Chi phí cho quảng cáo trên YouTube là bao nhiêu?

Posted on
Chi phí cho quảng cáo trên YouTube là bao nhiêu?

YouTube đã và đang trở thành một phần không thể thiếu trong quá trình mua sắm hàng hóa của nhiều người tiêu dùng hiện đại. Có đến 68% người dùng YouTube đều chọn tham khảo các thông tin hàng hóa trên kênh trước khi đưa ra quyết định mua hàng.

Đó cũng là lý do mà ngày nay hàng loạt các thương hiệu và doanh nghiệp bắt đầu xây dựng các kênh YouTube riêng để quảng cáo sản phẩm và dịch vụ của họ. Quảng cáo trên nền tảng YouTube mang lại một lượng lớn traffic cho website doanh nghiệp và đó cũng là cách để họ thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng thường xuyên theo dõi YouTube.

Hình 1: Quảng cáo trên Youtube đang là sự lựa chọn hàng đầu cho mục tiêu branding của doanh nghiệp

Hình 1: Quảng cáo trên Youtube đang là sự lựa chọn hàng đầu cho mục tiêu branding của doanh nghiệp

Làm thế nào để xác định chi phí quảng cáo Youtube Ads?

Chi phí quảng cáo YouTube Ads thường không cố định mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố tuy nhiên giá trung bình sẽ nằm trong khoảng 40 – 200đ/view, ngoài ra mục tiêu chiến dịch quảng cáo video và định dạng quảng cáo là hai yếu tố chi phối thêm đến giá view. Trong phần cuối bài viết này, MangoAds sẽ giúp bạn làm quen với các định dạng quảng cáo video và cách thức hiển thị của quảng cáo trên YouTube.

Hình 4: Các định dạng quảng cáo của YouTube Ads

Dù không có một mức định giá chính thức, cụ thể nào cho các quảng cáo hiển thị trên YouTube, nhưng bạn có thể tham khảo một số mức phí trung bình mà MangoAds sẽ liệt kê dưới đây theo các loại mục tiêu chiến dịch:

Mục tiêu chiến dịch Nền tảng hiển thị Định dạng quảng cáo Giá/
lượt view
Giá/
lượt click
Nâng cao nhận thức thương hiệu tiếp cận người dùng YouTube video, mạng xã hội hiển thị của Google (GDN) – Trong luồng (In-stream)
– Quảng cáo đệm (Bumper)
40đ-130đ 1600đ-3500đ
Cân nhắc về sản phẩm, dịch vụ YouTube video, Google Display network (GDN) – Trong luồng (In-stream)
– Video khám phá (Video discovery)
50đ-150đ 1600đ-3300đ
Mua sắm (Shopping) YouTube video Trong luồng (In-stream) 50đ-150đ 1600đ-3300đ
Truy cập website YouTube video Trong luồng (In-stream) 100đ-200đ 1500đ-3000đ
Chuyển đổi YouTube video Trong luồng (In-stream) Không
xác định
1700đ-4000đ
Bảng 1: Chi phí quảng cáo YouTube tương ứng với các mục tiêu chiến dịch

Để biết các chiến lược đặt giá thầu nâng cao hơn, hãy xem hướng dẫn của Google về các định dạng quảng cáo video .

  • Giá mỗi lần xem (CPV) trên YouTube có thể dao động từ 50 VNĐ đến 150 VNĐ. Và nó sẽ tăng lên từ 50.000 VNĐ đến 150.000 VNĐ cho mỗi 1.000 lượt xem và cần khoảng 10.000.000 VNĐ để đạt được 100.000 lượt xem.

Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý mức giá thực tế cho các quảng cáo hiển thị trên YouTube sẽ khác nhau giữa các doanh nghiệp, thậm chí giữa chiến dịch này với chiến dịch khác và nó cũng tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như ngành hàng, sản phẩm và nội dung video.

Kế tiếp, MangoAds sẽ đi sâu vào phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc định giá quảng cáo trên YouTube. Từ đó sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định phù hợp để tận dụng tối đa ngân sách quảng cáo của mình cho Youtube.

5 định dạng quảng cáo trên YouTube và phương thức đặt giá thầu tương ứng

1. Quảng cáo trong luồng có thể bỏ qua (Skippable In-Stream Ads)

Đây là những quảng cáo xuất hiện trước, trong hoặc sau các video khách hàng muốn xem trên Youtube. Sau năm giây, người xem có quyền chọn tùy chọn bỏ qua quảng cáo.

