Bật mí 8 điều hay khi sử dụng quảng cáo Facebook trong mảng thương mại điện tử

Bật mí 8 điều hay khi sử dụng quảng cáo Facebook trong mảng thương mại điện tử

Nếu bạn đang sở hữu một cửa hàng E-commerce và muốn tìm hiểu quy trình tối ưu chạy quảng cáo trên facebook hiệu quả nhất trong mảng Thương mại điện tử để tăng doanh thu thì bài viết này chính là dành cho bạn.

Đầu tiên, chúng ta hãy cùng xem cách mà những công ty khác phát triển những cửa hàng E-commerce của họ dựa vào Quảng cáo Facebook như thế nào nhé.

Và 3 từ tóm gọn các bí quyết để Quảng cáo Facebook hiệu quả trong mảng thương mại điện tử E-Commerce là: Sáng tạo. Dữ liệu. Phễu .

Bí quyết số 1: Sáng tạo

Câu chuyện ngắn dưới đây sẽ giúp bạn hiểu bí quyết này.

“Chúng tôi hiện đang làm việc với một cửa hàng Thương mại điện tử E-commerce bán bánh quy nướng trực tuyến.

Chủ sở hữu công ty là Ngọc Lan, cô ấy đã đến gặp chúng tôi vì không hài lòng với doanh số bán hàng hiện tại của cửa hàng thời điểm đó.

Chúng tôi đã làm việc cùng nhau và tạo ra vài mẫu quảng cáo Facebook cho cô ấy. Chúng tôi cho rằng mọi người sẽ mua ngay lập tức nếu được nhìn thấy hình ảnh bánh quy. Vậy nên một bài quảng cáo hấp dẫn được viết ra dùng hình ảnh những chiếc bánh quy với độ phân giải cao, khơi gợi sự thơm ngon béo ngậy.

Sau đó, chúng tôi tiến hành tạo ra các chiến dịch và bắt đầu có doanh thu.

Nhưng sau đó, chúng tôi đã gặp phải một vấn đề LỚN.

Doanh số thu được không đủ để mang lại lợi nhuận. Nói cách khác, chi phí để có được khách hàng cao hơn doanh thu mà chúng tôi nhận được.

Vì vậy, chúng tôi càng tạo ra nhiều quảng cáo hơn. Tuy nhiên, chiến dịch lần này chúng tôi đưa ra lại có sự thay đổi.

Và đó là video – yếu tố đã giúp cắt giảm một nửa chi phí của mỗi chuyển đổi.

Chúng tôi đã sử dụng một video quảng cáo mô tả quy trình Ngọc Lan nướng bánh quy.

Trong video, mọi người không chỉ xem các loại bánh hấp dẫn mà còn có thể tìm hiểu các thành phần và quy trình sản xuất, từ đó xây dựng lòng tin và thu hút nhiều người mua hơn.

Chúng tôi nhận ra rằng chi phí cho quảng cáo bằng hình ảnh là 648.000đ mỗi lượt mua, trong khi quảng cáo bằng video cắt giảm chi phí đó xuống chỉ còn một nửa – khoảng 360.000đ cho mỗi lượt mua.

Trên Facebook, video là hình thức quảng cáo tạo ra nhiều khách hàng nhất.

Tôi có thể đảm bảo với bạn rằng hầu hết các website Thương mại điện tử E-commerce phát triển nhanh nhất nào cũng đều đang sử dụng video.

Ví dụ như KindredBravely chẳng hạn, họ mới thành lập công ty vào năm 2015 và đã hai lần lọt vào danh sách Inc. 5000.

Hình 1: Một vài quảng cáo Facebook

Hình 1: Một vài quảng cáo Facebook

Họ đi từ con số 0 bằng việc sử dụng quảng cáo video trên Facebook để đạt được như ngày hôm nay.

Tất cả các video của họ đều giới thiệu chi tiết sản phẩm cho người xem và cách sử dụng sản phẩm đó như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất.

Và rất nhiều video khác cũng khá đơn giản như vậy. Bạn không cần phải bỏ ra cả trăm triệu để sản xuất một video. Nhưng bạn phải đảm bảo được rằng video mà bạn cung cấp phải giải quyết những điều mà khách hàng thực sự quan tâm.

