Landing Page là gì? Nó hoạt động như thế nào?

Posted on
Landing Page là gì? Nó hoạt động như thế nào?

Landing page – hay còn gọi là trang đích là một phần cần thiết của các chiến dịch marketing online. Tuy nhiên, có phải mọi trang bạn truy cập trên internet đều là landing page không? Landing Page trong Google Analytics là gì? Và bạn nên tối ưu hóa landing page bằng cách nào để đạt thứ hạng cao và thu về nhiều lượt chuyển đổi? Tất cả những câu hỏi đó sẽ được trả lời trong bài viết sau đây.

Landing page là gì?

Trong lĩnh vực digital marketing, landing page – trang đích là một trang được thiết kế đặc biệt nhằm thúc đẩy khách truy cập thực hiện chuyển đổi. Mục đích có thể là đăng ký một sự kiện, đăng ký nhận bản tin hay quyên góp tiền cho tổ chức từ thiện. Nói cách khác, Landing page loại bỏ những phiền nhiễu, chỉ tập trung vào tăng cơ hội chuyển đổi.

Ví dụ

Cùng xem trang đích Red Nose Day của Comic Relief:

Trang đích Red Nose Day trên website của Comic Relief

 Hình 1: Trang đích Red Nose Day trên website của Comic Relief

Trong landing page này, tiêu đề đề cập đến mục đích xuất hiện của trang: Register your school for Red Nose day 2021. Lời kêu gọi hành động trên nút CTA cũng rất rõ ràng. Hơn nữa, hình ảnh của một cô bé vui vẻ thôi thúc người xem thực hiện hành động. Đây là landing page được đánh giá cao nhờ thiết kế gọn gàng và không có các yếu tố gây mất tập trung.

Kéo xuống cuối trang, bạn sẽ thấy một số yếu tố khác như nút kêu gọi quyên góp tiền hoặc link giải thích mục đích của việc quyên góp (tiền sử dụng làm gì, ai sẽ nhận được). Những nút phụ này có thể gây phân tâm, nhưng chỉ xuất hiện khi người đọc kéo xuống. Vì thế, trang vẫn đảm bảo tập trung vào mục tiêu chính là thu hút các trường học đăng ký tham gia sự kiện này khi người dùng vừa click vào landing page.

Landing page hoạt động như thế nào?

Ví dụ: Bạn nhận được một email thông báo về concert của nhóm nhạc bạn yêu thích. Bạn click vào link trong mail để đặt vé và được chuyển hướng đến trang chủ của địa điểm tổ chức event. Sau đó, bạn bắt đầu tìm kiếm thông tin về concert nhưng lại bị “bội thực” bởi hàng loạt nội dung trang chủ như: Buổi concert này được tổ chức khi nào?  Banner của trang chủ có giới thiệu về một buổi concert khác nữa….

Sự xuất hiện của landing page trong các chiến dịch marketing nhằm cố gắng loại bỏ tất cả những thứ gây xao nhãng, tập trung sự chú ý của người dùng vào 1 mục đích, sự kiện. Quay lại ví dụ trên, nếu ban đầu người dùng được đưa đến một trang chia sẻ về 1 sự kiện âm nhạc duy nhất với tất cả thông tin chi tiết cần thiết (địa điểm, thời gian, giá vé…) và CTA rõ ràng sẽ thành công thu hút chuyển đổi ở những ai quan tâm đến concert.

Khi người dùng nhấn vào link chiến dịch trong bản tin hoặc thông qua bài post trên mạng xã hội, chứng tỏ bạn đã thu hút sự quan tâm của họ. Khi người dùng đã đọc nội dung chia sẻ đầu tiên của bạn, họ có thể đã có ý thức về sự kiện. Điều này cho thấy là cơ hội chuyển đổi cao hơn (ví dụ như đăng ký, mua vé hoặc mua thứ gì đó). Vì vậy, việc tập trung vào hành động của người dùng là hoàn toàn hợp lý. Bên cạnh đó, bạn cần đảm bảo giúp cho hành động này được thực hiện dễ dàng nhất có thể!

Làm thế nào để tối ưu hóa Landing Page?

Khi tạo một landing page cho mục đích marketing, hãy xác định xem bạn muốn mọi người làm gì trên đó. Như trong ví dụ trên, mục tiêu cốt lõi là bán vé cho buổi concert. Từ mục tiêu này, bạn sẽ bắt đầu tối ưu hóa trang cho nhóm mục tiêu và thêm tất cả các yếu tố cần thiết nên có vào cho trang.

Các yếu tố cần thiết: Thông báo và thuyết phục

Bạn nên đảm bảo trang đích vừa cung cấp cho người dùng những gì người xem cần vừa phải thuyết phục họ tham gia. Trước hết, bạn phải hiểu đối tượng khách hàng của mình.