  • Định giá quảng cáo trên YouTube: CPV, CPM, CPA.
Hình 6: Quảng cáo trong luồng có thể bỏ qua

Hình 6: Quảng cáo trong luồng có thể bỏ qua

2. Quảng cáo trong video không thể bỏ qua (Non-Skippable In-Stream Video Ads)

Các quảng cáo này cũng được phát trước, trong hoặc sau các video khác nhưng chúng chạy trong 15 giây và người xem không được phép bỏ qua chúng.

  • Định giá quảng cáo trên YouTube: CPM.
Hình 7: Quảng cáo trong luồng không thể bỏ qua

3. Quảng cáo khám phá video (Video Discovery Ads)

Hình ảnh thu nhỏ của video (thumbnail) với văn bản xuất hiện bên cạnh video có liên quan, trang kết quả tìm kiếm YouTube hoặc trang chủ YouTube dành cho mobile.

  • Định giá quảng cáo trên YouTube: CPV.

Hình 8: Quảng cáo khám phá

Hình 9: Dạng quảng cáo video in-feed

4. Quảng cáo đệm (Bumper Ads)

Loại quảng cáo này kéo dài sáu giây. Nó không thể bỏ qua và được hiển thị trước, trong hoặc sau một video khác.

  • Định giá quảng cáo trên YouTube: CPM.
Hình 10: Dạng quảng cáo đệm (bumper ads)

5. Quảng cáo ngoài luồng phát (Outstream Ads)

Quảng cáo ngoài luồng phát là những quảng cáo phát mà không có âm thanh và người dùng có thể chọn bật tiếng chúng.

  • Chỉ số chi phí quảng cáo trên YouTube: CPM.
Hình 11: Quảng cáo ngoài luồng phát

Năm yếu tố ảnh hướng đến chi phí quảng cáo Youtube cần xem xét

Trong bài viết này, MangoAds sẽ đi sâu vào phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc định giá quảng cáo trên YouTube. Từ đó sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định chính xác trong cách tận dụng tối đa ngân sách quảng cáo của mình cho Youtube.

1. Mục tiêu của bạn

Để giải quyết câu hỏi “Quảng cáo YouTube có giá bao nhiêu?” trước tiên bạn cần phải xác định “Mục tiêu kinh doanh cụ thể mà bạn muốn đạt được với chiến dịch này là gì?” Để trả lời câu hỏi này, bạn có thể chọn một trong số các tùy chọn được đưa ra bởi Google Ads gồm:

  • Thúc đẩy doanh số bán hàng.
  • Tạo khách hàng tiềm năng và chuyển đổi.
  • Tăn traffic đến website của bạn.
  • Mở rộng phạm vi tiếp cận và xây dựng nhận thức.

Ngoài ra bạn cũng có thể lựa chọn tùy chọn “Tạo chiến dịch mà không cần hướng dẫn về mục tiêu”, nhưng đây là cài đặt nâng cao và nó chỉ được phát huy tối đa hiệu quả khi được sử dụng bởi các chuyên gia quảng cáo.

Tại sao phải dành thời gian để làm xác định mục tiêu? Đơn giản vì mục tiêu mà bạn xác định trong những tùy chọn có sẵn được đưa ra bởi Google Ads sẽ có liên quan đến một trong hai biến chi phí quảng cáo hàng đầu trên YouTube là loại quảng cáo và chiến lược đặt giá bid.

2. Ngân sách của bạn

Ngân sách hàng ngày của bạn là 230.000 VNĐ cho chiến dịch video. Nhân số tiền này với số ngày bạn muốn chạy chiến dịch của mình. Các chuyên gia khuyên bạn nên dùng ít nhất hai tuần để tạo ra sức hút cũng như sự cân bằng chiến dịch của mình trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi nào.

Vì vậy, giả sử bạn là người mới bắt đầu và muốn chi tiêu ít nhất cho chiến dịch. Chi phí quảng cáo trên YouTube ở giai đoạn này sẽ là:

  • 230.000 x 14 ngày (2 tuần) = 3.220.000 VNĐ

Như vậy, tổng ngân sách chiến dịch của bạn là 3.220.000 VNĐ. Toàn bộ ngân sách này sẽ được trải đều trong suốt thời gian vận hành chiến dịch (2 tuần), gồm cả những biến động về số lượt xem và traffic về website.

