20 ý tưởng quảng cáo sáng tạo cho Marketer khi “cạn” idea

Posted on
20 ý tưởng quảng cáo sáng tạo cho Marketer khi “cạn” idea

Nếu bạn là một dân Marketer hay dân chuyên hệ “Creative”, chắc chắn bạn luôn tìm kiếm những ý tưởng hay ho để thu hút nhiều khách hàng cho thương hiệu. Nhưng sẽ có lúc chúng ta rơi vào tình trạng “bí ý tưởng” thì làm sao để “sinh ra” idea nổi bật?

Cùng MangoAds điểm qua 20 ý tưởng sáng tạo thu hút và cùng các ví dụ thú vị và dễ áp dụng ở dưới đây nhé!

1. Khai thác thông tin khách hàng qua các câu hỏi tương tác

Hầu hết, ai cũng thích được thể hiện bản thân. Vì vậy, để khách hàng yêu thích thương hiệu, bạn cũng có thể khiến họ thể hiện tính cách và đưa ra thông tin của mình. Khi họ thể hiện chính mình, điều này cho thấy họ thích thú với thương hiệu của bạn.

Dạng bài post tương tác trên Facebook.

Hình 1: Dạng bài post tương tác trên Facebook.

Đặt câu hỏi để khách hàng tự nói về họ là cách hiệu quả nhưng hay bị bỏ qua khi brainstorm ý tưởng. Bạn có thể khiến mọi người tương tác, bày tỏ quan điểm thông qua một số câu hỏi mở có liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bạn như: Bạn thuộc về team nào khi tận hưởng salad tươi ngon với nước xốt?… Từ các câu trả lời của khách hàng, bạn sẽ có được ý tưởng cho các bài viết tiếp theo đó.

2. Hài hước

Sự hài hước tạo nên tiếng cười, được xem là một trong những chất liệu của sáng tạo và nó cũng đảm nhận việc khắc ghi quảng cáo trong tâm trí khách hàng. Bởi vì sự hài hước thường đi kèm với phản ứng ngạc nhiên, nhờ vậy sẽ giúp khách hàng nhớ kỹ hơn về quảng cáo, từ đó sẽ “kéo” khách hàng tập trung vào sản phẩm.

Các quảng cáo sáng tạo thường được dựa trên nền tảng kiến thức phổ thông và những điều hài hước trong cuộc sống đã được chia sẻ.

Ví dụ điển hình: Quảng cáo sữa Vinamilk – Sữa ADM Gold mới – Giúp bé mắt sáng, dáng cao, dồi dào trí nhớ

Quảng cáo sữa Vinamilk ADM Gold với hình ảnh thân thiện và dễ thương, hài hước từ những chú bò sữa

Hình 2: Quảng cáo sữa Vinamilk ADM Gold với hình ảnh thân thiện và dễ thương, hài hước từ những chú bò sữa

3. Chơi chữ

Chơi chữ là một ý tưởng sáng tạo giúp truyền đạt thông điệp một cách ấn tượng, dễ nhớ và thường được sử dụng nhiều. Hơn nữa, tạo ý tưởng từ việc chơi chữ còn giúp quảng bá hình ảnh và thể hiện câu chuyện thương hiệu của mình một cách thú vị hơn.

Ví dụ: Màn chơi chữ thú vị của Durex với từ tránh “Dương” ở thời điểm dịch covid-19 phát triển mạnh vừa thể hiện việc bảo vệ sức khỏe thời kỳ dịch bệnh, vừa truyền tải thông điệp sử dụng bao cao su để bảo vệ bản thân.

Ý tưởng chơi chữ được lồng ghép khéo léo của Durex

Hình 3: Ý tưởng chơi chữ được lồng ghép khéo léo của Durex

4. Đánh lạc hướng

Một ý tưởng độc đáo, thu hút khách hàng là cách đánh lạc hướng hiệu quả nhất. Ý tưởng này thường được dùng trong quảng cáo hiển thị hình ảnh.

Ví dụ: Bảo hiểm nhân thọ Generali dùng hình ảnh gia đình, những “điểm tựa” giúp con người vượt qua mọi thử thách để sống trọn vẹn một đời như ý với thông điệp “Sống như ý”, an tâm khi có Generali.

Sử dụng hình ảnh gia đình để đánh lạc hướng khách hàng

Hình 4: Sử dụng hình ảnh gia đình để đánh lạc hướng khách hàng

5. Sử dụng hình ảnh dễ thương của thú cưng

Hiện nay, một vài quảng cáo có sự hiện diện của các loài thú cưng như: chó, mèo,… để tạo điểm nhấn và tạo cảm xúc cho người xem. Bạn có thể kết hợp chung cùng các hình ảnh thân thuộc, hài hước để làm nổi bật ý tưởng sáng tạo của mình hơn.

