Cách thức hoạt động của công cụ tìm kiếm

Cách thức hoạt động của công cụ tìm kiếm

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách hoạt động của công cụ tìm kiếm và phương pháp tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, cách mọi người sử dụng chúng và các loại mục đích đi kèm. Sau đó, chúng ta xem xét đến những thủ thuật phía sau của Google. Qua bài viết, chắc chắn bạn sẽ hiểu hơn về các công cụ tìm kiếm và những yếu tố xếp hạng quan trọng. Cùng tìm hiểu nhé!

Cách công cụ tìm kiếm hoạt động

Công cụ tìm kiếm làm 3 nhiệm vụ chính bao gồm:

  1. Thu thập thông tin (crawling).
  2. Lập chỉ mục (Indexing).
  3. Lựa chọn các kết quả (results).

Cụ thể, quá trình diễn ra như sau:

Quá trình công cụ tìm kiếm hoạt động. (Nguồn Mangools)

 Hình 1: Quá trình công cụ tìm kiếm hoạt động. (Nguồn Mangools)

Thu thập thông tin

Thu thập thông tin (crawling) là quá trình công cụ tìm kiếm quét qua các website, để xem content, từ khóa, tiêu đề, hyperlinks, hình ảnh bằng hàng nghìn con bot nhỏ. Mọi dữ liệu tìm thấy trên website đều được thu thập bằng cách này.

Trình thu thập thông tin phát hiện tất cả các link trên một website trỏ đến các website khác, bằng cách liên tục phân tích cú pháp để tìm các link mới. Các con bot của Google thu thập dữ liệu thường xuyên để cập nhật dữ liệu.

Indexing

Sau khi website thu thập thông tin, dữ liệu sẽ được index. Và phải mất một thời gian để một website được index, thường là từ 1 đến 10 ngày. 

Thủ thuật: Bạn có thể kiểm tra những trang nào trên website đã được index bằng cách gõ: site:[Tên domain]

Hơn nữa, mỗi khi thông tin trên website được cập nhật, trình thu thập thông tin sẽ tiến hành thu thập lại. Tuy nhiên, chỉ khi nào các cập nhật trên website được index, chúng mới hiển thị trên công cụ tìm kiếm Google.

Chọn kết quả

Khi người dùng tìm kiếm trên internet, Google sẽ đào sâu vào index và đưa ra kết quả phù hợp. Đó là một quá trình kiểm tra từ khoá với hàng tỷ website, dựa trên các thuật toán khác nhau.

Google giữ bí mật các tính toán chính xác của thuật toán tìm kiếm. Tuy nhiên, vẫn có những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến xếp hạng website mà bạn cần quan tâm.

Các yếu tố xếp hạng

Hầu hết các yếu tố này đều được chứng minh, nhưng một số chỉ là suy đoán. Bạn không cần phải biết hay thuộc lòng tất cả các yếu tố xếp hạng, nhưng cần phải lưu ý 10 tiêu chí dưới đây:

10 yếu tố quyết định thành công cho SEO. (Nguồn Mangools)

 Hình 2: 10 yếu tố quyết định thành công cho SEO. (Nguồn:  Mangools)

Một trong những yếu tố quan trọng nhất là backlink profile (toàn bộ hệ thống link). Backlink profile gồm cả số lượng và chất lượng của các backlink dẫn đến một website. Google dựa vào đây để đánh giá độ uy tín của website.

Một số yếu tố xếp hạng quan trọng khác bao gồm:

  • Cách chèn các từ khóa và cụm từ có liên quan.
  • HTTPS.
  • Link liên quan.
  • Ngữ pháp và chính tả.
  • Độ uy tín của nội dung đề tài (topical authority).
  • Lượt chia sẻ trên social media.
  • Tuổi đời tên miền.
  • AMP.
  • Bố cục trang.

Các yếu tố xếp hạng có thể được chia thành các yếu tố SEO onpage (gồm cả Technical SEO) và các yếu tố xây dựng liên kết hoặc SEO offpage.

Cách mọi người sử dụng công cụ tìm kiếm

Trước hết, trọng điểm của SEO là phải thân thiện với cả người dùng lẫn công cụ tìm kiếm. Bạn dành thời gian và tiền bạc để tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, các yếu tố kỹ thuật của nó, nhưng nếu sự tương tác của người dùng kém, các thứ hạng website trên SERP có thể bị ảnh hưởng. Vì thế, yếu tố người dùng luôn là ưu tiên số một.

Hình ảnh thể hiện một trong những hành trình phổ biến của người dùng trong Google Search

 Hình 3: Hình ảnh thể hiện một trong những hành trình phổ biến của người dùng trong Google Search

Công cụ tìm kiếm không ngừng nâng cấp, và cải thiện nhưng mục đích tương tác, cách thức sử dụng công cụ tìm kiếm của người dùng vẫn không thay đổi, bao gồm:

  1. Tìm kiếm giải pháp, thông tin hoặc câu trả lời.
  2. Nhập nhu cầu dưới dạng từ khóa vào công cụ tìm kiếm.
  3. Xem qua các kết quả đầu tiên.
  4. Click vào một hoặc nhiều kết quả (website).
  5. Quét qua các website để tìm câu trả lời.
  6. Dành thời gian xem nhiều kết quả hơn trên trang kết quả đầu tiên hoặc thay đổi từ khoá tìm kiếm nếu không tìm thấy câu trả lời.

