì vậy, việc gắn rel=”sponsored’ sẽ giúp web bạn tránh được những tác động tiêu cực của những link dạng này.

Một backlink được tài trợ sẽ có cấu trúc như sau:

<a href=”https://www.example.com/” rel=”sponsored”>this is a sponsored link</a>

UGC Links

Liên kết UGC đến từ những bình luận trên các blog hoặc diễn đàn. Những link này sẽ có cấu trúc: <a href=”https://www.example.com/” rel=”ugc”>this is a UGC link</a> nhằm thông báo đến Google rằng liên kết này được đặt bởi người dùng chứ không phải từ quản trị website.

Link có độ chứng thực cao (High Authority Links)

Những link này đến từ các nguồn đáng tin cậy như từ một trang báo lớn hoặc một website đã được chứng thực độ tin cậy trước đó. Và để đánh giá chất lượng của website, bạn cần cân nhắc các yếu tố về độ uy tín cũng như nội dung mà họ xây dựng có thực sự hữu ích.

Thực chất, Google không có bất kì công khai nào về việc xếp hạng các nội dung dựa trên độ uy tín của website từ khi nền tảng tìm kiếm này gỡ bỏ thanh công cụ xếp hạng trang. Tuy nhiên, bạn có thể đánh giá một trang web đáng tin cậy nếu nó sở hữu những nội dung chất lượng và hữu ích cho người dùng.

Liên kết không tự nhiên (Unnatural Links)

Đây là những link xấu mà khi trỏ về có thể ảnh hưởng đến thứ hạng website của bạn. Những link này đến từ những website kém chất lượng, vi phạm chính sách của Google thông qua việc luồn lách để có được vị trí trên công cụ tìm kiếm. Hoặc nó có thể đến từ việc copy link trên thanh công cụ và paste vào thay vì có anchor text.

Để nhận diện được đâu là link không tự nhiên, bạn có thể sử dụng công cụ Backlink Audit. Nó có thể phân tích và chỉ ra đâu là link độc hại. Bên cạnh đó, khi bạn liên kết với tài khoản Google Search Console thì bạn sẽ có một bức tranh tổng thể về backlink trên web của bạn.

Hình 3: Phân tích backlink

Hình 3: Phân tích backlink

Khi quá trình phân tích hoàn tất thì bạn có thể tùy chọn nhiều thao tác như: từ chối link và gửi đến công cụ Google Disavow, lưu link trong danh sách “remove” để liên hệ với người gắn và yêu cầu gỡ bỏ, giữ lại liên kết an toàn…

Hình 4: Bạn có thể tùy chọn nhiều thao tác điều chỉnh link trên trang

Hình 4: Bạn có thể tùy chọn nhiều thao tác điều chỉnh link trên trang

Nếu bạn cần dọn dẹp và xóa tất các link không tự nhiên, bạn có thể trực tiếp sử dụng các công cụ kiểm tra Backlink ngược (Backlink Audit tool).

Editorially Placed Links

Google đánh giá rất cao các link được chỉnh sửa vị trí hoặc chứng thực bởi chủ sở hữu website. Những link như vậy chứng minh rằng chủ sở hữu website, nhà báo quyết định gắn link sang web khác vì website đó có giá trị. Những link này mang lại giá trị cho người đọc cứ không phải chỉ phục vụ cho công cụ tìm kiếm.

Tầm quan trọng của backlink

Bạn nghe rất nhiều người nói về Backlink. Vậy Backlink có ý nghĩa như thế nào trong chiến lược SEO khiến các SEOer tìm mọi cách để có được những liên kết chất lượng?

Giúp tăng thứ hạng trang web

Nếu như website của bạn không sở hữu những backlinks chất lượng thì đồng nghĩa với việc bạn đang bỏ lỡ yếu tố quan trọng quyết định thứ hạng trên Google cũng như các công cụ tìm kiếm khác.

Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng bạn đang gắn đúng những liên kết chất lượng. Hãy tránh xa các link xấu được xây dựng nhằm “thao túng” công cụ tìm kiếm. Nếu không, web của bạn sẽ dễ dàng bị vi phạm chính sách của Google.

Cách để Google nhận biết một trang mới

Con bot của Google sử dụng các link để tìm kiếm những trang mới trên một website cũng như sử dụng link để nhận biết content, đánh giá và index chúng.

Nếu bạn sở hữu link chất lượng thì Google sẽ index trang của bạn nhanh hơn và nó cũng đồng nghĩa với việc website của bạn sẽ lên hạng mau chóng.

Tăng độ tin cậy cho website của bạn

Việc sở hữu những link chất lượng không chỉ giúp website của bạn tăng thứ hạng trong quá trình làm SEO mà còn giúp hình ảnh doanh nghiệp tốt hơn. Liệu khách hàng có tin tưởng vào các doanh nghiệp được các website nổi tiếng nhắc đến và gắn link vào? Câu trả lời là có.