Ví dụ: Thương hiệu Pedigree sử dụng hình ảnh cún cưng đáng yêu để giới thiệu sản phẩm thức ăn cho chó mèo

Quảng cáo sáng tạo cùng hình ảnh thú cưng dễ thương của Pedigree

Hình 5: Quảng cáo sáng tạo cùng hình ảnh thú cưng dễ thương của Pedigree

6. Tận dụng các bản nhạc vui nhộn trong video

Những bản nhạc vui nhộn là một cách quảng cáo thông minh và sáng tạo. Chúng sẽ dễ in sâu vào tâm trí khách hàng và khiến họ chú ý đến sản phẩm của bạn hơn.

7. Tương tác với khách hàng

Tạo thử thách là một ý tưởng sáng tạo giúp thu về nhiều lượt tương tác. Bạn có thể thấy các thử thách trên Facebook như: thử thách 10 năm trước, thử thách Tết xưa – Tết nay,… Những hoạt động này sẽ làm người xem thích thú tham gia một cách hào hứng mà bạn không ngờ đến, nó cũng có độ lan tỏa rất rộng nữa đấy.

Ví dụ điển hình: thử thách “Tôi chọn tóc…” nói rằng dù bạn sở hữu kiểu tóc nào, hãy tự tin với sự chọn lựa của mình và luôn chăm sóc tóc.

Thử thách “Tôi chọn tóc…”

Hình 5: Thử thách “Tôi chọn tóc…”

8. Tài trợ City Map

Đây là một ý tưởng quảng cáo cực kỳ hiệu quả dành cho các công ty xe buýt du lịch và chuỗi nhà hàng. Thông thường khi đi du lịch chúng ta sẽ dựa vào những phần mềm chỉ đường miễn phí và tiện dụng. Chúng thường có mặt phần lớn ở các ga xe lửa hoặc nhà hàng.

Các bản đồ thường được đánh dấu bằng điểm thu hút khách du lịch và các địa điểm kinh doanh. Nếu bạn nhận được bản đồ từ một công ty xe buýt, bạn sẽ thấy tất cả các điểm dừng xe buýt đã được đánh dấu. Khách du lịch chắc chắn phải quay lại nhà hàng hoặc tìm đường đến trạm xe buýt khi bị lạc và sử dụng bản đồ để tìm đường đi những nơi khác.

9. Tạo Coupon, khuyến mãi

Giờ đây, bạn có thể tìm thấy các phiếu giảm giá ở khắp mọi nơi, mã khuyến mãi trực tuyến, quảng cáo in trên xe buýt.

Ví dụ rõ nhất chính là “vụ” Momo và Gojek liên kết tạo nên nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn cho người dùng liên kết ví Momo với ứng dụng Gojek. Với thông điệp “Tụi em đang yêu, nên nhiều ưu đãi” được thể hiện hầu hết các con đường lớn, trên Facebook,… để thu hút nhiều người.

Ảnh công khai “mối quan hệ” giữa MoMo và Gojek xuất hiện tại nhiều địa điểm trên Việt Nam

Hình 6: Ảnh công khai “mối quan hệ” giữa MoMo và Gojek xuất hiện tại nhiều địa điểm trên Việt Nam

10. Sử dụng môi trường để làm lợi thế của bạn

Những quảng cáo sáng tạo về môi trường luôn đặc biệt. Chúng không chỉ tốt hơn những bảng quảng cáo nhàm chán mà còn biến một không gian bình thường thành một thứ gì đó vui nhộn hoặc thú vị, gây tò mò và thu hút nhiều khách hàng. Ngoài ra, các quảng cáo hướng đến môi trường sẽ làm người xem có thiện cảm hơn và dễ ghi nhớ hơn.

Ví dụ: Nước Dasani thuộc tập đoàn Coca-Cola đã bắt tay hành động hướng đến môi trường với chiến dịch quảng cáo kêu gọi hành động với mục đích “Sống xanh”, thay đổi môi trường sống từ những thói quen đơn giản. Các hình ảnh quảng cáo thể hiện cách phân loại và tái chế sản phẩm Dasani.

Quảng cáo kêu gọi hành động với xu hướng “Sống xanh” của Dasani

Hình 7: Quảng cáo kêu gọi hành động với xu hướng “Sống xanh” của Dasani

11. Đừng sợ Innuendo

Những lời nói bóng gió, ám chỉ thường khiến mọi người phải nhìn đi nhìn lại và ghi nhớ lâu vào trong não bộ.