Bạn có thể tạo ra trải nghiệm thực tế về sản phẩm hoặc dịch vụ thông qua video. Nhiều người không mua sản phẩm vì họ không tin tưởng hoặc không biết đến sự khác biệt của sản phẩm này với các sản phẩm khác.

Nếu nói rằng video là chìa khóa thành công duy nhất để tối ưu việc chạy quảng cáo trên Facebook thì điều này chưa thật sự chính xác. Hình ảnh cũng là một sự lựa chọn lý tưởng, nhưng có một số quy tắc cần phải thực hiện.

# 1: Tránh dùng ảnh có sẵn (ảnh Stock)

Nếu bạn đang bán sản phẩm trực tuyến, bạn không nên sử dụng những bức ảnh có sẵn vì người mua sẽ không tin tưởng vào những hình ảnh này.

# 2: Sử dụng ảnh có độ phân giải cao

Nếu ảnh chụp sản phẩm của bạn quá tối, không đẹp, mờ hoặc quá nhiều ảnh trong đó, nó sẽ không hấp dẫn người xem và đồng thời làm giảm đi doanh thu của bạn.

Vì vậy, những bức ảnh bạn đăng lên cần có độ phân giải cao, sắc nét, rõ ràng và chuyên nghiệp.

Cửa hàng Thương mại điện tử E-commerce của bạn chỉ bán sản phẩm có một không hai. Khách hàng có quyết định mua hàng hay không tùy thuộc vào những gì họ nhìn thấy. Và nếu khách hàng không thích những gì mình THẤY, chắc chắn họ sẽ không mua đâu.

# 3: Sử dụng video có độ phân giải cao

Hình 2: Hình ảnh video chất lượng sắc nét

Hình 2: Hình ảnh video chất lượng sắc nét

Đối với video cũng vậy. Nếu video của bạn không có độ phân giải cao, rõ ràng và chuyên nghiệp thì sẽ không thuyết phục được khách hàng mua sản phẩm.

Bạn không cần phải đầu tư chi phí quá lớn để sản xuất 1 video, nhưng phải đảm bảo tối ưu những thứ đơn giản như ánh sáng, nhạc nền và các clip đa dạng khác nhau về sản phẩm.

# 4: Sử dụng hình ảnh con người kết hợp quảng cáo sản phẩm

Khi video của bạn kết hợp hình ảnh con người và sản phẩm được bán, nó sẽ trở nên hấp dẫn hơn rất nhiều, đồng thời nâng cao trải nghiệm khách hàng. Điều này đặc biệt quan trọng đối với trang thương mại điện tử E-commerce, vì đây là cơ hội để cho mọi người thấy cách sử dụng sản phẩm của bạn như thế nào.

Bạn có thể thuê KOL hoặc sử dụng khách hàng đã sử dụng sản phẩm để quảng cáo cho sản phẩm đó.

Đây chính là bí quyết đầu tiên của MangoAds để tối ưu Quảng cáo. Nói rõ hơn, video là hình thức tốt nhất và nhanh nhất để phát triển doanh nghiệp của bạn. Tuy nhiên, các hình thức truyền thông khác vẫn có thể phát huy hiệu quả với các thông số phù hợp.

Bí quyết số 2: Dữ liệu

Thiếu đi yếu tố này chính là nguyên nhân hơn 70% việc chạy quảng cáo trên Facebook bị thất bại- bởi vì họ không biết tận dụng dữ liệu. Quảng cáo Facebook chính là một cuộc chơi về dữ liệu. Bạn càng có nhiều dữ liệu, thì chi phí bạn cần bỏ ra để thu hút khách hàng của bạn càng thấp.

Từ khi thành lập Agency đến nay, chúng tôi đã làm ra hàng tá các chiến dịch quảng cáo. Chúng tôi đã làm việc với tài khoản hàng tỷ đồng, những tài khoản nhỏ hơn hay tài khoản vừa mới khởi tạo.

Và chúng tôi nhận ra một điều rằng quy mô tài khoản càng lớn thì kết quả thu được cho thấy càng nhiều.

Một số khách hàng mới khởi nghiệp mặc dù có website xuất sắc, video, quảng cáo sáng tạo hơn các doanh nghiệp lâu đời nhưng kết quả thu được vẫn ít hơn. Điều đó có liên quan đến dữ liệu.