Gia tăng traffic đến website

Nếu link của website bạn được gắn ở nhiều nơi thì chắc chắn rằng traffic bạn nhận về sẽ tăng lên đáng kể. Đây là cách giúp người xem biết về thương hiệu của bạn. Ngoài ra, lượng traffic này cũng sẽ là nguồn tài nguyên quý giá cho các chiến dịch Remarketing.

Đừng bao giờ bỏ qua khả năng thu hút truy cập của các link. Việc bạn cần làm đó là xác định xem liệu các link của bạn có đủ giá trị và nó có đủ làm tăng traffic của khách hàng mục tiêu.

Làm thế nào để kiểm tra backlink của trang web

Hiện nay có rất nhiều công cụ để bạn kiểm tra tình trạng link trên website của bạn và cả của đối thủ cạnh tranh. Một trong hai công cụ thông dụng là Google Search Console và SEMrush

Google Search Console

Công cụ này sẽ cung cấp cái nhìn chi tiết về tình trạng các link trên website doanh nghiệp bạn. Tuy nhiên, nếu muốn nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh thì công cụ này không phù hợp. Vì đây là công cụ miễn phí nên các tính năng của nó vẫn còn hạn chế.

Cách sử dụng như sau:

– Bước 1: Truy cập và đăng nhập vào Google Search Console. Sử dụng thanh menu ở phía bên trái, chọn Legacy tools and reports > Links

– Bước 2: Đọc thông số về backlink trên website của bạn tại mục ‘External links’

Hình 5: Những con số chi tiết về tình trạng backlink website bạn đang sở hữu

Hình 5: Những con số chi tiết về tình trạng backlink website bạn đang sở hữu

Những thông số cụ thể bạn có thể tham khảo gồm:

– External links: Có bao nhiêu link bên ngoài trỏ về website của bạn

– Top linked pages: Trang webpage nào có lượng backlink đổ về nhiều nhất

Top linking sites: website nào trỏ về web của bạn nhiều nhất

– Top linking text: Anchor text nào được sử dụng để gắn link nhiều nhất

Sau khi đọc các thông số này thì bạn có thể tải báo cáo dưới dạng file CSV (nút tải ở góc trên cùng bên phải).

SEMrush

Nếu bạn muốn có cái nhìn chuyên sâu về cách đối thủ cạnh tranh của bạn xây dựng backlink thì đây sẽ là công cụ phù hợp.

Phân tích Backlink

Bạn hãy sử dụng công cụ Backlink Analytics để thu thập dữ liệu về backlink không chỉ trên website của bạn mà còn cả của đối thủ cạnh tranh. Những dữ liệu và biểu đồ hiển thị sẽ là tài nguyên quý giá giúp bạn đề ra chiến lược tốt hơn. Bạn chỉ cần dán domain muốn nghiên cứu vào và bắt đầu đọc thông số.

Giao diện làm việc của SEMrush

Hình 6: Giao diện làm việc của SEMrush

Những thông số bạn có thể thu về từ SEMrush gồm:

– Phân loại các tên miền: Bạn sẽ có thể hiểu được mức độ liên quan với ngành nghề của bạn.

– Anchor text thông dụng: Khi bạn nắm được đâu là anchor text được dùng nhiều nhất, bạn sẽ có thể đưa ra chiến lược xây dựng liên kết tự nhiên phù hợp cũng như tránh được các link xấu.

– Đánh giá tên miền qua điểm số: Thông qua SEMrush Authority Score, bạn sẽ biết được điểm số vận hành của cả doanh nghiệp bạn cũng như đối thủ cạnh tranh.

– Tên miền liên quan: Những tên miền có thứ hạng cao được kiến nghị là có mối liên hệ chặt chẽ với bạn. Bạn có thể sử dụng điều này như một tiêu chuẩn đo độ cạnh tranh giúp bạn có kế hoạch đi link đúng đắn.

– Thuộc tính liên kết: Trước hết, bạn cần nắm vững sự khác biệt giữa follow, nofollow, sponsored và UGC link. Điều này sẽ giúp bạn có chiến lược phù hợp để tăng thứ hạng so với những doanh nghiệp khác.

– Backlink: Tìm hiểu backlink của đối thủ cạnh tranh để tìm kiếm liên kết về domain của riêng bạn. Điều này cũng giúp bạn biết được ai đang trỏ liên kết về web.

– Phân bổ TLD: Mục này giúp bạn biết liệu liên kết của bạn có phải chỉ được xây dựng từ quốc gia mà bạn vận hành? Liệu có cách nào để giới thiệu doanh nghiệp bạn ra toàn cầu hay không?