Ví dụ như quảng cáo giữa Milo và Ovaltine, ban đầu nhìn vào sẽ thấy như một quảng cáo về giáo dục, nhưng sâu xa là quảng cáo về sữa. Những câu nói “khịa” nhau giữa hai thương hiệu này càng làm người xem ấn tượng với thông điệp của Milo nhấn mạnh vào danh hiệu “nhà vô địch”, còn thông điệp của Ovaltine mang hàm ý: “Không cần tới danh hiệu vô địch, mà quan trọng nhất là con trẻ cảm nhận được trọn vẹn niềm vui”.

Điều đó có liên quan gì đến thương hiệu hoặc sản phẩm của họ hay không? Hầu như không có gì. Nhưng nó sẽ khiến cho khách hàng ấn tượng và đặc biệt là nhớ lâu hơn.

Thông điệp của Milo và Ovaltine tại các tuyến đường lớn

Hình 8: Thông điệp của Milo và Ovaltine tại các tuyến đường lớn

12. Tham khảo văn hóa đại chúng

Một quảng cáo có sự góp mặt của nét văn hóa truyền thống tại một đất nước sẽ làm người ta ấn tượng, ghi nhớ cũng như là cách nhắc lại về những văn hóa đã tồn tại từ xưa nhưng thời hiện đại đã bỏ quên.

Ví dụ: Happy Here là dự án thực hiện để mang lại những hồi ức, kỷ niệm gắn liền với nền văn hóa và tuổi thơ của người Việt Nam. Sản phẩm lô tô của Happy Here được thiết kế từ gạch bông – một hình ảnh gần gũi với mọi người dân Việt.

Sản phẩm lô tô của Happy Here lấy ý tưởng từ văn hóa và tuổi thơ của người Việt Nam

Hình 9: Sản phẩm lô tô của Happy Here lấy ý tưởng từ văn hóa và tuổi thơ của người Việt Nam

13. Không sử dụng quảng cáo hình hộp nhàm chán

Sẽ thật là nhàm chán nếu như bạn phải liên tục nhìn thấy những biển quảng cáo truyền thống có hình chữ nhật ngoài đường cao tốc, trên các góc ngã tư hoặc vòng xoay.

Ví dụ: Quảng cáo của Milo với hình chiếc giày được in 3D nổi bật, ấn tượng cùng thông điệp “Vật cũ mòn làm nên nhà vô địch” trên một bảng quảng cáo màu màu xanh.

Quảng cáo Milo dạng 3D

Hình 10: Quảng cáo Milo dạng 3D

14. Để người khác quảng cáo cho bạn

Đây là một ý tưởng quảng cáo rất dễ thực hiện. Trên thực tế, việc tạo bộ lọc snapchat hoặc in khung Instagram khổng lồ sẽ cho phép mọi người chụp ảnh selfie với thương hiệu của bạn. Nó có thể là bất cứ thứ gì mà mọi người muốn chụp ảnh cùng, chẳng hạn như một tác phẩm nghệ thuật hoặc những sticker đáng yêu, dễ thương.

15. Tạo lưới Instagram

Tạo ra một mạng lưới Instagram là cách để giúp cho khách hàng nhìn thấy được bức tranh lớn hơn. Hiện nay, nhiều thương hiệu đã bắt theo xu hướng này để làm hình ảnh bắt mắt hơn trên Instagram với nhiều mục đích như: công bố sản phẩm mới, thể hiện bộ sưu tập các dòng sản phẩm. Bí quyết để tạo ra quảng cáo này đó là kết hợp nhiều bức tranh riêng lẻ để tạo nên một tổng thể hấp dẫn.

Ví dụ: Sách “Bạn đắt giá bao nhiêu” của Vãn Tình được nhà xuất bản Bloom Books trình bày và thiết kế với lưới instagram theo kiểu xen kẽ màu sắc chủ đạo là trắng và đen.

Newfeed của Bloom Books trên Instagram với thiết kế theo bố cục

Hình 11: Newfeed của Bloom Books trên Instagram với thiết kế theo bố cục

16. Sử dụng nghệ thuật đường phố

Đây là một trong những loại quảng cáo sáng tạo được yêu thích nhất hiện nay. Thường được gọi là “quảng cáo du kích”, nghệ thuật đường phố có thể là bất cứ thứ gì, từ nhãn dán, phấn vẽ đến graffiti. Những quảng cáo nghệ thuật đường phố có thể khiến bạn phải dừng lại trên đường để xem hoặc bạn cũng có thể để cho người khác quảng cáo thay bạn bằng cách chụp những hình vẽ nghệ thuật này và đăng lên mạng xã hội!

