6 lỗi cấu trúc website phổ biến và giải pháp khắc phục

6 lỗi cấu trúc website phổ biến và giải pháp khắc phục

Việc setup một cấu trúc website đúng chuẩn luôn là một thách thức. Bạn sẽ dễ mắc lỗi hay bỏ qua một điều gì đó khi có nhiều trang mới được thêm vào website của mình. Bài viết này sẽ chia sẻ đến bạn 6 lỗi phổ biến và giải pháp riêng cho chúng!

Ẩn cornerstone (content nền tảng)

Các bài viết quan trọng nhất của website chính là cornerstone và bạn không nên ẩn chúng. Các bài cornerstone là những bài viết hay nhất; phản ánh rõ ràng nhất sứ mệnh và chủ đề của website. Nhưng đôi khi có một số người quên mất đi việc link đến những bài viết này.

Nếu một bài viết không nhận được link nào hoặc chỉ có một vài link nội bộ, Google sẽ gặp khó khăn hơn trong việc tìm kiếm và đánh giá nó (vì Google dò theo các link). Do đó, Google sẽ coi những bài viết này ít quan trọng hơn và xếp hạng chúng theo đánh giá đó.

Giải pháp: hãy dẫn link đến các bài cornerstone.

Đảm bảo dẫn link đến các bài cornerstones nghĩa là hãy đề cập đến chúng trong các bài blog khác liên quan đến chủ đề này. Ngoài ra, hãy chắc chắn rằng các bài viết nền tảng này có thể dễ dàng tìm đọc. Việc điều hướng đến các bài cornerstone chỉ nên thực hiện thông qua một hoặc hai cú click chuột từ trang chủ.

Không sử dụng breadcrumbs

Mặc dù breadcrumbs (một tập hợp các đường link của website) quan trọng đối với trải nghiệm người dùng và SEO. Việc không sử dụng breadcrumbs  là một sai lầm khác của cấu trúc website. Bởi vì breadcrumbs cho thấy một trang đang ở đâu trong  cấu trúc website và giúp người dùng dễ dàng điều hướng. Ngoài ra breadcrumbs còn giúp Google xác định được cấu trúc website.

Giải pháp: thêm breadcrumbs cho website

Có một số cách bạn để có thể thêm breadcrumbs vào website của mình. Nếu bạn dùng WordPress, bạn có thể sử dụng một số plugin breadcrumb để thêm đường dẫn vào website của bạn.

Danh mục quá lớn

Theo nguyên tắc chung, các danh mục phải có kích thước tương đối ngang nhau. Nhưng mọi người thường có xu hướng viết về một chủ đề nào đó thường xuyên hơn các chủ đề khác. Họ có thể còn không nhận ra được điều này. Do đó, một danh mục có thể từ từ phát triển và trở nên rộng hơn nhiều so với các danh mục khác. Điều này làm mất cân bằng cấu trúc website. Thậm chí bạn sẽ gặp khó khăn hơn khi xếp hạng cho các bài trên blog khi chúng trực thuộc một danh mục lớn.

Giải pháp: tách các danh mục ra

Khi bạn nhận ra một trong các danh mục của mình lớn hơn nhiều so với những danh mục còn lại, hãy tách nó thành hai (hoặc ba) danh mục. Để giữ cho các danh mục không trở nên quá lớn, thỉnh thoảng bạn nên kiểm tra kích thước các danh mục của mình. Đặc biệt nếu bạn viết rất nhiều bài trên blog.

Sử dụng quá nhiều thẻ

Hãy chú ý đến các thẻ bạn tạo ra và đảm bảo gắn thẻ cho các bài viết đúng cách. Có một số người muốn làm cho các thẻ trở nên thật cụ thể, nhưng nếu mỗi bài nhận được một hoặc (nhiều) thẻ mới, có nghĩa là họ đang lạm dụng nó quá mức.

Thêm nhiều thẻ không có nghĩa là bạn đang thêm cấu trúc cho website bởi vì các bài không được nhóm lại hoặc được liên kết với nhau. Từ đây, hãy xem lại các thẻ bạn đã tạo và đảm bảo rằng nhiều bài đăng hiện tại (hoặc trong tương lai) của bạn sẽ liên quan đến các thẻ này.