– Liên kết tương tự: Mục này sẽ giúp bạn biết được những website nào có tình trạng liên kết tương tự bạn.

– Top pages: Trang có lượng liên kết đổ về cao nhất. Từ đây, bạn có thể lên chiến lược để đi các link nội bộ (internal linking).

Làm thế nào để có nhiều backlink đổ về web của bạn?

Có rất nhiều cách để thu được backlink về website. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng bạn nên thu backlink một cách tự nhiên thay vì mua bán chúng. Dưới đây là một số cách thông dụng:

1. Yêu cầu nhà cung cấp gắn thẻ

Nếu bạn nhập hàng từ một nhà cung ứng nào đó, hãy đề nghị họ gắn link website của bạn vào các mục “Danh sách cửa hàng”. Ví dụ như hình sau:

Hình 7: Doanh nghiệp được gắn tên và link trên web của nhà cung ứng

Hình 7: Doanh nghiệp được gắn tên và link trên web của nhà cung ứng

Thông thường, bạn sẽ không được các nhà cung cấp gắn link trên website của họ. Vì vậy, hãy chủ động tìm đến các danh mục cửa hàng, đề nghị họ gắn thông tin doanh nghiệp của bạn.

2. Sử dụng HARO để trả lời đề nghị của nhà báo

HARO (Help A Reporter Out) là nền tảng mà các nhà báo sử dụng để tìm kiếm nguồn tài liệu cho các bài viết sắp đến. Bạn hãy đăng ký tài khoản để nhận các email yêu cầu có liên quan đến bạn hoặc khách hàng của bạn.

Hình 8: Ví dụ về email yêu cầu

Hình 8: Ví dụ về email yêu cầu

Nếu bạn tìm thấy yêu cầu nào đó phù hợp với bạn thì hãy trả lời lại. Nếu bài của bạn được sử dụng thì bạn sẽ có thể nhận được link trỏ về. Tuy nhiên, không phải tất cả bài gởi đi đều được nhận. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng những gì bạn đang viết là đúng với chuyên môn của bạn và có thể tạo được giá trị.

3. Viết Guest Post cho các ấn phẩm

Việc viết blog khách hàng là một kỹ thuật tốt để thu thập các link cũng như chia sẻ kinh nghiệm, hiểu biết của bạn cho các chủ đề có liên quan. Thông thường, các bài viết này trên Google sẽ được tìm kiếm theo cú pháp: : accounting intitle:”write for us”.

Hình 9: Cấu trúc tìm kiếm các bài blog khách hàng

Hình 9: Cấu trúc tìm kiếm các bài blog khách hàng

Hình 9: Cấu trúc tìm kiếm các bài blog khách hàng

Hình 10: Kết quả tìm kiếm trả về với nhiều website tìm kiếm sự đóng góp

Hình 10: Kết quả tìm kiếm trả về với nhiều website tìm kiếm sự đóng góp

4. Sử dụng Niche-specific Directories

Nhiều doanh nghiệp cũng như các ngách kinh doanh có phần thư mục để giới thiệu về hoạt động công ty. Bạn sẽ tìm thấy nhiều biến thể ở các tỉnh thành khác nhau. Bạn có thể sử dụng Google với cú pháp: accounting intitle:”directory” để tìm kiếm các bài dạng này.

Hình 11: Kết quả tìm kiếm trả về

Hình 11: Kết quả tìm kiếm trả về

5. Gắn link vào các từ nhắc về thương hiệu

Nếu bạn biết được rằng thương hiệu của bạn thường xuyên được nhắc đến trong một ấn phẩm, bài viết nào đó nhưng không được gắn link thì hãy liên hệ với tác giả và yêu cầu được thêm vào. Để biết được ai đang nhắc đến thương hiệu của bạn, hãy dùng công cụ Brand Monitoring Tool.

Hình 12: Bộ lọc tìm kiếm

Hình 12: Bộ lọc tìm kiếm

Hình 13: Bạn có thể biết được liệu thương hiệu bạn đã được gắn link hay chưa

Hình 13: Bạn có thể biết được liệu thương hiệu bạn đã được gắn link hay chưa

Sau đó, bạn có thể gửi những đề cập về thương hiệu này vào công cụ link building tool để dễ dàng quản lý. Đồng thời, khi bạn liên kết công cụ với email thì bạn có thể gửi email yêu cầu đến tác giả ngay lập tức cũng như tiện việc theo dõi sau đó.