Ví dụ: McDonald’s đã biến hóa những vạch kẻ đường màu trắng thông thường thành sắc vàng đặc trưng của mình, tạo cảm giác như những mẩu khoai tây chiên hấp dẫn.

Quảng cáo khoai tây chiên của McDonald's trên các vạch kẻ đi đường. Nguồn: The Drum

Hình 12: Quảng cáo khoai tây chiên của McDonald’s trên các vạch kẻ đi đường. Nguồn: The Drum

17. Đầu tư vào danh thiếp, bộ nhận diện sản phẩm

Danh thiếp và bộ nhận diện của sản phẩm thường được xem như là một cách để quảng cáo cho doanh nghiệp của mình. Có rất nhiều ý tưởng sáng tạo cho danh thiếp tùy thuộc vào nghề nghiệp của bạn là gì. Bạn có thể thử tham khảo một danh thiếp với sự sáng tạo theo xu hướng tinh tế, đơn giản nhưng đồng nhất về màu sắc và thương hiệu.

Quảng cáo với thiết kế danh thiếp và bộ túi đựng sản phẩm đồng nhất cho thương hiệu thời trang N’Rose

Hình 13: Quảng cáo với thiết kế danh thiếp và bộ túi đựng sản phẩm đồng nhất cho thương hiệu thời trang N’Rose

18. Thể hiện khía cạnh nghệ thuật của bạn

Khi bất chợt nhìn thấy một quảng cáo cực kỳ sáng tạo, bạn sẽ ngay lập tức muốn chụp một bức ảnh hoặc lưu về làm hình nền trên điện thoại của mình.

Ví dụ: Baemin là một ứng dụng đặt đồ ăn đã cho ra mắt quảng cáo ấn tượng với hình ảnh “ma mập” để giới thiệu các địa điểm mà ứng dụng này hỗ trợ vận chuyển, giúp người dùng tiện lợi đặt đồ ăn. Quảng cáo này thể hiện sự tò mò của người xem cũng như khía cạnh sáng tạo của Baemin.

Quảng cáo ứng dụng đặt đồ ăn Baemin với hình ảnh ẩn dụ

Hình 14: Quảng cáo ứng dụng đặt đồ ăn Baemin với hình ảnh ẩn dụ

19. Livestream trên Facebook, Instagram

Facebook Live và Instagram đang dần trở nên phổ biến hơn với mọi người dùng. Nguyên do có thể là vì các nền tảng này giúp hướng dẫn cho người dùng cách live stream và cảnh báo họ khi ai đó đang phát trực tiếp. Đó cũng là một cách tuyệt vời để thể hiện văn hóa công ty và phát sóng các sự kiện.

Livestream trên mạng xã hội cũng giúp tăng sự chú ý của người xem

Hình 15: Livestream trên mạng xã hội cũng giúp tăng sự chú ý của người xem

20. Tạo cảm hứng

Quảng cáo tạo động lực cho tất cả mọi người là một ý tưởng rất hay bởi khi đó bạn đã tác động đến cảm nhận và thói quen của người xem, làm họ nhận ra và có thêm động lực để thực hiện một việc gì đó mà họ đã bỏ qua.

Ví dụ điển hình: Closeup mượn những câu chuyện về tình yêu thật với thông điệp truyền tải “Free to love” – “Cứ Yêu Đi, Dù Bạn Là Ai” để cổ vũ quyền tự do yêu vượt lên trên định kiến.

Thông điệp quảng cáo của Closeup với thông điệp cứ yêu đi

Hình 16: Thông điệp quảng cáo của Closeup với thông điệp cứ yêu đi

Với thiết kế theo chủ đề vẽ minh họa với nhiều câu chuyện tình yêu, thương hiệu đã gây ấn tượng mạnh mẽ đến người xem, từ đó mang lại cảm giác cá nhân hóa, đồng cảm và tăng tương tác

Kết

Ý tưởng sáng tạo luôn xung quanh chúng ta, chỉ cần để ý và tạo thêm nhiều trải nghiệm sống cùng việc trau dồi thêm kiến thức mỗi ngày. Hãy lưu lại 20 gợi ý trên mà MangoAds mang đến vào kho ý tưởng của mình để có thể xem lại mỗi khi “cạn ý” trong lúc sáng tạo bạn nhé!