Do đó, ngân sách quảng cáo YouTube có thể cao hơn hoặc thấp hơn ngân sách hằng ngày của bạn trong những ngày nhất định nhưng đến cuối cùng nó vẫn sẽ không vượt quá nhiều so với tổng ngân sách ban đầu 3.220.000 VNĐ.

3. Sử dụng các chiến lược nhắm mục tiêu

Việc nhắm mục tiêu chiến lược sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận đúng đối tượng khách hàng tiềm năng, do vậy không nên nhắm quá rộng hay quá hẹp.

Bạn có thể xem xét các tùy chọn nhắm mục tiêu theo nhân khẩu học trong hình ảnh bên dưới.

Sử dụng phương pháp nhắm mục tiêu để làm tăng số lần hiển thị quảng cáo của bạn

Hình 5: Sử dụng phương pháp nhắm mục tiêu để làm tăng số lần hiển thị quảng cáo của bạn

Dù bạn có thể chọn tick vào tất cả các mục có khả năng giúp cho số lần hiển thị quảng cáo của bạn cao hơn nhưng hãy lưu ý rằng với tập khách hàng rộng hơn, ngân sách của bạn có thể sẽ không được sử dụng hiệu quả và mang lại ít chuyển đổi.

4. Loại quảng cáo nào phù hợp

Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất cần xem xét nếu như bạn muốn xác định “Quảng cáo trên YouTube tốn bao nhiêu tiền?”. Thông thường dạng quảng cáo trong luồng (In-stream) sẽ có chi phí trên mỗi lượt xem cao hơn một chút so với dạng quảng cáo Pumber Ads. 

5. Loại đấu giá thầu nào sẽ sử dụng

Một trong những vấn đề cấp thiết của quảng cáo là làm thế nào để mỗi đồng mà bạn bỏ ra đều mang lại giá trị cho doanh nghiệp? Để trả lời câu hỏi này bạn cần phải hiểu cách đặt giá giá thầu quảng cáo YouTube trên nền tảng Google Ads.

Có một số cách để đặt giá thầu trên YouTube dễ dàng hơn. Và đây là những điều cơ bản mà bạn cần ghi nhớ:

  • Chi phí mỗi lần xem quảng cáo trên YouTube (CPV): Với giá mỗi lần xem trên YouTube, bạn sẽ trả tiền khi ai đó xem hoặc tương tác với quảng cáo của bạn. Một lượt xem được tính khi người dùng xem 30 giây hoặc toàn bộ thời lượng quảng cáo video của bạn (nếu quảng cáo đó ngắn hơn 30 giây) hoặc click vào nút kêu gọi hành động (CTA), thẻ và biểu ngữ đi kèm (Nguồn: Google, 2021 ).
  • Giá mỗi nghìn lần hiển thị (CPM): Bạn có thể đặt số tiền cao nhất bạn sẵn sàng trả để quảng cáo của mình xuất hiện 1.000 lần trên nền tảng.
  • Chi phí mỗi hành động (CPA): Điều này đề cập đến khoản thanh toán bạn phải chi trả khi người dùng click vào quảng cáo của bạn và thực hiện một hành động mong muốn, chẳng hạn như mua sản phẩm hoặc điền vào form. Giá trên mỗi lượt chuyển đổi (cost per action) thường khó xác định, phụ thuộc vào ngành hàng, loại chuyển đổi và các cài đặt tracking trên trang. Nếu tối ưu theo CPA, giá trên mỗi lượt xem quảng cáo có thể cao hơn nhưng sẽ không biến động quá nhiều.

Cách tận dụng tối đa ngân sách quảng cáo trên YouTube của bạn

Bạn cũng biết rằng giá YouTube cho quảng cáo có thể khác nhau. Nhưng làm thế nào để bạn biết khi nào cần tăng hoặc giảm giá thầu? Làm cách nào để tận dụng giá quảng cáo trên YouTube để cuối cùng bạn không lãng phí tiền quảng cáo? Để trả lời được những câu hỏi này bạn cần nắm vững các thủ thuật sau đây:

Nắm vững kiến ​​thức cơ bản

Việc thiết lập một chiến dịch quảng cáo đồng nghĩa với việc nó đòi hỏi bạn phải có một số kiến ​​thức về cách các yếu tố được liên kết, từ mục tiêu đến chiến lược đặt giá bid và ngân sách đến các tùy chọn nhắm mục tiêu.