Trên những landing page tốt thường có:

  • Tiêu đề truyền tải thông điệp cho biết người dùng sẽ làm gì trên trang này.
  • Một lời kêu gọi hành động (CTA) hoặc một form ngắn gọn có thể điền vào ngay lập tức.
  • Một số chi tiết cần thiết mà người dùng muốn biết trước khi click vào CTA (ví dụ: thời gian và địa điểm của một event).
  • Visual: hình ảnh hấp dẫn hoặc video ngắn lôi cuốn.
  • Review. Ví dụ: một lời nhận xét tích cực của một người dùng hoặc người tham gia.
  • Các tùy chọn thanh toán khi mua hoặc quyên góp.

Lưu ý: Landing page phải ngắn gọn và đơn giản. Để tăng thêm sự tập trung, bạn có thể loại bỏ menu – vốn thường hướng người dùng rời khỏi landing page. Ngoài ra, hạn chế dùng link đến những trang khác của website. Nếu bạn cần thêm link đến các trang khác, hãy sắp xếp chúng ở phần dưới của landing page.

Thử nghiệm

Kiểm tra và thử nghiệm lại là yếu tố quan trọng trong quá trình tối ưu landing page. Khi tạo landing page, bạn sẽ đặt ra một số giả định về những gì khách hàng của bạn cần hoặc muốn. Thử nghiệm sẽ giúp bạn đánh giá đâu là landing page phù hợp với chiến dịch.

Landing Page trong Google Analytics

Landing page của một chiến dịch marketing khác các landing page trong Google Analytics. Landing Page trong Google Analytics chỉ là danh sách các trang trong website nhận được nhiều lưu lượng truy cập nhất từ ​​các nguồn bên ngoài.

Những landing page này thường là một bài giải thích giúp mọi người hiểu thêm về một chủ đề bất kỳ, mang tính thông tin và không nhằm mục đích thuyết phục mọi người đăng ký một cái gì đó. Mọi người truy cập trang đích khi họ muốn tìm hiểu điều gì đó hoặc cần trợ giúp. Việc “khủng bố” khách truy cập bằng một loạt các nút CTA trên trang này có thể sẽ khiến giảm traffic đáng kể.

Bạn sẽ tìm thấy Landing Pages trong Google Analytics trong tab Hành vi - Behavior

 Hình 2: Bạn sẽ tìm thấy Landing Pages trong Google Analytics trong tab Hành vi – Behavior

Tuy nhiên, một landing page sử dụng cho chiến dịch marketing vẫn có thể nằm trong danh sách landing page của Google Analytics.

Mối quan hệ giữa landing page và SEO

Việc mong muốn landing page của chiến dịch marketing được xếp hạng cao trên Google tương đối khó thực hiện. Bởi, thông thường landing page được thiết kế đặc biệt cho một chiến dịch nhằm thu hút đối tượng khách hàng đang thực sự tìm kiếm sự kiện, cuộc thi hoặc chiến dịch của bạn. Mục đích cuối cùng là thôi thúc họ thực hiện hành động chuyển đổi như doanh nghiệp mong muốn (đăng ký, mua hàng, đặt vé…). Ngoài ra, landing page chủ yếu tập trung vào chuyển đổi và không có nhiều văn bản thì tất nhiên sẽ khó xếp hạng hơn. 

Trang sản phẩm với Trang đích

Giữa trang sản phẩm và trang đích có nhiều điểm chung. Chẳng hạn cả hai trang phải tập trung vào chuyển đổi, với tiêu đề, CTA, social proof và hình ảnh/ video bắt mắt.

Trang đích của một chiến dịch thường có tính chất tạm thời. Còn trang sản phẩm cho phép hiển thị các thông tin chi tiết và thậm chí còn hiển thị thêm các sản phẩm liên quan, khiến độ tập trung của nó kém hơn so với trang đích của chiến dịch marketing. Thêm nữa, trang sản phẩm (hoặc trang danh mục) sẽ dễ được xếp hạng hơn landing page.

Local landing page (Trang đích địa phương)

Mục đích của local landing page hoàn toàn khác với mục đích của các trang đích cho chiến dịch marketing. Nếu doanh nghiệp của bạn có nhiều chi nhánh, bạn nên xây dựng mọi địa điểm mỗi trang đích và tối ưu hóa landing page phù hợp với các đối tượng khách hàng tại địa phương đó.

Kết luận

Trong digital marketing, landing page là một trang được thiết kế để kích thích một hành động cụ thể của người dùng. Vì vậy nội dung, hình thức trình bày của trang cần tập trung thuyết phục khách truy cập đăng ký, tham gia hoặc mua thứ gì đó. Dù vào mục tiêu của trang là gì, thay vì chạy theo xếp hạng của công cụ tìm kiếm bạn vẫn nên tối ưu hóa landing page của chiến dịch marketing cho mục đích chuyển đổi.