Thực tế, với các tài khoản quy mô hơn sẽ có nhiều dữ liệu hơn để tận dụng trong nhiều chiến dịch khác nhau.

Facebook có hơn 2 tỷ người dùng, đây cũng chính là lý do tại sao Facebook là một công cụ quảng cáo mạnh mẽ. Việc này cho phép bạn nhắm mục tiêu người dùng dựa trên dữ liệu của từng tài khoản Facebook.

Bạn có thể nhắm mục tiêu người dùng dựa trên những thứ như độ tuổi, giới tính, sở thích, hành vi, …

Hình 3: Nhắm mục tiêu người dùng dựa vào thông tin trên Facebook

Hình 3: Nhắm mục tiêu người dùng dựa vào thông tin trên Facebook

Ví dụ: nhiều công ty Thương mại điện tử E-commerce nhắm mục tiêu được gọi là “Người mua sắm đã tương tác”.

File “Người mua sắm đã tương tác” này cho phép bạn nhắm mục tiêu những người thường xuyên mua sắm trực tuyến.

Nhắm mục tiêu theo sở thích và hành vi là cách tuyệt vời nhất để chạy quảng cáo cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, chức năng nhắm mục tiêu cơ bản có sẵn trên Facebook không phải lúc nào cũng làm tăng lợi nhuận và doanh thu. Trên thực tế, các doanh nghiệp có dữ liệu tối ưu Quảng cáo Facebook nhưng chỉ sử dụng chúng với tần số rất thấp. Vì vậy, đâu mới là dữ liệu mà người ta sử dụng?

Và đây là bí mật thứ hai để Quảng cáo Facebook.

Lookalike Audiences và Retargeting Audiences.

Lookalike Audiences

Đây là những khách hàng tiềm năng trên Facebook. Bạn có thể đồng bộ danh sách khách hàng sẵn có với Facebook để tìm thấy đối tượng phù hợp.

Bạn thu thập càng nhiều dữ liệu khách hàng, càng giúp Facebook hiểu chính xác khách hàng của bạn là ai và tìm được nhiều hơn những đối tượng giống họ.

Đây là lý do tại sao các công ty khi vừa mới khởi nghiệp thường gặp khó khăn với Quảng cáo Facebook. Bởi vì lúc bắt đầu họ hầu như không có tệp khách hàng sẵn. Họ phải dựa vào việc tự nhắm mục tiêu trên Facebook để tìm kiếm khách hàng.

Sau khi chi tiêu lượng ngân sách lớn, hầu hết họ đều xem xét lại ROI và quyết định không tiếp tục sử dụng Quảng cáo Facebook nữa. Lúc này, họ có xu hướng từ bỏ việc tận dụng tối đa dữ liệu mình thu thập được.

Thế nhưng lại có những công ty Thương mại điện tử E-commerce đang tăng doanh thu từ 0 đến hàng chục tỷ đồng một năm vì họ biết cách lấy dữ liệu từ Facebook để quảng cáo. 

Retargeting.

Hình 4: Đối tượng khách hàng Retargeting

Hình 4: Đối tượng khách hàng Retargeting

Những đối tượng này có tỷ lệ trở thành khách hàng CAO NHẤT trong số bất kỳ đối tượng nào bạn có thể nhắm mục tiêu trong Facebook.

Đây là những người đã truy cập website của bạn, các website mua sắm. Họ cũng có thể đã tương tác với doanh nghiệp của bạn trên Facebook, đó là những người đã click vào bài post, nhấn Like, Share, Comment hoặc xem hơn 3 giây quảng cáo video của bạn.

Có thể thấy rằng, những người đã tương tác với bạn trên phương tiện truyền thông xã hội, có khả năng mua hàng cao hơn những người nhìn thấy quảng cáo sản phẩm của bạn lần đầu tiên.

Vì vậy, càng thúc đẩy lượng truy cập và mức độ tương tác thông qua các chiến dịch chạy quảng cáo trên Facebook của mình, bạn càng tích lũy được nhiều dữ liệu giá trị được dùng cho việc chuyển đổi sau này.