Để làm tốt những việc đó bạn chắc chắn phải mất nhiều thời gian để xây dựng một chiến lược hoàn hảo cho từng mục tiêu kinh doanh của mình. Trong trường hợp bạn là người có thời gian và ngân sách hạn chế, thì lời khuyên của MangoAds là bạn nên thuê một agency marketing video thay vì mất tiền cho các chiến dịch thử nghiệm.

Tối ưu hóa chiến dịch của bạn

Nếu quảng cáo của bạn hoạt động kém, bạn có thể chọn các tùy chọn có khả năng giúp tối ưu hóa chi phí cho mỗi lần xem hoặc tỷ lệ xem trên YouTube.

Ví dụ: Để cải thiện tỷ lệ xem, bạn có thể điều chỉnh quảng cáo của mình như thay đổi tiêu đề (heading) hoặc mô tả trong quảng cáo. Các nút CTA mặc dù đơn giản nhưng cũng có tác động không nhỏ đến hành vi của người dùng.

Sử dụng video chất lượng

Nếu bạn muốn cách chạy ads Youtube của mình mang lại hiệu quả tương ứng số tiền quảng cáo mà bạn đã bỏ ra thì bạn nên cung cấp những video có nội dung thu hút người xem và khiến họ không thể rời mắt.

Thông thường các doanh nghiệp hoặc công ty quảng cáo sẽ lựa chọn các dịch vụ sản xuất video, hình ảnh của các đại lý quảng cáo video trên Youtube. Với sự trợ giúp của họ, bạn có thể tung ra các quảng cáo video chuyên nghiệp, hấp dẫn giúp cho chiến dịch marketing của bạn có được một khởi đầu hiệu quả.

Làm việc với Agency quảng cáo YouTube

Lựa chọn hợp tác với một agency uy tín chính là cách giúp bạn tiết kiệm chi phí quảng cáo YouTube cho doanh nghiệp của mình. Nếu bạn là một doanh nghiệp vừa hoặc nhỏ với ngân sách quảng cáo ít và thậm chí có một đội ngũ marketing còn non trẻ thì có lẽ bạn sẽ gặp khá nhiều khó khăn trong việc quảng cáo trên YouTube. Mặt khác việc hợp tác với một agency đồng nghĩa với việc bạn sẽ có một đội ngũ nhân viên marketing giàu kinh nghiệm giúp bạn giải quyết việc định giá quảng cáo và tạo video trên YouTube từ đó mang lại nhiều lợi nhuận hơn về lâu dài.

Nếu bạn đang tìm kiếm một đối tác đáng tin cậy vận hành chiến dịch quảng cáo trên YouTube, hãy liên hệ MangoAds qua số điện thoại 028 6680 5450 hoặc đăng ký tại form dưới bài viết này.

Chi tiêu thực tế khi quảng cáo trên YouTube

Biết được giá thầu quảng cáo nghĩa là bạn đã đi được 1/3 chặng đường khi triển khai chiến dịch quảng cáo trên YouTube. Tuy nhiên, khi dự trù ngân sách cho chiến dịch marketing, bạn cần lưu ý đến các loại chi phí khác không bao gồm trong phí thực chạy phải trả cho Google.

Có 2 loại phí mà nhà quảng cáo cần chi trả gồm thuế nhà thầu và phí thẻ:

  • Phí thẻ là loại chi phí mà bạn sẽ bị khấu trừ ngay khi nạp tiền vào tài khoản quảng cáo Google Ads. Thông thường phí thẻ visa giao động từ 3% đến 4% tùy thuộc vào quy định của ngân hàng phát hành thẻ.
  • Thuế nhà thầu (FCT) là loại thuế áp dụng đối với tổ chức nước ngoài không hoạt động theo luật pháp Việt Nam nhưng có thu nhập phát sinh từ việc cung ứng dịch vụ tại Việt Nam. Do vậy khoảng chi phí mà nhà quảng cáo chi trả cho Google sẽ phải chịu thuế nhà thầu khoảng 11% ngân sách.

Khi quảng cáo YouTube, marketer có hai lựa chọn là sử dụng thẻ cá nhân hoặc thẻ doanh nghiệp. Trong trường hợp sử dụng thẻ cá nhân, nhà quảng cáo sẽ không bị tính thuế nhà thầu nhưng hiển nhiên ngân sách quảng cáo đã chi trả cũng không được coi là một khoảng chi phí hợp lệ để khấu trừ vào thuế thu nhập doanh nghiệp.

