Google Ads cho thương mại điện tử là gì?

Posted on
Google Ads cho thương mại điện tử là gì?

Đối với nhiều doanh nghiệp thương mại điện tử, quảng cáo Google (Google Ads) là một trong những kênh tiếp thị chính của họ. Theo các nghiên cứu, quảng cáo Google chiếm tới 18% doanh thu từ thương mại điện tử. Chính vì thế, nếu muốn bắt đầu xây dựng quảng cáo trên Google hoặc muốn nâng cao hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo, bài viết này là dành cho bạn.

Nền tảng cần có

Google Ads không phải là công cụ phù hợp cho mọi hình thức kinh doanh. Nó có thể mang lại một khối lượng doanh thu khổng lồ như đã đề cập. Tuy nhiên 18% chỉ là con số trung bình mà thôi. Dưới đây là một số nền tảng mà bạn nên tham khảo.

Ngân sách

Nhiều cửa hàng trực tuyến không có ngân sách dành cho thử nghiệm Google Ads, tuy nhiên không vì thế mà bỏ qua lợi ích có thể thu được từ hình thức quảng cáo này. Khi sử dụng quảng cáo trên Google Ads, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Khách hàng thường mất bao lâu để mua hàng?
  • Kiếm được bao nhiêu lợi nhuận từ việc hàng online?
  • Ngành của bạn cạnh tranh như thế nào?

Mức yêu cầu tối thiểu cho mỗi chiến dịch quảng cáo: $10/ngày/tháng

Mức tối thiểu lý tưởng cho mỗi chiến dịch quảng cáo: $1,000/tháng

Với những doanh nghiệp nhỏ hoặc kinh doanh cá nhân, 1.000 đô la là một khoản chi phí lớn. Tuy nhiên, bạn có thể chạy quảng cáo với chi phí thấp nhưng hiệu quả mang lại không cao. Với những chiến dịch chi phí thấp, hãy giữ tỉ lệ sản phẩm/từ khóa ở mức thấp.

Đừng cố gắng chạy một chiến dịch với 2000 sản phẩm với 5 USD/ngày/tháng. Dàn trải ngân sách của mình quá mỏng không phải là điều khôn ngoan. Thay vào đó, hãy tập trung ngân sách vào những sản phẩm chủ lực có khả năng mang lại doanh thu cao.

Điều kiện phải có của cửa hàng

Hai cửa hàng có cùng ngân sách và bắt đầu các chiến dịch Google Ads giống nhau có thể nhận được kết quả rất khác nhau. Người ta có thể chạy các chiến dịch mắc những lỗi cơ bản nhưng vẫn thu được lợi nhuận. Trái lại, có những doanh nghiệp hay cá nhân chạy các chiến dịch Google Ads hoàn hảo, nhưng họ vẫn mất nhiều tiền với mỗi lần nhấp chuột.  

Nếu chiến dịch của bạn rơi vào tình trạng trên, hãy kiểu tra 3 yếu tố sau:

  1. Kiến thức sản phẩm
  2. Phân tích các số liệu quan trọng (chèn link Kiểm tra Google Ads: Khám phá Kryptonite của bạn)
  3. Hạ tầng hệ thống: chụp email, bỏ giỏ hàng, chào mừng, lặp lại chương trình, v.v.

3 yếu tố trên vô cùng quan trọng, quyết định sự thành công hay thất bại của chiến dịch quảng cáo.

Chiến lược Google Ads

Google Ads là một nền tảng cho phép quảng cáo ở những nơi khác nhau, sử dụng các loại chiến dịch khác nhau và các định dạng quảng cáo khác nhau.

Vì vậy, điều đầu tiên phải làm là tìm ra loại hình quảng cáo nào phù hợp với doanh nghiệp tại thời điểm này và cái nào là hữu ích cho doanh nghiệp trong tương.

Lựa chọn chiến dịch quảng cáo phù hợp

Với Google Ads, bạn có thể phải chạy đua với nhiều cửa hàng đối thủ có kinh nghiệm lâu năm khi tập trung vào các từ khóa có độ cạnh tranh cao.

Vì vậy, bạn nên chạy các loại chiến dịch khác nhau trong Google Ads thứ tự dưới đây:

  1. Quảng cáo mua sắm (Shopping Ads)
  2. Quảng cáo tiếp thị lại (Remarketing Ads)
  3. Quảng cáo tìm kiếm (Search Ads)
  4. Quảng cáo trên YouTube (YouTube Ads)
  5. Quảng cáo hiển thị (Display Ads)

Thứ tự của các chiến dịch giúp bạn thành công trong việc thu hút khách hàng và tăng doanh số ở mức độ từ dễ đến khó.

Giảm thiểu sai lầm

Nếu bạn chạy các chiến dịch theo thứ tự trên sẽ ít mắc phải những lỗi cơ bản.