Lưu ý, nếu bạn mới bắt đầu, hãy cố gắng duy trì, vì để thành công trong mảng này đòi hỏi sự kiên nhẫn. Có thể ban đầu, bạn sẽ không thấy ROI cao những nếu tiếp tục kiên trì cho đến khi bạn sở hữu được nhóm người sẽ trở thành đối tượng tiếp thị lại, bạn sẽ thúc đẩy việc mua bán với tỷ lệ cao hơn.

Quảng cáo video plug-in nhỏ thúc đẩy tỷ lệ tương tác và lượng truy cập cao hơn bất kỳ hình thức truyền thông nào khác, điều này cũng sẽ giúp bạn thu hút đối tượng nhắm mục tiêu lại nhanh hơn. Video chính là lối tắt giúp bạn rút ngắn thời gian để tối ưu Quảng cáo.

Nếu bạn đã thành thạo hơn khi sử dụng PPC hoặc Google Ads, thì bạn sẽ có nhiều dữ liệu hơn để có thể sử dụng nó cho việc tối ưu Quảng cáo.

Lookalike Audiences dựa trên lượt mua hàng và Remarketing Audiences lại dựa trên lượng truy cập cũng như mức độ tương tác. Và đấy chính là bí quyết để tận dụng dữ liệu từ quảng cáo Facebook.

Bí quyết số 3: Phễu

Nếu bạn không tạo Phễu tiếp thị khi tối ưu Quảng cáo Facebook chắc chắn sẽ không thể gặt hái được thành công. 

Theo đó, để bán được sản phẩm bạn cần phải thực hiện một vài bước nhằm dẫn dắt một người từ lúc họ nhìn thấy quảng cáo của bạn lần đầu tiên cho đến khi có thể thuyết phục được người đó mua sản phẩm của bạn.

Ví dụ: Bear Mattress, một công ty nằm trong top Inc. 5000 thành lập vào năm 2014 và đã tăng trưởng 13.840% trong vài năm qua.

Hình 5: Tỉ lệ tăng trưởng của công ty Bear Mattress trong vài năm gần đây

Hình 5: Tỉ lệ tăng trưởng của công ty Bear Mattress trong vài năm gần đây

Họ bán những tấm nệm với giá khoảng 1000 đô la.

Vấn đề thứ nhất được đặt ra đó là hầu hết mọi người đều cho rằng tấm nệm đắt kinh khủng khi nhìn thấy giá tiền như thế này. Vấn đề thứ hai đó là phải làm thế nào để có thể xác định đối tượng thực sự cần 1 tấm nệm như vậy trong khi hầu hết mọi người đều đã sở hữu một tấm nệm khác rồi.

MangoAds đã xem một vài mẫu Quảng cáo trên Facebook của công ty Bear Mattress và phát hiện rằng họ đã khéo léo tạo ra vài quảng cáo nâng cao trải nghiệm khách hàng, từ đó thu hút mọi người ngay từ lúc bắt đầu.

Đó chính là video ấy quảng cáo về tác dụng của tấm nệm có thể giúp mọi người tăng khả năng phục hồi cơ bắp, cải thiện hiệu suất và tăng sức chịu đựng khi bạn ngủ.

Bên cạnh đó, video quảng cáo ấy còn link đến một bài đăng trên blog để giúp mọi người tìm hiểu “Bạn ngủ kiểu nào?”.

Vì vậy, ngay cả khi bạn không có ý định tìm mua một tấm nệm, nhưng bạn vẫn sẽ có thể click vào đó vì tò mò bởi vì bạn thực sự muốn biết bạn ngủ kiểu nào?

Hình 6: Phân loại Phễu quảng cáo

Hình 6: Phân loại Phễu quảng cáo

Đầu vào của Phễu 

Mục tiêu của những quảng cáo này là chuyển những đối tượng từ nhận biết sang Lookalike Audiences và Remarketing Audiences.

Bạn không thể bán cho những người mà họ không biết về doanh nghiệp của bạn. Và những loại quảng cáo này không chỉ giúp người xem biết đến doanh nghiệp của bạn mà còn giúp bạn tăng tương tác với khách hàng.

Khi xem xét đầu vào của Phễu quảng cáo, bạn nên đánh giá lưu lượng truy cập, mức độ tương tác và lượt xem chứ không phải doanh số bán hàng. Bạn cần xây dựng phễu của mình với các khách hàng tiềm năng tương tác trước khi bắt đầu nghĩ đến việc bán hàng.