Quảng cáo YouTube mang lại lợi ích như thế nào cho doanh nghiệp?

Việc tích hợp quảng cáo YouTube vào chiến lược marketing sẽ hỗ trợ rất hiệu quả cho mục tiêu branding sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp:

  • Kết nối doanh nghiệp với khách hàng tiềm năng: Với lợi thế sở hữu hơn 2 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng, YouTube là công cụ tìm kiếm lớn thứ 2 chỉ sau Google. Quảng cáo YouTube giúp doanh nghiệp tiếp cận một lượng lớn khách hàng tiềm năng phù hợp với các tiêu chí nhắm mục tiêu (độ tuổi, giới tính, sở thích, hành vi,…) theo một cách độc đáo và đáng nhớ.

Nhắm mục tiêu theo hành vi là một ưu điểm của YouTube Ads. Thay vì phân phối quảng cáo đến hàng loạt đối tượng không tiềm năng gây lãng phí ngân sách, YouTube cho phép nhà quảng cáo thu hẹp target dựa trên sở thích và hành vi của người dùng. Ví dụ, nếu một người đăng nhập tài khoản Google, tìm kiếm từ khóa “sữa tươi nguyên chất” trên Google và sau 1 khoảng thời gian, họ lại truy cập YouTube để xem video khác, họ có thể nhìn thấy những quảng cáo khuyến mãi sữa TH True Milk hoặc quảng cáo của những thương hiệu sữa khác.

Hình 2: Tìm kiếm từ khóa trên Google giúp Google xác định hành vi và sở thích của người dùng

Hình 2: Tìm kiếm từ khóa trên Google giúp Google xác định hành vi và sở thích của người dùng

  • Quảng cáo phát ngay trong video hoặc chạy bên cạnh video trên YouTube. Bạn có thể thể hiện sản phẩm, dịch vụ kinh doanh với hình thức trực quan, sinh động kèm thuyết minh giúp khách hàng dễ dàng ghi nhớ thương hiệu. Bên cạnh những video dàn dựng công phu về sản phẩm, doanh nghiệp có thể ghi hình chuyên gia đang giới thiệu, giải thích những lợi ích mà sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có thể mang lại.
  • Đánh giá mức độ thành công của chiến dịch marketing: Quảng cáo YouTube cung cấp đầy đủ các chỉ số giúp marketer dễ dàng đo lường hiệu quả chiến dịch thông qua các chỉ tiêu về số lượt xem, chi phí và ngân sách. Bạn có thể biết được video quảng cáo nào được khách hàng xem nhiều nhất và lâu nhất. Bên cạnh đó, ma trận “Audience” còn giúp nhà quảng cáo biết được mình có đang tiếp cận đối tượng phù hợp hay không. 

Chi phí của quảng cáo YouTube thường rẻ hơn so với quảng cáo tìm kiếm (quảng cáo trả cho mỗi lần click chuột (PPC) của Google).

Bạn đã sẵn sàng với việc quảng cáo trên nền tảng Youtube chưa?

Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến giá quảng cáo trên YouTube chỉ là bước đầu tiên trong việc triển khai quảng cáo trên YouTube cho doanh nghiệp. Trong thực tế, việc vận hành chiến dịch đòi hỏi nhiều kỹ thuật tối ưu, sự quan sát nhạy bén và thay đổi phù hợp với xu hướng. 

Vì thế chìa khóa để đi đến thành công là bạn phải tìm được một đối tác uy tín thay bạn vận hành chiến dịch và báo cáo kết quả định kỳ.

MangoAds là agency quảng cáo YouTube cung cấp các chiến lược quảng cáo video tùy chỉnh, theo hướng dữ liệu cho các công ty thuộc nhiều ngành và lĩnh vực khác nhau. Khác với một số công ty quảng cáo khác, MangoAds sẽ xem xét và hỗ trợ quản lý toàn bộ chiến lược digital marketing của bạn để đảm bảo tất cả các thành phần được hoạt động hiệu quả nhất. Bằng cách tích hợp các giải pháp bổ sung, như quản lý mạng xã hội, quảng cáo trên mạng xã hội (gồm cả quảng cáo trên YouTube), xây dựng thương hiệu, MangoAds còn giúp bạn phân bổ chi phí hợp lý trong từng mục tiêu kinh doanh đồng thời giúp tối ưu lợi nhuận đầu tư.

Liên hệ để được tư vấn về YouTube advertising