Giải pháp: Tiết chế khi sử dụng thẻ.

Lỗi cấu trúc website này có thể dễ dàng sửa. Bạn phải đảm bảo rằng các thẻ sẽ được sử dụng nhiều hơn một hoặc hai lần và các thẻ đó sẽ nhóm các bài viết cùng chủ đề lại với nhau. Bạn cũng nên đảm bảo rằng khách truy cập có thể tìm thấy các thẻ dễ dàng, mà vị trí tốt nhất là ở cuối bài viết của bạn. Các thẻ rất hữu ích vì chúng giúp khách truy cập của bạn (tất nhiên là không chỉ cho mỗi Google) đọc thêm về nhiều bài viết cùng một chủ đề.

Không hình dung trước cấu trúc website

Một sai lầm khác mà mọi người hay mắc phải đó là quên đi việc hình dung ra trước cấu trúc website. Khách truy cập muốn tự mình dễ dàng tìm thấy những gì có trên website của bạn. Thế nên, trong menu tại trang chủ bắt buộc phải có tất cả các danh mục chính của blog. Nhưng đừng tạo quá nhiều danh mục, menu phải cung cấp một cái nhìn tổng quan rõ ràng và phản ánh cấu trúc của website. Nói một cách lý tưởng, menu giúp cho khách truy cập hiểu cách website của bạn được dựng cấu trúc.

Giải pháp: tối ưu hóa menu và nghĩ về trải nghiệm người dùng

Để tạo ra một cái nhìn tổng quan tốt và rõ ràng về website của bạn, hãy dành một chút thời gian để tối ưu hóa menu của mình. Mặc dù menu hoàn hảo phụ thuộc vào website của bạn, hãy ghi nhớ trong đầu những trang bạn chắc chắn muốn thêm vào menu của mình và đảm bảo không thêm quá nhiều trang khác. Ngoài ra, hãy nghĩ về những gì khách truy cập của bạn đang tìm kiếm và nghĩ về cách bạn có thể giúp họ điều hướng trong website của mình. Bằng cách nghĩ về trải nghiệm người dùng (UX), việc tạo cấu trúc website rõ ràng sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều.

Không liên kết đến các trang cấp thấp

Một menu gọn gàng và đơn giản rất tốt cho trải nghiệm người dùng nhưng những người dùng không thể kết nối trực tiếp đến tất cả các trang của bạn. Từ đây ra đời các loại bài phân cấp. Những loại bài này cho phép bạn đưa các cấp độ khác nhau vào các trang của mình, với trang mẹ (parent page) ở trên, tiếp theo là các trang con bên dưới và thậm chí có thể là các trang cháu bên dưới nữa. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải hiển thị cấu trúc này cho người dùng của bạn bằng cách link đến các trang con này. Điều mà rất nhiều người quên làm!

Giải pháp: hãy link đến các trang con và trang liên quan

Liên kết đến các trang con bên dưới từ trang mẹ để giúp người dùng điều hướng được website của bạn. Ngoài ra, hãy liên kết giữa các trang con của cùng một trang mẹ vì chúng có liên quan đến nhau. Điều này không chỉ cho người dùng thấy sự kết nối giữa các nội dung của bạn mà còn giúp các công cụ tìm kiếm hiểu những kết nối này và những vấn đề bạn đang nói đến. Vì vậy, hãy đảm bảo liên kết giữa các trang phân cấp này.

Kết luận

Cấu trúc website là một khía cạnh thiết yếu của bất kỳ chiến lược SEO nào. Cấu trúc website của bạn cho Google thấy những bài viết và trang nào là quan trọng nhất. Ngoài ra, việc bài viết nào sẽ có xếp hạng cao nhất trong các công cụ tìm kiếm cũng một phần nhờ cấu trúc website. Bên cạnh đó, nó cũng giúp người dùng của bạn dễ dàng điều hướng các trang khác nhau. Vì vậy, điều quan trọng là bạn phải xây dựng cấu trúc web đúng cách. Đặc biệt là khi bạn thêm nhiều content, bạn phải luôn kiểm tra và theo dõi cấu trúc website của bạn hay bất kỳ lỗi hoặc vấn đề nào có thể phát sinh.