Hình 14: Bạn có thể biết được những trang web nào chưa gắn link

Hình 14: Bạn có thể biết được những trang web nào chưa gắn link

6. Trở thành nguồn tài liệu tham khảo

Nếu bạn có sản phẩm tốt, content hay thì bạn nên tìm cách xây dựng link bằng cách biến link của mình trở thành một nguồn trích dẫn. Ví dụ: nhiều trường đại học có mục “ cơ hội nghề nghiệp” như hình:

Hình 15: Nhiều phần được gắn link để sinh viên tham khảo thêm

Hình 15: Nhiều phần được gắn link để sinh viên tham khảo thêm

Nếu bạn tự tin rằng nội dung của bạn phù hợp với chủ đề trên thì hãy liên lạc với trường, giải thích để họ hiểu lý do bạn nên được thêm vào. Bạn có thể làm tương tự như vậy với các ngành nghề khác.

7. Xuất bản các nghiên cứu và gửi cho báo chí

Những nghiên cứu độc đáo sẽ là cách tốt để báo chí đưa tin cho doanh nghiệp của bạn. Tuy nhiên, việc PR này sẽ tốn nhiều thời gian và dữ liệu. Các nhà báo thường thích chia sẻ các nghiên cứu mang tính học thuật. Và đây cũng sẽ là cách tuyệt vời để bạn có thể có các link chất lượng.

8. Phân tích Backlink của đối thủ cạnh tranh

Bạn có thể sử dụng công cụ SEMrush’s backlink gap để tìm kiếm các backlink chưa được khai thác nhằm giúp bạn đưa ra chiến lược phù hợp. Bạn chỉ cần dán tên miền của bạn và của đối thủ để bắt đầu:

Hình 16: Dán tên miền của bạn và của đối thủ để nghiên cứu

Hình 16: Dán tên miền của bạn và của đối thủ để nghiên cứu

Bạn sẽ có thể tìm hiểu được chiến lược xây dựng liên kết của đối thủ để từ đó biết được rằng những trang web nào họ đã gắn link và trang web trong khi bạn chưa thực hiện.

Hình 17: Nghiên cứu cách đi backlink của đối thủ

Hình 17: Nghiên cứu cách đi backlink của đối thủ

Những sai lầm phổ biến khi thực hiện chiến lược backlink

Dưới đây là những sai lầm khi đi backlink phổ biến bạn cần nắm:

1. Càng nhiều link đổ về, thứ hạng web càng tăng

Xây dựng link không phải là cuộc đua về số lượng mà nó là mối liên hệ giữa chất lượng link và thứ hạng website. Không phải chất lượng của các link là như nhau. Nếu bạn sở hữu link từ các trang đáng tin cậy thì nó sẽ mang lại giá trị lớn và ngược lại.

2. Bỏ qua Nofollowed Links

Trước đây, Nofollowed Links thật sự không hề có ảnh hưởng vào kết quả SEO. Tuy nhiên, mọi chuyện đã thay đổi. Hiện nay, nhiều SEO-er cho rằng Google dựa vào những dấu hiệu nào đó để quyết định chọn một link dù nó đã được gắn nofollow với tất cả các liên kết bên ngoài. Bên cạnh đó, các link này cũng sẽ mang đến lượng traffic cũng như độ tin cậy cho web của bạn.

Vì vậy, đừng xem nhẹ các link nofollow bởi chỉ cần chúng có liên quan và được gắn từ những nguồn chất lượng thì bạn sẽ vẫn hưởng lợi từ đó.

3. Mua link

Bạn không nên mua link vì đây là điều vi phạm chính sách của Google. Nó có thể khiến thứ hạng của bạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nếu nội dung của bạn được tài trợ vì lý do nào đó ngoài việc để lấy link thì đừng quên gán thuộc tính rel=”sponsored”.

4. Phụ thuộc vào điểm số link

Nhiều người quan niệm sai lầm rằng chỉ cần nhìn vào điểm số link trong một công cụ nào đó là biết được chất lượng link. Theo như tuyên bố của John Mueller thì Google không sử dụng điểm số này để xếp thứ hạng. Các điểm số này chỉ là để tham khảo mà thôi.

Nếu bạn nhìn thấy một link có điểm số thấp thì đừng vội bỏ qua bởi một khi nó đến từ những nguồn chất lượng có liên quan thì vẫn có thể mang đến lượng traffic giá trị.

5. Bị phạt nếu có quá nhiều link

Quan niệm sở hữu nhiều liên kết trong một thời gian ngắn sẽ bị phạt đã quá lỗi thời. Chỉ cần đảm bảo rằng bạn đi link tự nhiên, chất lượng thì đừng băn khoăn về việc số lượng quá nhiều có ảnh hưởng đến web hay không.

Lời kết

Backlink là một yếu tố quan trọng mà bạn không nên bỏ qua nếu muốn tăng thứ hạng trên Google. Chỉ cần bạn xây dựng các link chất lượng, bạn sẽ nhận lại thứ hạng xứng đáng. Đừng quên để tâm đến cách đối thủ đang làm cũng như các cơ hội mà bạn cần nhanh chóng nắm bắt.