Phần giữa của Phễu 

Mục tiêu của những quảng cáo trong giai đoạn này chính là chuyển đối tượng khách hàng từ tương tác sang quan tâm, từ đó dẫn đến việc mua sản phẩm và dịch vụ của bạn.

Trong giai đoạn này, bạn có thể bắt đầu giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Vì họ đã tương tác với bạn, họ sẽ sẵn sàng lắng nghe những gì bạn nói hơn.

Đây có thể là những người đã xem quảng cáo video trước đây của bạn, đã thực hiện những hành động tương tác như Like, Share, Comment. Do đó,  bạn nên tạo ra những video hấp dẫn để thu hút vào nhóm đối tượng này. 

Đích đến của Phễu quảng cáo

Mục tiêu của giai đoạn này là chuyển mọi người từ quan tâm sang mua hàng.

Với giai đoạn cuối Phễu này, bạn cần tạo ra những quảng cáo có hứng thú để thu hút những người thực sự quan tâm đến việc mua sản phẩm của bạn. Đây là nhóm người đã truy cập vào các trang mua sắm trên website của bạn, thêm hàng vào giỏ hàng mà chưa đi đến quyết định mua hoặc họ còn đang phân vân.

Nếu làm tốt trong giai đoạn này, bạn sẽ nhận được tỷ lệ chuyển đổi cao nhất.

Vì vậy, khả năng tối ưu quảng cáo có hiệu quả hay không sẽ phụ thuộc vào khả năng thu hút mọi người trong từng giai đoạn và tạo dựng sự quan tâm. Sau đó, bạn có thể xác định được dữ liệu liên kết từ những người đang nằm ở giai đoạn đích đến của Phễu quảng cáo của mình.

Kết luận

Hãy cùng tóm tắt bài đăng này một lần nữa nhé. Đây là những bí quyết chạy quảng cáo trên Facebook cho các doanh nghiệp Thương mại điện tử E-commerce.

  • Sáng tạo: Video thúc đẩy tương tác, lượt click và chuyển đổi nhiều nhất so với bất kỳ hình thức truyền thông nào khác. Bạn cũng nên đầu tư cho mình một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, kết hợp với những quảng cáo có sự tương tác giữa sản phẩm và người sử dụng trong đó để có kết quả tối ưu.
  • Dữ liệu: Facebook là một trò chơi dữ liệu thông thường và đơn giản. Bạn càng có nhiều dữ liệu, thì quảng cáo của bạn càng thành công và càng tiết kiệm chi phí để có được khách hàng. Và hãy đảm bảo tận dụng Lookalike Audiences và Retargeting Audiences một cách triệt để nhé, từ đó nhằm giảm đòn bẩy tài chính đến mức thấp nhất có thể.
  • Phễu: Trên Facebook, bạn có thể nhắm đến những mục tiêu chi tiết nhưng không có cách nào quảng cáo đến mọi người dựa trên nhu cầu của họ, chỉ có thể dựa trên sở thích và hành vi của họ khi dùng Facebook. Như đã nói, bạn phải tìm cách thu hút khán giả, nâng cao trải nghiệm khách hàng và xây dựng mối quan tâm của họ đối với sản phẩm của bạn. Bạn có thể áp dụng điều này với cả ba loại quảng cáo Đầu phễu, Giữa phễu và Đích đến của Phễu.

Đây là ba bí quyết mà bạn có thể thực hiện khi chạy quảng cáo trên Facebook cho trang thương mại điện tử. Sử dụng các bí quyết này sẽ cải thiện cơ hội nhận được nhiều doanh số hơn và cải thiện ROI của bạn.

Có thể bạn sẽ phải mất vài lần để tìm ra cách thực hiện phù hợp. Nhưng đừng chỉ vì một nỗ lực ban đầu không thành công, mà từ bỏ một nền tảng để quảng bá hữu hiệu như Facebook nhé.

Hãy nhớ rằng, Facebook là nền tảng trực tuyến lớn nhất trên thế giới, nơi bạn có thể kết nối với thị trường và đối tượng của mình. Nó chắc chắn sẽ mang đến những giá trị đáng giá tương xứng với thời gian và tiền bạc mà bạn đầu tư vào nó.