Thị phần các công cụ tìm kiếm

Trong biểu đồ bên dưới, bạn có thể thấy mọi người sử dụng công cụ tìm kiếm nào nhiều nhất. Dù trên PC hay mobile, thị phần của Google luôn chiếm trên 70%..

Thị phần các công cụ tìm kiếm trên máy tính để bàn/laptop và thiết bị di động

 Hình 4: Thị phần các công cụ tìm kiếm trên PC/laptop và mobile (Nguồn: Netmarketshare)

Các loại mục đích tìm kiếm

Có ba loại mục đích khi tìm kiếm:

  1. Điều hướng (Navigational).
  2. Tìm thông tin (Informational).
  3. Giao dịch (Transactional).

Tìm kiếm điều hướng

Thể hiện ý định tìm kiếm một thương hiệu hoặc một website cụ thể. Mọi người có xu hướng nhập “youtube” hoặc “google” vào công cụ tìm kiếm hơn là sử dụng lịch sử hoặc bookmark của trình duyệt.

Tìm kiếm thông tin

Chúng được gợi ý khi người dùng đang tìm kiếm thông tin. Họ không tìm kiếm một website cụ thể, chưa tìm kiếm câu trả lời hoặc hướng dẫn về cách làm điều gì đó. Ví dụ: “Cách nướng bánh pizza”.

Tìm kiếm để thực hiện giao dịch

Loại này thể hiện cho chủ ý muốn thực hiện một giao dịch. Nó thường đi kèm với tên sản phẩm (Nike Air Max) hoặc danh mục (giày thể thao). Ngoài ra, nó có thể được viết như là “mua … ở đâu” , “giá của …” hoặc theo cách tương tự.

Các truy vấn tìm kiếm thông tin có thể nhanh chóng chuyển đổi sang giao dịch, bằng cách mở một ứng dụng mới hoặc đưa ra một tùy chọn để mua sản phẩm.

Cập nhật SERP

Có mặt trên website đầu tiên của kết quả tìm kiếm tự nhiên là tốt, đạt được vị trí top 3 kết quả đầu tiên càng tốt hơn. Nhưng các vị trí này có thể bị thay đổi nếu bạn không tiếp tục tối ưu. Các website trên toàn thế giới được cập nhật hàng ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng,… và khi các website mới được index bởi công cụ tìm kiếm, trang kết quả tìm kiếm Google có thể trở nên khác đi.

Thuật toán của Google luôn thay đổi, các chỉnh sửa nhỏ có thể không gây ra ảnh hưởng gì, nhưng một bản cập nhật thuật toán lớn có thể được ví như một trận động đất. Tóm lại, ngay cả khi bạn là người chiến thắng hiện tại thì thứ hạng của bạn vẫn có khả năng sẽ bị thay thế bởi các đối thủ cạnh tranh vào một ngày nào đó và ngược lại.

Vị trí xếp hạng của bạn luôn có khả năng bị thay đổi

 Hình 5: Vị trí xếp hạng của bạn luôn có khả năng bị thay đổi

Trong biểu đồ bên dưới, bạn có thể thấy tầm quan trọng của thứ hạng cao nhất trong Google theo tỷ lệ click (CTR) tự nhiên của chúng vào tháng 5, 2019 (dựa trên dữ liệu của Advanced Web Ranking).

Tỉ lệ nhấp tự nhiên dựa trên thứ hạng (05/2019) từ Advanced Web Ranking

 Hình 6: Tỉ lệ click tự nhiên dựa trên thứ hạng (05/2019) từ Advanced Web Ranking

Các tính năng của SERP

Xếp hạng 1 trong kết quả tìm kiếm là quan trọng, nhưng bạn đã nghe qua “vị trí số không” chưa? Hãy cùng xem kết quả cho từ khóa “Cách nướng khoai tây”. Kết quả đầu tiên là một đoạn trích nổi bật của Google có tất cả các thông tin quan trọng nhất, vì vậy người dùng không cần phải xem các kết quả khác.

Ví dụ về Đoạn trích nổi bật (Featured Snippet) - 1 tính năng trong SERP

 Hình 7: Ví dụ về Đoạn trích nổi bật (Featured Snippet) – 1 tính năng trong SERP

Đoạn trích như trên ví dụ trên được gọi là Rich snippets. Rich snippets có sức hấp dẫn trực quan lớn hơn và chúng thường cung cấp đủ thông tin để người dùng không phải click vào các kết quả khác hoặc họ chỉ click vào các kết quả nổi bật.

Đây là một số tính năng phổ biến nhất mà bạn sẽ thấy trong SERP:

  • Đoạn trích nổi bật (Featured snippet).
  • Box câu trả lời (Answer box).
  • Quảng cáo carousel (hình ảnh, video, sản phẩm).
  • Khung chứa các hình ảnh.
  • Khung bản đồ.
  • Các tính năng được tài trợ (Google Ads, chuyến bay, mua sắm trên Google).
  • Sơ đồ tri thức (knowledge graph).
  • Bản tin hàng đầu.
  • Sự kiện.
  • Liên kết website.

Kết luận

Sau khi hiểu được cách thức công cụ tìm kiếm hoạt động, bạn có thể tối ưu thứ hạng từ khóa, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) cho website dễ dàng hơn. Đây là những điều quan trọng mà bạn cần biết trước khi thực hiện chiến dịch SEO của mình. Chúc bạn thành công!