Giả sử bạn bắt đầu với “quảng cáo kết quả tìm kiếm”. Loại quảng cáo này có tuổi đời hơn 20 năm và là biện pháp dễ dàng và thu hút lưu lượng truy cập. Tuy nhiên, sai lầm thường gặp phải khi chạy quảng cáo kết quả tìm kiếm là cấu trúc nhóm quảng cáo và loại đối sánh.

Mỗi loại chiến dịch đều có những phần phức tạp, và thường chia thành 3 cấp độ:

  • Cơ bản: dành cho người mới bắt đầu
  • Trung cấp: bạn đã có một số kinh nghiệm nhưng muốn đảm bảo rằng mình đang làm đúng
  • Chuyên gia: biết cách đạt được kết quả tốt (và muốn hiệu quả hơn nữa)

Thay vì cố gắng để mọi thứ hoàn hảo ngay lập tức, hãy tập trung vào làm cẩn thận tất cả mọi thứ như ngay từ khi bắt đầu.

Một khi nắm được những điều này, hãy bắt đầu nâng cấp mức độ khó của chiến dịch lên. Với mỗi cấp độ tăng dần, kết quả thu lại sẽ hiệu quả hơn khi các chiến dịch quảng cáo thông minh, tinh tế và chi tiết hơn. Điều này cũng tránh bị treo vào những chi tiết không thực sự liên quan vào thời điểm này.

Kiến thức cơ bản về công cụ Google Ads

Mặc dù Google Mua sắm yêu cầu một số thiết lập bổ sung, nhưng hầu hết các loại chiến dịch quảng cáo trên Google đều có điểm chung. Việc đầu tiên trước khi bắt tay vào chiến dịch là tạo một tài khoản Google Ads. Trong trường hợp bạn chạy quảng cáo cho khách hàng, hãy nên xem xét tài khoản Google Ads MCC cho phép bạn quản lý đồng thời nhiều tài khoản con.

Giao diện Google Ads 

Giao diện Google Ads sẽ giúp bạn kiểm soát mọi thứ kể cả từ chiến dịch Google Mua sắm đến Quảng cáo trên YouTube.

Google Ads liên tục đưa ra các cập nhật, vì vậy, bạn nên thường xuyên theo dõi để giúp tối ưu hiệu quả chiến dịch quảng cáo.

Hai cột đầu tiên có mục đích về điều hướng với các tab về Chiến dịch / Nhóm quảng cáo / Nhóm sản phẩm / Từ khóa

Phần Biểu đồ mang đến cái nhìn tổng quan nhanh về những gì đang diễn ra trong tài khoản. Hãy đảm bảo chọn chính xác các chỉ số quan trọng nhất đối với một chiến dịch. Dữ liệu số lượng nhấp chuột là phần quan trọng nhất của báo cáo, đây là nơi bạn sẽ thấy chiến dịch hoạt động tốt hay không.

Google Ads Editor là một công cụ miễn phí của Google, cho phép bạn tạo và chỉnh sửa chiến dịch nhanh chóng hơn.

Hình 2: Google Ads Editor

Lợi ích đáng kể của Google Ads Editor:

  • Thực hiện thay đổi hàng loạt
  • Sao chép/ dán các mục (tiết kiệm rất nhiều thời gian khi thiết lập các chiến dịch mới)
  • Chỉnh sửa cài đặt mà không cần phải thông qua trình hướng dẫn
  • Làm việc “ngoại tuyến”: giúp chuẩn bị một loạt các thay đổi hoặc chỉnh sửa

Google Analytics (Cơ bản)

Công cụ thứ hai bạn cần là Google Analytics cho phép bạn theo dõi và đánh giá hiệu quả các chiến dịch quảng cáo. Tuy nhiên, bạn cần thực hiện một vài chỉnh sửa để tận dụng tối đa các tính năng thương mại điện tử của nó :

  1. Theo dõi thương mại điện tử
  2. Liên kết Google Ads và Google Analytics với nhau (giờ đây bạn có thể nhập các giao dịch vào Google Ads)
  3. Thương mại điện tử nâng cao để có cái nhìn rõ hơn về hiệu suất bỏ giỏ hàng và thanh toán

Ngoài ra, hãy bật tính năng mặc định tự động gắn thẻ. Trong trường hợp bạn đã thành thạo công cụ Google Analytics bạn có thể không cần sử dụng tính năng này. Còn nếu là người mới sử dụng, hãy dùng tính năng tự động gắn thẻ nhằm đảm bảo nhận được báo cáo chi tiết hơn.

Tổng kết

Chúng ta vừa mới tìm hiểu về các tùy chỉnh trên giao diện của Google Ads. Bên cạnh đó là các bước chuẩn bị và các công cụ cần thiết. Tùy theo các chiến dịch quảng cáo khác nhau, chúng ta sẽ có 5 hình thức chạy quảng cáo để lựa chọn. Các bạn hãy tìm hiểu hướng dẫn chi tiết các hình thức chạy quảng cáo theo các đường dẫn dưới đây.

  • Quảng cáo mua sắm và remarketing 
  • Quảng cáo tìm kiếm 
  • Quảng cáo trên YouTube 
  • Quảng cáo hiển thị